Lãnh đạo thế giới tuyên thệ nhậm chức như thế nào?
Lời tuyên thệ thường được quy định trong Hiến pháp. – Nội dung lời tuyên thệ thường được quy định trong Hiến pháp.
Ngày 31-3, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ Chủ tịch Quốc hội nói lời tuyên thệ nhậm chức đầu tiên, hành động gây nhiều xúc động cho người dân Việt Nam. Nhân sự kiện này, chúng tôi giới thiệu một số quy định về lễ tuyên thệ của các lãnh đạo thế giới.
Đặt tay lên Kinh thánh, tuyên thệ trước dân
Tại Mỹ, lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống Mỹ diễn ra cùng lúc, tổ chức tại Nhà Trắng trước sự chứng kiến của các quan chức và hàng trăm ngàn dân chúng. Các tổng thống Mỹ thường đặt tay trái lên quyển Kinh thánh và tay phải giơ cao ngang đầu trong khi nói lời tuyên thệ.
Phó tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức trước. Lời tuyên thệ của phó tổng thống Mỹ không được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên các phó tổng thống thường có lời tuyên thệ mang nội dung “Tôi xin thề ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ chống lại tất cả mọi kẻ thù, cả trong và ngoài nước; tôi sẽ tin tưởng và trung thành với Hiến pháp Mỹ; tôi tự nguyện nhận bổn phận này không có bất kỳ sự do dự hay trốn tránh nào; tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Xin Chúa giúp tôi.”
Tiếp đó sẽ là lời tuyên thệ của tổng thống Mỹ. Nội dung lời tuyên thệ của tổng thống Mỹ được quy định rõ trong Hiến pháp Mỹ: “Tôi xin thề thực hiện trung thực nhiệm vụ Tổng thống Mỹ và sẽ làm hết sức mình để gìn giữ, che chở và bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ. Xin Chúa giúp tôi.”
Tổng thống Mỹ Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai năm 2013. (Ảnh: CNN)
Sau đó, tân tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu trước người dân. Độ dài bài phát biểu tùy theo từng tổng thống. Bài phát biểu của Tổng thống George Washington khi nhậm chức năm 1973 siêu ngắn với chỉ 135 từ. Bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống William Henry Harris năm 1841 dài “kỷ lục”, kéo dài tới 90 phút trong thời tiết giá lạnh. Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama lúc nhậm chức nhiệm kỳ hai năm 2013 kéo dài 20 phút.
Sau bài phát biểu, tổng thống sẽ tham gia đoàn diễu hành ở thủ đô. Vì phát biểu quá dài cộng với tham gia diễu hành trong thời tiết lạnh giá, Tổng thống Harris đã bị viêm phổi và qua đời chỉ một tháng sau khi nhậm chức.
Video đang HOT
Đặt tay lên Hiến pháp
Nếu như tổng thống Mỹ đặt tay trái lên Kinh thánh trong lễ tuyên thệ nhậm chức thì tổng thống Nga đặt tay phải lên quyển Hiến pháp Liên bang Nga và đọc lời tuyên thệ.
“Tôi xin thề sẽ sử dụng quyền tổng thống liên bang Nga để tôn trọng và bảo vệ quyền và tự do của công dân; để tôn trọng và gìn giữ Hiến pháp Liên bang Nga; để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ; để trung thành phục vụ người dân.” Tổng thống mới sẽ có bài phát biểu sau đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức năm 2012. (Ảnh: REUTERS)
Tuy nhiên cũng có trường hợp có tổng thống Nga nói một phiên bản tuyên thệ khác. Đó là trường hợp Tổng thống Boris Yeltsin năm 1991 và Tổng thống Alexander Rutskoy năm 1993.
“Tôi xin thề sẽ sử dụng quyền Tổng thống Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga để giám sát thực hiện Hiến pháp và luật pháp Liên bang Nga; để bảo vệ chủ quyền, tôn trọng và bảo vệ quyền và tự do của công dân, hoàn thành một cách tận tình các nhiệm vụ nhân dân giao phó.”
Không tuyên thệ, chỉ phát biểu
Lễ nhậm chức của tổng thống Pháp luôn diễn ra ở điện Élysée. Tân tổng thống sẽ được tổng thống hết nhiệm kỳ dẫn tay vào điện Élysée. Tân tổng thống sẽ được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một nghi thức công nhân là tổng thống Pháp. Tổng thống Pháp không tuyên thệ mà sẽ có bài phát biểu nhậm chức luôn.
Lễ nhậm chức của tổng thống Pháp luôn diễn ra ở điện Élysée.
Toàn bộ nghị sĩ Úc đều phải tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp. Lời tuyên thệ cũng nằm trong Hiến pháp “Tôi xin thề sẽ trung thành và thực hiện bổn phận với Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, những người thừa kế và kế vị theo luật pháp. Xin Chúa giúp tôi.”
Thủ tướng, Bộ trưởng Úc cũng đều tuyên thệ nhậm chức. “Tôi xin thề sẽ phục vụ tận tình người dân Úc và trung thành, thực hiện bổn phận mình với Nữ hoàng Elizabeth. Xin Chúa giúp tôi.”
Tuyên thệ bằng ba ngôn ngữ
Tại Bỉ, nhà vua Bỉ sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Bỉ. Nhà vua Bỉ phải nói lời tuyên thệ bằng ba ngôn ngữ được sử dụng ở Bỉ là Hà Lan, Pháp, Đức. Nội dung lời tuyên thệ được quy định trong Hiến pháp “Tôi xin thề sẽ tuân thủ Hiến pháp và luật pháp của người dân Bỉ, giữ gìn sự độc lập và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.” Nhà vua sẽ có bài phát biểu sau đó.
Vua Bỉ Philippe tuyên thệ nhậm chức bằng ba thứ tiếng, năm 2013. (Ảnh: THE TIMES)
Thủ tướng, các bộ trưởng và các lãnh đạo ba cộng đồng người nói ba ngôn ngữ của Bỉ tuyên thệ nhậm chức trước nhà vua Bỉ. Họ có thể chọn nói lời tuyên thệ bằng một trong ba ngôn ngữ. “Tôi xin thề trung thành với nhà vua, tuân thủ Hiến pháp và luật pháp của người dân Bỉ.”
Tại Brazil, thủ tướng tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của tổng thống. “Tôi xin hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp, tuân thủ luật pháp, thúc đẩy sự thịnh vượng cho người dân, giữ gìn tính toàn vẹn và độc lập cho Brazil.”
Thành phần tham gia lễ nhậm chức của tổng thống Philippines chỉ gói gọn trong Quốc hội, chính phủ. Người dân không được tham dự.
Lời tuyên thệ của tổng thống Philippines cũng được quy định trong Hiến pháp, có nội dung “Tôi xin thề trước mọi người là tôi sẽ thực hiện chu đáo và mọi nhiệm vụ của tổng thống Philippines, gìn giữ và bảo vệ Hiến pháp Philippines, thi hành luật pháp Philippines, thực hiện công bằng cho mọi người, hiến dâng bản thân để phục vụ đất nước. Xin Chúa giúp tôi.”
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Hành động của Trung Quốc đe dọa ổn định khu vực
Trong một bài phát biểu tại Nhật Bản cuối tuần qua, cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott cho rằng, hành động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông đang đe dọa an ninh và ổn định của khu vực.
Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott
Ông Abbott chỉ rõ: "Việc cải tạo các rạn san hô thành đảo nhân tạo gây tổn thất môi trường, củng cố lãnh thổ đang tranh chấp, hạn chế tự do hàng hải, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định - những yếu tố gắn với sự phồn vinh của khu vực trong 18 tháng qua". Vị cựu Thủ tướng Australia cũng cho hay, nước này đang tăng cường tuần tra hàng hải, hàng không ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông và kêu gọi mọi tranh chấp cần giải quyết hòa bình, phù hợp với luật phát quốc tế.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan ngày 27-2 khẳng định, nước này sẽ nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Phát biểu này được đưa ra khi ông Balakrishnan trả lời phỏng vấn sau Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Lào. Đây là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên từ khi Cộng đồng ASEAN thành lập ngày 31-12-2015. Những diễn biến ở khu vực Biển Đông là một trong những chủ đề nóng được thảo luận.
Tại hội nghị, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình tại vùng biển tranh chấp. Theo ông Balakrishnan, trên thực tế, các nước thành viên ASEAN đều được khuyến khích tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế để giải quyết xung đột và khác biệt bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng quy định pháp lý và ngoại giao. Ông Balakrishnan cho biết, ông sẽ đưa vấn đề thúc đẩy COC ra thảo luận trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga tiếp tục vi phạm không phận Trong bài phát biểu tại Ankara vào hôm 24-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa tiếp tục cáo buộc Nga đã vi phạm không phận và nhận định rằng, thỏa thuận ngừng bắn Syria do Nga và Mỹ lập nên sẽ chỉ có lợi cho Tổng thống Bashar Assad. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc Nga tiếp...