Lãnh đạo TP HCM truy nguyên nhân ngập
“Làm việc tắc trách như thế này là có lỗi với dân lắm các đồng chí ơi”, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín nói khi truy vấn các sở, ngành nguyên nhân xuất hiện nhiều điểm tái ngập mà không đơn vị nào trả lời được.
Cuộc họp bàn về giải pháp chống ngập cấp bách trên địa bàn giữa Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín với các sở, ngành và quận huyện chiều 21/10 “ nóng” hẳn vì tình hình ngập nước nghiêm trọng trong những ngày giữa tháng 10 vừa qua.
“Từ đầu nhiệm kỳ, tính toán vùng trung tâm thành phố còn 58 điểm ngập. Năm 2013, sở ngành báo cáo đã xử lý được 47 điểm. Và chúng ta hứa với nhau đến cuối năm nay và năm sau nữa xóa ngập hoàn tất 11 điểm còn lại. Bây giờ qua đợt mưa vừa rồi thì có bao nhiêu điểm tái ngập, có phát sinh điểm mới nào không?”, ông Tín đặt câu hỏi ngay đầu cuộc họp.
Trong số 47 điểm ngập ở khu trung tâm TP HCM đã được xóa đã có 14 điểm tái ngập. Ảnh: An Nhơn.
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Hoàng Minh cho biết hiện có 14 điểm tái ngập, song không nắm được bao nhiêu điểm ngập mới. Lập tức ông Tín yêu cầu ông Minh ngồi xuống và đề nghị Trung Tâm chống ngập trả lời. Phó giám đốc Trung tâm chống ngập thành phố Nguyễn Hoàng Anh Dũng nói: “Số điểm phát sinh mới là 2.
“Như vậy là 14 điểm tái ngập, 2 điểm ngập mới cộng với 11 điểm cũ chưa xóa xong nữa tổng cộng là 27 điểm”, vị Phó Chủ tịch phụ trách khối giao thông đô thị nói và cho biết thêm rằng ông sẽ đi kiểm tra tính toán con số điểm ngập nói trên.
Video đang HOT
Theo Trung tâm chống ngập, do việc thi công chặn dòng kênh Tân Hóa – Lò Gốm gây 5 điểm ngập, còn 9 điểm ở quận Bình Thạnh do mưa quá lớn, vượt tần suất (hơn 100 mm). “Trước, chúng ta xử lý ngập ở khu vực này bằng biện pháp cấp bách, căn cứ vào lượng mưa trung bình để xử lý. Bây giờ mưa lớn quá nên bị ngập”, ông Dũng nói.
Nghe cách giải thích của ông Dũng, ông Tín ngắt lời: “Vì sao không điện lên ông trời mà hỏi trước để tìm giải pháp mà để ổng mưa bất tử vậy rồi sao mà đỡ được? Hỏi ổng năm nay mưa kiểu gì để chuẩn bị. Nay mưa Bình Thạnh, mai mưa Gò Vấp… vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân để xử lý chứ nói như thế thì vô phương rồi lại đổ thừa nhau?”.
Ông Dũng cho rằng nguyên nhân do trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè chưa hoạt động vì chưa có điện. Lập tức, ông Tín quay sang truy Chủ tịch quận Bình Thạnh thì được trả lời rằng “do vướng một hộ dân chưa giải tỏa được nên chưa thể bàn giao mặt bằng cho điện lực”.
“Không lẽ chỉ vì một hộ dân mà làm ngập bao nhiêu tuyến đường rồi ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ khác hay sao?”, ông Tín hỏi.
Chủ tịch quận Bình Thạnh cho biết trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè chỉ có tác dụng khi mưa kết hợp với triều cường cùng lúc nhưng hôm mưa lớn (ngày 16/9), vũ lượng hơn 100 mm trong một tiếng, các tuyến đường ở quận Bình Thạnh đều ngập nhưng ở các kênh rất thấp, hệ thống cống không thoát kịp nước trên đường.
“Như vậy nguyên nhân không phải do trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ông Dũng nói tôi nghe xem, nguyên nhân là gì?”, ông Tín tiếp tục truy Trung tâm chống ngập.
Không trả lời trực tiếp câu hỏi của lãnh đạo thành phố, ông Dũng cho rằng đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) cũng vừa mới xây hệ thống cống xong nhưng cũng bị ngập. Ông Tín truy: “Vậy nguyên nhân vì sao mà vừa đầu tư xong đã ngập?”. Tuy nhiên, ông Dũng im lặng.
“Các đồng chí ơi, làm việc như thế này tắc trách lắm, có lỗi với dân lắm. Tiền của nhà nước bỏ ra mà giờ báo cáo mấy ông nói vậy, không ông nào nắm được nguyên nhân vì sao ngập thì làm sao mà đi tìm giải pháp?”, ông Tín gay gắt.
Lúc này, lãnh đạo Trung tâm chống ngập tiếp tục cho biết nguyên nhân chính là do hầu hết các tuyến cống tại thành phố đều được thiết kế theo tiêu chuẩn của quy hoạch 752 năm 2001 (khi lượng mưa trên 75-85 mm sẽ không kịp thoát), không còn phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo ông Tín, nếu đặt vấn đề hệ thống cống thoát nước thành phố đầu tư theo tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch 752 không còn phù hợp thì rất nguy hiểm. Đây là việc rất quan trọng bởi hàng trăm km cống đã xây dựng xong, không thể tháo lên hết để làm lại. Vì vậy cần phải có điều tra, thẩm định nghiêm túc không thể vội vàng kết luận như vậy.
Kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở GTVT, Trung tâm chống ngập trong vòng 10 ngày tới phải báo cáo với UBND thành phố giải pháp chống ngập cấp bách đối với 14 điểm tái ngập, 2 điểm phát sinh mới và 11 điểm chưa giải quyết. Riêng Sở GTVT cần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia để tìm biện pháp chống ngập.
Ông Tín cũng cho biết, trước mắt thành phố sẽ làm 4 hồ điều tiết gồm hồ Khánh Hội (quận 4), Thủ Thiêm, hồ chứa nước kênh Ba Bò (Thủ Đức) và hồ ở Bình Chánh. Ngoài ra, vị Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan chống ngập bổ sung thêm máy bơm túc trực tại các điểm ngập để tăng cường bơm thoát nước. Lộ trình đến năm 2015 phải xử lý dứt điểm 27 điểm ngập này.
Trung Sơn
Theo VNE
Người Nhật ngáp khắp mọi nơi!
Chính phủ Nhật Bản đang rất lo ngại trước tình trạng khoảng 40% số người lao động ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày. Điều này dẫn đến hiện tượng họ mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và ngáp khắp mọi nơi, trên đường phố, trong tàu điện ngầm, trên các giảng đường, trong hội nghị ...
Ảnh minh họa
Ngoài việc gây các chứng bệnh ngái ngủ, trầm cảm, hay các bệnh dạ dày, tình trạng thiếu ngủ, ngáp thường xuyên nêu trên còn ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản, khiến năng suất lao động ngày càng giảm sút. Hiện Nhật Bản đã tụt xuống vị trí 18 trong số 30 nước thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ngày làm việc ở Nhật Bản ngày càng kéo dài, trong khi về khuya lại có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Tại Tokyo, khoảng 20% công chức mỗi tuần ít nhất một ngày kết thúc công việc sau 22h. Sau giờ đó, đa số họ vẫn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hoặc đi mua sắm. Tại Nhật Bản, các siêu thị mở cửa suốt đêm, nhiều câu lạc bộ thể thao hoạt động 24/24, chưa kể các quán bar, cà phê, karaoke và hộp đêm luôn mở cửa đón khách bất kể thời gian. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là một trong những dân tộc có thói quen xem truyền hình nhiều nhất trên thế giới, trung bình một người trung niên Nhật Bản ngồi trước màn ảnh nhỏ hơn 5 giờ/ngày. Bên cạnh đó, việc nói chuyện qua điện thoại, thư điện tử, truy cập Internet cũng là nguyên nhân gây mất ngủ trong đông đảo người Nhật Bản.
Theo TTXVN, Chính phủ Nhật Bản hy vọng có thể sớm khắc phục được tình trạng này để người Nhật Bản biết coi trọng giấc ngủ. Mới đây, Nhật Bản đã triển khai chiến dịch y tế trong cả nước mang tên "Sức khỏe Nhật Bản trong thế kỷ 21" với khẩu hiệu chính là "Hãy ngủ đủ giấc".
Theo Datviet
5 điều kì lạ về cơ thể con người Có những điều kì lạ về cơ thể con người đã được khoa học giải thích. Nhưng cũng có không ít điều bí ẩn ở cơ thể con người mà khoa học không thể giải thích được. Tại sao chúng ta ngủ? Những giấc mơ và những kỷ niệm là gì? Não làm việc như thế nào?... Rất nhiều những câu hỏi như...