Lãnh đạo Trung – Nhật sẽ tái hiện cú bắt tay “băng giá” tại Indonesia?
Cùng tới Indonesia dự hội nghị thượng đỉnh Á-Phi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc hội đàm bên lề rất được chú ý. Có thể, một lần nữa hai nhà lãnh đạo sẽ tái hiện cú bắt tay “băng giá” hồi năm ngoái.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2014 (Ảnh: NBC)
Thông tin được một quan chức của Tokyo tiết lộ với báo giới. Theo đó cuộc gặp sẽ diễn ra trong ngày 22/4, trong dấu hiệu mới nhất cho thấy sự cải thiện trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng nhiều khúc mắc.
Dù vậy, phát biểu tại hội nghị trước thềm cuộc gặp sắp diễn ra, ông Abe đã cảnh báo các quốc gia hùng mạnh không nên có hành động áp đặt với các nước yếu hơn, một sự ám chỉ rõ ràng đến Trung Quốc. Vị Thủ tướng Nhật cũng bóng gió về sự hối tiếc của Tokyo đối với quá khứ liên quan tới Thế chiến II, mà không đưa ra lời xin lỗi mới.
Ngoài ra, trong sáng 22/4, hàng chục nghị sỹ thuộc cả đảng cầm quyền và đối lập tại Nhật đã tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, nơi thờ binh sỹ Nhật chết trong chiến tranh, trong số này có những tội phạm chiến tranh đã bị kết án bởi phe Đồng Minh.
Hàng năm, sự kiện này vẫn bị Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ.
Video đang HOT
Những bình luận của ông Abe được xem như tạo một bầu không khí ngoại giao không thuận lợi cho cuộc gặp với ông Tập. Nhưng một quan chức Nhật cho biết trước bài phát biểu của ông Abe rằng, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau trong ngày thứ Tư.
Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì về việc này.
“Quốc gia đó (Trung Quốc) đang dịch chuyển sang chính sách mới, trong đó nhấn mạnh hy vọng vào mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng”, Hiroko Maeda, một nhà nghiên cứu tại Viện PHP ở Tokyo cho biết.
Những năm qua, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã bùng lên, do bất đồng liên quan tới quá khứ chiến tranh, cũng như tranh cãi về chủ quyền biển đảo. Ký ức về quá khứ hiếu chiến của Nhật vẫn còn đậm nét tại Trung Quốc, và Bắc Kinh nhiều lần hối thúc Tokyo đối diện với lịch sử.
Dù vậy một cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo trong hôm nay có thể giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị thận trọng, sau khi ông Abe và ông Tập gặp nhau tại Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
Chính tại đây, hai nhà lãnh đạo đã lần đầu tiên bắt tay nhau sau nhiều năm nhậm chức, nhưng với vẻ mặt không chút hồ hởi.
“Chúng ta không bao giờ cho phép việc sử dụng vũ lực một cách không bị kiểm soát của những nước mạnh hơn với những bên yếu hơn”, ông Abe phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung, nơi lãnh đạo châu Á và châu Phi gặp gỡ để phản đối chủ nghĩa thuộc địa.
“Điều các thế hệ đi trước chúng ta rút ra ở Bandung đó là pháp quyền cần bảo vệ phẩm giá của các quốc gia có chủ quyền, dù họ lớn hay nhỏ”, ông Abe khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhà ngoại giao Trung Quốc tại Pháp bị điều tra tội nhận hối lộ
Giới chức Trung Quốc đang điều tra một nhà ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris vì tình nghi nhận hối lộ, hãng thông tấn chính thức Xinhua đưa tin.
Ông Wu Xilinh trong một sự kiện (Ảnh: bccpit)
Theo Xinhua, nhà ngoại giao bị điều tra là ông Wu Xilin, tham tán công sứ về các vấn đề thương mại tại đại sứ quán Paris. Tờ báo không cho biết các thông tin chi tiết.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng. Ông Tập cảnh báo rằng vấn đề tham nhũng có thể đe dọa sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mặc dù vài quan chức cấp cao đã "sa lưới" nhưng các phái đoàn ngoại giao vẫn nằm ngoài chiến dịch này cho tới tận gần đây.
Hồi tháng 1, Bộ ngoại giao Trung Quốc cho hay nhà ngoại giao cấp cao Zhang Kunsheng đã bị bãi chức và bị điều tra vì tình nghi tham nhũng. Ông Zhang là trợ lý Bộ ngoại giao.
Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng vướng vào một vụ bê bối khác hồi năm ngoái, khi đại sứ Trung Quốc tại Iceland đã biến mất bí ẩn, trong khi báo chí của người Trung Quốc ở nước ngoài đưa tin rằng ông này đã bị bắt vì chuyển giao các bí mật cho Nhật Bản.
Chính phủ Trung Quốc cho tới nay vẫn không tiết lộ điều gì đã xảy ra với ông.
Bộ ngoại giao là một trong số ít cơ quan chính phủ của Trung Quốc thường trả lời các câu hỏi của các phóng viên nước ngoài và vì vậy có uy tín, nhưng lại có ít quyền lực hoặc sức ảnh hưởng so với các bộ khác.
An Bình
Theo Dantri
Pakistan và Trung Quốc nâng quan hệ đối tác lên chiến lược toàn diện Ngày 20/4, Pakistan và Trung Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên tầm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức quốc gia Nam Á. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) đón Chủ tịch Trung...