Lãnh đạo thôn dỡ đình bán gỗ sưa xin lỗi người dân
Bí thư Chi bộ và trưởng thôn Cựu Quán, nơi có mái đình bị dỡ để lấy gỗ sưa bán, đã thừa nhận sai phạm quy chế dân chủ và xin dân thứ lỗi trong cuộc họp hôm nay.
Ngày 7/3, hàng trăm người dân thôn Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) cùng lãnh đạo thôn, xã họp bàn giải quyết việc tháo dỡ đình bán gỗ sưa.
Ông Nguyễn Phú Ngà (Bí thư Chi bộ thôn) và ông Nguyễn Phú Lực (Trưởng thôn) đã đứng dậy thừa nhận sai phạm và xin người dân thứ lỗi. Cả hai đều cho rằng, mình suy nghĩ nông cạn, muốn làm lợi cho dân, cho đình làng Cựu Quán, muốn mở rộng đình mà bị một số người dụ dỗ tham gia vụ tháo dỡ đình để bán gỗ sưa.
“Toàn dân không có chủ trương mở rộng khuôn viên đình. 6 người tham gia vụ dỡ mái đình bán gỗ đã mạo danh tổ chức, mạo danh cán bộ, nhân dân làm sai quy chế, phá hoại đình làng”, một người dân nói.
Sáng 7/3, lãnh đạo xã Đức Thượng, thôn Cựu Quán đã họp cùng nhân dân để giải quyết vụ tháo dỡ mái đình bán gỗ sưa. Ảnh: Phạm An.
Sư Diệu Bản – người mua gỗ được tháo từ mái đình cũng bị lên án là “tiếp tay cho hành vi tội lỗi”, “môi giới buôn bán gỗ của đình”. Người dân đề nghị nhà sư và các cá nhân tham gia vụ mua bán phải trả lại gỗ sưa cho đình làng; đồng thời phải đuổi nhà sư ra khỏi chùa.
Trước đó, ngày 6/3 sư Diệu Bản trụ trì chùa Nội An (còn gọi là Đình Quán) đã làm đơn xin trả lại chùa với lý do, vài ngày gần đây xảy ra một số sự việc hiểu lầm. Một số người dân “dùng lời xúc phạm khiến nhà sư nhận thấy nhân duyên với chùa và nhân dân Cựu Quán đã hết”.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, cán bộ và người dân thôn Cựu Quán đã nhất trí thay mới ông từ và ban Khánh tiết đình làng; lập ban kiểm kê tài sản của đình, chùa, mọi việc sửa chữa, tác động đến cấu kiện, đồ thờ trong đình, chùa phải được người dân thông qua và công khai tài chính. Việc lợp tạm lại mái đình để bảo vệ ngựa và đồ thờ tự cũng được bàn bạc thống nhất.
Buổi họp tuy công khai giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tháo mái đình bán gỗ sưa nhưng theo một số người dân còn “chung chung”, “chưa nêu triệt để vấn đề”. Một số người bức xúc vì “bị an ninh giằng micro” không cho phát biểu ý kiến. Ông Nguyễn Ích Thìn, Phó chủ tịch HĐND xã Đức Thượng chủ trì buổi họp cũng chỉ đạo lực lượng an ninh ngăn cản các phóng viên tham gia với lý do, đây là cuộc họp trong nội bộ dân, phóng viên sẽ được tiếp ở UBND xã.
Để bảo vệ ông ngựa và đồ thờ trong đình Cựu Quán, nhân dân đã thống nhất lợp tạm mái và yêu cầu những người tham gia vụ mua bán trả lại gỗ sưa cho đình làng.
Sự việc ở đình Cựu Quán đã được công an huyện tiếp nhận hồ sơ thụ lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng có văn bản đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với UBND xã Đức Thượng khẩn trương kiểm tra, chấn chỉnh ngay các sai phạm và báo cáo UBND thành phố bằng văn bản kết quả đã giải quyết vụ việc trước ngày 15/3.
Theo báo cáo ban đầu của Công an xã, trong số 1,2 tỷ bán gỗ sưa, 700 triệu đồng đã được gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hoài Đức, còn 500 triệu đồng được chi mua ruộng gần chùa và mua gỗ sửa lại mái vảy của Đình Quán. Công an đã thu giữ một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng và đang tiếp tục điều tra làm rõ động cơ, mục đích của việc bán gỗ.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách cho biết, vụ tháo dỡ mái đình Cựu Quán bán gỗ sưa không chỉ vi phạm pháp luật mà còn xâm phạm nơi thờ tự, chốn linh thiêng, trung tâm tinh thần, nơi hội tụ những giá trị văn hóa quý báu của cả cộng đồng. Đình Cựu Quán do chưa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa nên không thể áp dụng các quy định về bảo vệ di sản văn hóa đối với trường hợp này. Việc xác định trách nhiệm hình sự nếu có cũng sẽ phải cần nhiều thông tin và dữ liệu khác mới có thể đưa ra một tội danh chính xác nếu có. Tuy nhiên, nếu việc tháo và bán kèo đình nhằm tu bổ, mở rộng đình thì hành vi đó sẽ có dấu hiệu của “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (Điều 143 BLHS). Trong trường hợp, việc bán kèo gỗ sưa là nhằm tư lợi, chiếm đoạt số tiền thì hành vi này có dấu hiệu của “Tội trộm cắp tài sản” (Điều 138 BLHS). Tuy nhiên, việc xác định chính xác trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan sẽ phụ thuộc vào diễn biến cụ thể của sự việc, cũng như kết quả điều tra, xác minh của cơ quan chức năng. Chỉ khi toàn bộ sự thật khách quan của sự việc được làm sáng tỏ, chúng ta mới có thể có những kết luận chính xác nhất. Luật sư Bách cho rằng, những người tham gia việc tháo dỡ, mua bán gỗ sưa ở mái đình không phải không hiểu luật, mà là cố tình vi phạm. Họ đã tự quyết định (tự lập biên bản với nhau) và thực hiện mà không thống báo công khai cho người dân trong thôn được biết. Tiếp đó, là vị sư trụ trì mua gỗ sưa để làm gì, tại sao vị sư này lại bỏ ra một số tiền lớn như vây để mua gỗ sưa? Điều đó chứng tỏ sự việc này còn nhiều uẩn khúc và ghi vấn mà các cơ quan chức năng cần làm rõ. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ các di tích, để tránh lập lại các sự việc đáng tiếc như vậy.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Dỡ đình cổ lấy gỗ sưa đem bán: Lộ mặt người mua gỗ
Việc tháo dỡ gỗ ở đình Cựu Quán (Hoài Đức, Hà Nội) là do ban khánh tiết tự ý thực hiện chứ chưa có dự án tu sửa nào được phê duyệt ở đình này.
Đình Cựu Quán
Theo thông tin từ CA Xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), 4 thanh gỗ sưa trị giá 1.2 tỷ đồng đã được bán cho trụ trì chùa Cựu Quán.
Ông Trương Văn Thao, Trương công an xa Đưc Thương xac nhân 4 thanh gô sưa co khôi lương 127,5 kg đươc ban cho tru tri chua Cưu Quan vơi giá 10 triệu đồng/kg.
"Bươc đâu, vi tru tri nay thưa nhân la mua gô sưa đê lam ky niêm, nhưng không ro la đa chuyên gô sưa đi đâu, hiên tai vi sư nay cung không co măt ơ chua. Chung tôi đang phôi hơp vơi Công an huyên Hoai Đưc đê lam ro", ông Thảo cho biết.
Trước đó, người dân xã Đức Thượng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội rất bức xúc vì ngôi đình Cựu Quán bị dỡ 4 tấm gỗ sưa mà không được sự đồng thuận của người dân.
Bà Nguyên Thi Trong, một người dân ở thôn Cựu Quán cho biết bà là ngươi chưng kiên đâu đuôi vu viêc. Vào tối ngày 2/3, bà nhận được một cú điện thoại thông báo có người đang vác trộm gỗ sưa đi. Bà cùng với một người ở thôn vội vàng chạy đến. Khi đến nơi đã thấy mái đình của làng bị tự động dỡ xuống.
Đình được che tạm bằng tấm bạt sau khi 4 thanh gỗ sưa bị dỡ
Trước thái độ bức xúc và phản đối gay gắt của người dân địa phương, đại diện Ban quản lý đình Cựu Quán cho biết số tiền bán gỗ cũng chỉ nhằm thực hiện dự án tu bổ, sửa chữa lại đình và để mua đất ruộng cạnh đình nhằm mở rộng thêm khuôn viên di tích.
Tuy nhiên, ông Trương Minh Tiến, PGĐ Sở VH TT&DL Hà Nội cho biết, Hà Nội chưa có dự án tu bổ đình Cựu Quán. "Đình Cựu Quán đã từng chuẩn bị hồ sơ để xếp hạng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hoàn tất vì một vài phản đối của người dân mà chưa rõ lý do gì. Dù vậy đình Cựu Quán vẫn nằm trong danh mục kiểm kê để bảo vệ và nó vẫn phải tuân theo luật di sản", ông Tiến nói.
Ông Tiến cho biết, hiện Sở đã điều cán bộ về đình Cựu Quán để xem xét tình hình. Mọi hành vi sai quy định của pháp luật sẽ được xử lý nghiêm.
Theo Xahoi
Dỡ đình bán gỗ sưa: Dân đòi trả lại nguyên trạng Mấy ngày nay, người dân xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) rất bức xúc trước việc mái đình của thôn Cựu Quán bị dỡ lấy gỗ sưa đem bán được 1,2 tỉ đồng. Người dân cũng yêu cầu trả lại nguyên trạng mái đình. Như đã đưa tin, vào khoảng 18h tối ngày 2/3, nhiều người dân phát hiện một phần...