Lãnh đạo thế giới kêu gọi lập hiệp ước đối phó đại dịch
24 lãnh đạo thế giới cùng Tổng giám đốc WHO Tedros kêu gọi lập hiệp ước toàn cầu về đại dịch để đề phòng tình huống như Covid-19 lặp lại.
Trong bài viết chung được đăng trên các tờ báo lớn toàn cầu hôm 29/3, 24 lãnh đạo thế giới và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo khả năng xảy ra đại dịch tương tự Covid-19 là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Các lãnh đạo cho rằng Covid-19 hiện nay như “lời nhắc nhở nghiêm khắc và đau đớn” rằng không một người nào có thể an toàn nếu mọi người xung quanh chưa an toàn.
Căng thẳng quốc tế về nguồn cung vaccine Covid-19 đã khiến các lãnh đạo kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập, mở ra kỷ nguyên mới dựa trên các nguyên tắc như đoàn kết và hợp tác.
Từ trái qua phải: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 12/2019. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Các lãnh đạo thế giới gọi đại dịch Covid-19 là “thách thức lớn nhất đối với cộng đồng toàn cầu kể từ những năm 1940″ và cho rằng cần xây dựng mối quan hệ hợp tác xuyên biên giới để ứng phó cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu tiếp theo.
Nhóm lãnh đạo khẳng định hiệp ước toàn cầu đối phó đại dịch nên giúp các quốc gia “chia sẻ trách nhiệm, minh bạch và hợp tác trong hệ thống quốc tế cũng như tuân theo các quy tắc và chuẩn mực trong đó”.
Lãnh đạo các nước G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí với ý tưởng lập hiệp ước toàn cầu đối phó đại dịch và sẽ thảo luận thêm tại hội nghị thượng đỉnh ở Cornwall vào tháng 6.
Theo số liệu của trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, Covid-19 đã xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 128 triệu người nhiễm và hơn 2,8 triệu người chết do nCoV.
Canada dừng tiêm vaccine AstraZeneca người dưới 55 tuổi Mỹ nói vaccine Pfizer, Moderna đạt hiệu quả 90% Mỹ nghi Trung Quốc ‘giúp’ WHO soạn báo cáo nguồn gốc Covid-19 WHO nói nCoV ‘cực khó’ lọt ra từ phòng thí nghiệm Pháp nói Anh ‘tống tiền’ EU về vaccine Covid-19
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...