Lãnh đạo Trung – Ấn không gặp mặt vì căng thẳng biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ không có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Hamburg, Đức do những căng thẳng liên quan tới tình hình biên giới giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: AFP)
Theo NDTV, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thành phố Hamburg, Đức vào tối ngày 6/7 và sẽ cùng các nhà lãnh đạo thế giới tham dự các cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20). Tuy nhiên, ông Modi sẽ không có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đức lần này.
Trước đó, một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “bầu không khí hiện tại không phù hợp cho một cuộc gặp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi”, ngụ ý tới tình hình căng thẳng giữa hai nước tại khu vực biên giới.
Đáp lại, phía Ấn Độ cho biết nước này cũng chưa từng lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G20.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa từng đề xuất bất kỳ cuộc gặp nào (với Trung Quốc), vậy liên quan gì đến việc liệu bầu không khí hiện tại có cho phép một cuộc gặp như vậy diễn ra hay không”, quan chức Ấn Độ giấu tên nói với Hindustan Times.
Mặc dù không có cuộc gặp riêng, nhưng Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham gia các cuộc họp chung đa phương bên lề thượng đỉnh G20, trong đó có cuộc họp của nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quân sự ở khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Himalaya được xem là xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong vòng hơn 30 năm qua.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề nghị Ấn Độ nhanh chóng rút quân khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của nước này ở gần khu vực biên giới Sikkim. Trước đó, Ấn Độ đã đưa các binh sĩ tới khu vực này từ đầu tháng 6 để ngăn cản việc Trung Quốc xây dựng một con đường mà New Delhi cho rằng gây ra “mối lo ngại nghiêm trọng về an ninh”.
Liên quan tới vụ việc này, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc binh sĩ Ấn Độ xâm nhập khu vực Donglang của Trung Quốc và cản trở hoạt động xây dựng. Binh lính hai bên sau đó đối đầu gần một thung lũng chiến lược do Trung Quốc kiểm soát, chia tách Ấn Độ và đồng minh thân cận Bhutan.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Đức nói Trump sẽ bị cô lập ở G20 về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Đức nói Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cô lập tại hội nghị G20 vì quan điểm của ông về biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp nhau tại Hamburg, Đức, ngày 6/7. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump có thể đã tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định bảo vệ khí hậu năm 2015 nhưng "rất nhiều quốc gia muốn thực hiện" nó, AFP dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời báo giới trước khi bắt đầu cuộc họp với ông chủ Nhà Trắng hôm 6/7 tại thành phố Hamburg.
Ngăn biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng mà các lãnh đạo thế giới tập trung tại Hamburg, Đức, dự hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 7 và 8/7 chưa tìm được sự đồng thuận.
Các cuộc đàm phán về vấn đề này sẽ "không dễ dàng" đối với Trump, người từng gọi biến đổi khí hậu là "trò lừa của Trung Quốc", theo bà Merkel. Để chuẩn bị cho hội nghị G20, các nhà đàm phán từ 20 cường quốc đã tranh luận suốt nhiều ngày nhằm đưa ra một thông cáo chung.
Nguồn tin hiểu quá trình đàm phán nói văn bản cuối cùng của G20, dự kiến hoàn tất vào sáng 8/7, phản ánh tình thế "19 chọi Mỹ", nhấn mạnh hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là "không thể đảo ngược". Nó tái khẳng định các quốc gia G20 còn lại cam kết với hiệp định Paris và "lưu ý" quyết định của Mỹ.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, sau cuộc gặp Trump - Merkel, nói Mỹ và Đức vẫn "mâu thuẫn đáng kể" trong vấn đề khí hậu và thương mại.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Tổng thống Trump cho rằng Hiệp định Paris, được ký dưới thời Barack Obama, mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ, phá hủy việc làm ở Mỹ. Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định Paris, bị ông mô tả là "tồi tệ".
Như Tâm
Theo VNE
Những vấn đề 'nảy lửa' chờ ông Trump tại G20 Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gặp nhau ngày mai tại Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức. Họ sẽ tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau, và bầu không khí được đánh giá là sẽ khá nóng. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố bà muốn hội nghị tập trung vào các vấn đề quốc tế then...