Lãnh đạo tối cao Iran phủ nhận hợp tác với Mỹ hỗ trợ Iraq
Lãnh đạo tối cao Iran hôm Chủ nhật (22/6) đã lên án sự can thiệp của Mỹ tại Iraq, trong khi chính phủ nước này lại muốn bắt tay Mỹ hỗ trợ quân đội Baghdad chống lại quân nổi dậy.
Hãng tin Reuters cho biết, Lãnh đạo tối cao Iran đã cáo buộc Washington muốn tìm cách kiểm soát Iraq khi quân nổi dậy Sunni đang tiến về Baghdad từ biên giới Syria và các vùng khác ở phía bắc và phía tây.
Lính quân đội Iraq đang chiến đấu tại khu vực nằm giữa tỉnh Karbala và tỉnh Anbar, ngày 16/6/2014.
Tuyên bố của ông Ayatollah Ali Khamenei được cho là tiếng nói rõ ràng nhất của phe đối lập đối với kế hoạch gửi 300 cố vấn quân sự tới Iraq của Mỹ. Kế hoạch này được Mỹ tiến hành nhằm đáp ứng lời yêu cầu khẩn cấp từ chính phủ Iraq.
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Khamenei cũng đã đi ngược lại những suy đoán rằng kẻ thù cũ của Mỹ – Tehran và Washington có thể hợp tác để bảo vệ đồng minh chung Baghdad.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối Mỹ can thiệp vào Iraq”, hãng tin IRNA trích dẫn lời ông Khamenei cho biết, “Chúng tôi không chấp nhận điều đó khi chúng tôi tin rằng chính phủ Iraq, quốc gia và các tôn giáo có khả năng kết thúc cuộc bạo loạn”.
Trong khi đó, chính phủ Iran và Mỹ có vẻ mở cửa cho sự hợp tác chống lại Al Qaeda, cụ thể là nhánh Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông ( ISIL). ISIL đang chiến đấu chống lại cùng một lúc 2 lực lượng mà Mỹ đang hỗ trợ: chính phủ do người Shiite lãnh đạo của Iraq và Tổng thống được Iran hỗ trợ của Syria.
“Chính quyền Mỹ đang cố gắng miêu tả điều này như là một cuộc chiến tranh bè phái. Nhưng những gì đang xảy ra ở Iraq không phải là một cuộc chiến tranh giữa người Shiite và người Sunni”, ông Khamenei, người có tiếng nói cuối cùng trong Hội đồng giáo sĩ Shiite của nước Cộng hòa Hồi giáo này cho biết.
Ông cũng cáo buộc Washington sử dụng người Hồi giáo Sunni và những người trung thành với cố lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, ông nói thêm: “Mỹ đang muốn đưa Iraq về dưới quyền bá chủ của mình và cai trị bởi những kẻ bù nhìn”.
Tehran và Washington đã bị sốc khi cuộc tấn công của ISIL diễn ra nhanh như chớp, chiếm giữ phần lớn miền bắc và miền tây Iraq kể từ hôm 10/6, trong đó có thành phố lớn nhất phía bắc Mosul.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Cộng hoà nhân dân Donetsk chuyển sang dùng luật pháp Nga
Lãnh đạo Denis Pushilin của hội đồng chủ tịch tối cao cộng hoà nhân dân Donetsk cho biết Cộng hoà nhân dân tự phong ở miền Đông Ukraine này đã bắt đầu chuyển sang dùng luật pháp của Nga vào hôm 26/5.
"Ngày hôm nay, chúng tôi đã quyết định sẽ bắt đầu chuyển sang dùng luật pháp của Nga", ông Denis Pushilin phát biểu gần toà nhà chính phủ hôm 26/5 và cho biết thêm rằng tất cả các bộ ngành của cộng hoà nhân dân đã đi vào hoạt động.
Lãnh đạo Denis Pushilin của hội đồng chủ tịch tối cao cộng hoà nhân dân Donetsk
Vùng Donetsk và Lugansk đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5 để hỏi ý kiến người dân về việc li khai thành một quốc gia độc lập. Sau khi phần lớn ủng hộ việc thành lập một nhà nước mới, lãnh đạo Pushilin của Donetsk đã thỉnh cầu Nga chấp nhận vùng này như một phần lãnh thổ.
Chính phủ Ukraine cũng vừa tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25/5 vừa qua. Tỉ phú, chính trị gia Pyotr Poroshenko đã dẫn đầu trong cuộc chạy đua với 54.24% số phiếu ủng hộ, bỏ xa người về thứ 2 chỉ nhận được hơn 13% số phiếu bầu, theo số liệu của hội đồng trung tâm bầu cử Ukraine.
Trong khi đó, chỉ có 20% điểm bỏ phiếu được mở cửa ở hai vùng Donetsk và Lugansk trong cuộc bầu cử ngày 25/5, người đứng đầu hội đồng quốc hội NATO, bà Tana de Zulueta cho biết trong một cuộc họp báo vào hôm 26/5.
Bà cũng cho biết rằng việc bỏ phiếu đã không được diễn ra ở 10 trong tổng số 22 quận vùng Donetsk và 14 trong tổng số 23 quận ở vùng Lugansk. Chỉ có 800 trên 3.908 điểm bỏ phiếu được mở cửa và số người dân đi bỏ phiếu ở hai vùng này cũng thấp hơn hẳn so vơi con số trung bình của cả nước.
Theo ANTD
Căng thẳng Ukraina: Cộng hòa Nhân dân Donetsk chuyển sang luật pháp của Nga Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã bắt đầu chuyển sang luật pháp của Nga, Chủ tịch Hội đồng tối cao DPR, ông Denis Pushilin hôm thứ hai (26.5) cho hay. "Hôm nay, chúng tôi đã quyết định chuyển đổi sang luật pháp của Nga", ông Pushilin phát biểu trong buổi nói chuyện gần tòa nhà chính phủ (trụ sở...