Lãnh đạo TPHCM có trách nhiệm trong vụ bé 18 tháng bị đánh chết
Trao đổi với báo chí về vụ cháu bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh chết, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn cho rằng, trách nhiệm thuộc về lãnh đạo thành phố.
Bên lề Quốc hội ngày 19/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM – đã trao đổi với báo chí những vấn đề liên quan đến vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh đập dã man dẫn tới cái chết của cháu Đỗ Nhất Long, 18 tháng tuổi, cách đây chưa lâu.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm trả lời báo chí vụ cháu bé 18 tháng tuổi bị bạo hành
Nhận tin cháu bé mới 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh đập dẫn đến cái chết thương tâm, là người đứng đầu HĐND TPHCM, bà cảm thấy thế nào?
Nhận được tin này, điều đầu tiên có thể nói đến là trách nhiệm của mình chưa hoàn thiện cơ sở nuôi dạy trẻ cho con em công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Sự việc đã xảy ra mà mình cũng không thể lường hết được hiện có bao nhiêu cơ sở như vậy.
Tình tiết xung quanh vụ việc đã rõ, người vi phạm bị xử lý là đương nhiên nhưng vấn đề đau lòng nhất là một đứa trẻ mất đi không thể nào lấy lại được. Đó là cái để cho những người lãnh đạo, quản lý cần phải quan tâm hơn đến công tác trông giữ trẻ ở khu công nghiệp và cần phải có sự chấn chỉnh kịp thời.
Không chỉ vụ cháu bé 18 tháng bị đánh chết, trước đây, trên địa bàn TPHCM đã từng xảy ra rất nhiều vụ bạo hành trẻ em. Dường như những quyết tâm của thành phố để xử lý triệt để vấn này chưa nghiêm, thưa bà?
TPHCM đã đưa ra giải pháp nhưng việc thực hiện chưa nghiêm. Nghĩa là lãnh đạo thành phố cũng thấy trước được tình hình khó khăn như vậy chứ không phải ngay tức thì mà tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có được những nhà giữ trẻ ngay. Việc này cần phải có lộ trình để thực hiện. Đối với những cơ sở không thực hiện thì phải xem xét hoàn cảnh cụ thể như các trường học mẫu giáo của thành phố hiện cũng quá tải nhiều nên phải xét toàn diện để thấy đúng thực trạng.
Video đang HOT
Thiếu trường, thiếu lớp dẫn đến trẻ em bị bạo hành khi gửi các trường tư, vậy trách nhiệm lãnh đạo thành phố trong vấn đề này thế nào?
Trách nhiệm của lãnh đạo để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều điều kiện khác nữa. Nhưng đã có nghị quyết thì nó phải đi vào cuộc sống, nếu chưa được thì phải xem xét lại trách nhiệm. Mà trách nhiệm ở đây thuộc về các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền chứ không riêng ở cấp nào.
Đối với các quận, huyện có đông công nhân giờ phải tiến hành rà soát lại các cơ sở nuôi dạy trẻ tại các khu công nghiệp. HĐND thành phố đã rà soát, đã đi giám sát và tất nhiên không thể chấm dứt ngay được tình trạng gửi con em họ cho các gia đình. Bởi đó là nhu cầu chính đáng của nhiều gia đình.
Nhưng điều quan trọng vẫn phải là giáo dục đạo đức xã hội và kiểm tra các cơ sở trông giữ trẻ… cần phải kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, chứ không phải bây giờ khi xảy ra vụ việc lại bấn loạn lên.
Vậy TPHCM sẽ giải quyết vấn đề này thế nào trong thời gian tới?
Trước mắt thành phố đã chỉ đạo các cơ sở giữ trẻ của thành phố phải có sự phối hợp và các chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng với các cơ sở giữ trẻ công lập để tăng giờ làm việc của cô giáo, trông giữ con cái cho công nhân.
Giải pháp cốt lõi vẫn là phải có những cơ sở giữ trẻ ở các khu công nghiệp với đầy đủ các tiêu chí, điều kiện đảm bảo để người công nhân yên tâm khi gửi con cái họ vào đó. Vì xét cho cùng công nhân đi làm cũng là để tạo ra của cải vật chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế cho xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Công nhân chật vật mưu sinh
Thoát ly khỏi đồng ruộng xuống thành phố mưu sinh, những mong có được công việc ổn định, kiếm được chút tiền gửi về quê giúp đỡ bố mẹ, nhưng cuộc sống của những người công nhân (CN) tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội rất khó khăn và bấp bênh.
Lo từng bữa
Mới chớm đông nhưng 6 giờ chiều, trời đã chuyển tối. Các dãy trọ lụp xụp bắt đầu sáng đèn. Trong căn phòng trọ khoảng 12 m2 cũ kỹ, có phần tồi tàn tại làng Nhuế (Đông Anh, Hà Nội), vợ chồng chị Bùi Thị Vân (Thái Nguyên) cũng bắt đầu sửa soạn bữa tối. Bữa cơm tối nay của vợ chồng chị Vân chỉ gồm 2 quả trứng và chút rau mang từ quê xuống. Chị Vân cho biết, ở quê thì cả hai vợ chồng không có việc, chỉ làm ruộng nên xuống làm CN tại KCN Bắc Thăng Long để trang trải cuộc sống nhưng khá chật vật.
Căn phòng tềnh toàng của những người công nhân tại KCN Bắc Thăng Long. Thu Trang
Tổng thu nhập của hai vợ chồng chị hiện nay chỉ được khoảng 7 triệu đồng/tháng, riêng tiền thuê nhà và điện nước đã mất 700.000 đồng/ tháng, gửi về cho ông bà 1 - 2 triệu tiền sữa cho con và gửi thêm chút tiền hỗ trợ ông bà tuổi cao sức yếu, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên hai vợ chồng phải chi tiêu hết sức dè sẻn.
Căn phòng vợ chồng chị Vân thuê nằm trong xóm trọ nhỏ cũ kỹ. Trần nhà là những tấm nhựa lợp đã xỉn màu, lâu ngày nên cong vênh hết lượt, nhìn như chỉ trực đổ xuống bất cứ lúc nào. Trong nhà, tài sản quý nhất là bếp ga đơn nhỏ và chiếc ti vi. Khi hỏi về tình hình của con, chị Vân rơm rớm nước mắt: "Con chưa được 1 tuổi đã phải cai sữa sớm để mẹ đi làm, giờ cháu ở nhà với bà nội. Mạnh khỏe không sao nhưng ốm đau là cả nhà lại lao đao vì tiền không có.
Hai vợ chồng ở dưới này phải căn ke từng bữa ăn, bữa trưa thì ăn ở cơ quan, bữa tối hai người chỉ dám chi tiêu trong khoảng 20.000 - 25.000 đồng", chị Vân nói. Dự định của vợ chồng chị là khi nào con được 3 tuổi sẽ cho xuống ở cùng bố mẹ, nhưng đó cũng chỉ là "mong muốn", bởi nếu với mức lương hiện tại của vợ chồng chị Vân, để chi trả cho việc thuê người trông trẻ hoặc gửi con vào nhà trẻ thì sẽ thật sự khó khăn. "Nhiều khi nhớ con, thương con mà không biết làm thế nào, hi vọng 1 - 2 năm nữa lương của hai vợ chồng tăng lên chút ít thì mới hi vọng đón con xuống được", mắt rơm rớm, chị Vân chia sẻ.
Nhiều trăn trở
Thu nhập thấp, cuộc sống của những người công nhân là chuỗi ngày chắt chiu. Đến phòng trọ của anh Nguyễn Văn Thư (Tuyên Quang) đúng khi 3 bố con anh đang dùng bữa tối, mâm cơm chỉ cơm canh rau và độ dăm miếng thịt với 5 quả trứng cút. Anh Thư cho biết, hai vợ chồng cùng 2 đứa con chi tiêu trong khoảng vài triệu đồng nên phải chắt chiu. Mỗi tháng nguyên tiền nhà trọ, điện nước đã mất gần 1 triệu, còn tiền học cho thằng lớn và sữa cho đứa nhỏ thì hầu như không để ra được đồng nào. Khi nhà có người ốm đau, thêm tiền thuốc men thì thật sự khó khăn.
Cả xóm trọ không khỏi xót xa trước hoàn cảnh nhà anh Thư. Hai vợ chồng đều làm CN theo ca. Thế nên cứ 3 tuần là lại trùng ca làm một lần. Nếu cả hai vợ chồng làm trùng ca thì sẽ không ai trông con nhỏ nên một trong hai người sẽ phải xin đổi ca hoặc nghỉ làm. "Bình thường, mỗi vợ chồng làm một ca nhưng thường mất 1 tiếng giao ca không có ai trông con, phải gửi nhờ mọi người cùng xóm trọ. Nhưng không phải lúc nào cũng có người để gửi. Nhiều khi chạy đôn đáo sang xóm trọ khác gửi con không được nên phải đi làm muộn", anh Thư nói.
Quê xa nên mỗi lần cả 4 người cùng về sẽ rất tốn kém và không được nghỉ nhiều, nên một năm gia đình anh Thư chỉ về thăm bố mẹ được 1 - 2 lần. "Bố mẹ tuổi cao, nhà nông cũng khó khăn nhưng cũng không biết làm thế nào, vì về quê sẽ không có việc. Nhiều khi nghĩ thương vợ, thương bố mẹ nhưng phải chấp nhận", anh Thư cười buồn.
Cùng cảnh ngộ, vợ chồng anh Nguyễn Thế Long (Vĩnh Phúc) cũng không khá giả hơn. Lương cả hai vợ chồng anh mỗi tháng được 8 triệu đồng. Gia đình anh phải dè xẻn mới đủ chi tiêu cho mỗi tháng 1 triệu tiền nhà, tiền học cho con trai 3 tuổi và tiền sữa cho con 2 tháng tuổi. "Lương thấp, giá cả đều tăng nên mỗi lần về quê cố gắng mang đồ xuống để giảm bớt chi tiêu. Có những khi khó khăn, cả nhà 4 người mà chỉ còn 12.000 đồng trong túi, hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau nghẹn ngào, không biết làm thế nào", anh Long nói.
Để cả gia đình được đoàn tụ bên nhau, dù cuộc sống khó khăn, với gia đình anh Long là cả một quá trình cố gắng. Khi vợ chồng anh có con trai đầu lòng, phải gửi ở nhà ông bà trông nom. "Hai vợ chồng cố gắng được ở bên con thêm giây phút nào là quý giây phút ấy, nên cứ hôm nào về quê rồi 4 giờ sáng thứ 2 xuống để đi làm, kể cả những hôm mùa đông mưa gió, rét cắt da thịt. Mỗi lần đi xuống làm là vợ ngồi sau xe nước mắt ngắn dài mà mình đau lòng", anh Long kể lại. Đến khi có con thứ hai, với mức lương để chi tiêu cho gia đình 4 người như vậy sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" rất nhiều nhưng vợ chồng anh quyết tâm cho cả 2 con xuống nhà trọ. "Vợ đang cho con bú mà không được bồi bổ nhiều, nghĩ cũng chạnh lòng nhưng phải cố gắng vượt khó, mong cuộc sống con cái mình sau này đỡ khổ", anh Long chia sẻ.
Theo Quỳnh Như - Thu Trang
Báo Tin tức
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Ba Sáng nay (15.10), tại TPHCM, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra của Đảng. Từ Ngày thành lập Đảng đến nay, trải qua 11 kỳ đại hội Đảng, ngành kiểm tra của Đảng có những bước phát triển về nhiều mặt, đội ngũ cán bộ kiểm tra...