Lãnh đạo thế giới hoan nghênh Biden nhậm chức
Các lãnh đạo châu Âu mong đợi tăng cường hợp tác với Mỹ dưới thời Joe Biden, sau 4 năm đầy biến động dưới thời Donald Trump.
Các quan chức hàng đầu của EU nói rằng họ sẽ sớm có lại một người bạn trong Nhà Trắng, khi Joe Biden sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1. “Hãy thiết lập một hiệp ước mới vì một châu Âu hùng mạnh hơn, một nước Mỹ hùng mạnh hơn và vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói.
Người dân ở Kosovo cầm ảnh của Joe Biden tại làng Bibaj ngày 20/1. Ảnh: AFP .
“Nghi lễ cao quý trên các bậc thang của Đồi Capitol sẽ là một minh chứng cho sự kiên cường của nền dân chủ Mỹ”, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen bình luận. “Và đó là bằng chứng rõ ràng rằng một lần nữa, sau 4 năm, châu Âu có một người bạn trong Nhà Trắng”.
NATO bày tỏ hy vọng thúc đẩy quan hệ xuyên Đại Tây Dương dưới thời Biden. “Chúng tôi mong muốn hợp tác với Tổng thống đắc cử Joe Biden để tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, vì chúng ta phải đối mặt với những thách thức toàn cầu mà không ai trong chúng ta có thể giải quyết một mình”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viết trên Twitter.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông rất mong được “hợp tác chặt chẽ” với chính quyền Mỹ mới. Johnson, người đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về mối quan hệ thân thiết của mình với Trump, liệt kê một loạt lĩnh vực ông hy vọng sẽ hợp tác với Biden.
Video đang HOT
“Trong cuộc chiến chống lại Covid-19 và biến đổi khí hậu, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thúc đẩy và bảo vệ nền dân chủ, các mục tiêu của chúng ta đều giống nhau và sẽ hợp tác cùng nhau để đạt được những mục tiêu đó”, ông nói.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói rằng ông “cảm thấy rất nhẹ nhõm” khi Joe Biden sẽ thay thế Donald Trump làm tổng thống Mỹ từ ngày 20/1, gọi đó là “một ngày tốt lành cho nền dân chủ”. “Tôi biết nhiều người ở Đức cũng cảm thấy như vậy”, ông nói.
Steinmeier bình luận rằng các thể chế của Mỹ đã chứng minh được sức mạnh khi đối mặt với “những thử thách lớn” và “sự thù địch” trong nhiệm kỳ của Trump. Ông cho biết việc chuyển giao quyền lực cho Biden mang đến “hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có thể hợp tác chặt chẽ hơn và tốt hơn trong tương lai để giải quyết các vấn đề lớn của thời đại chúng ta”.
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kêu gọi Nga và Mỹ sửa chữa mối quan hệ căng thẳng. “Tình trạng quan hệ hiện nay giữa Nga và Mỹ rất đáng lo ngại”, ông nói. “Điều này có nghĩa là phải làm gì đó để bình thường hóa quan hệ”.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani bày tỏ niềm hân hoan trước sự ra đi của Trump, người đã có chính sách cứng rắn với nước này. Rouhani gọi Trump là “bạo chúa” và kêu gọi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Chính quyền của Biden muốn Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran mà Trump đã rút khỏi, với điều kiện Tehran tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn.
“Chúng tôi mong đợi chính quyền Biden quay trở lại với luật pháp, các cam kết, và nếu có thể thì trong 4 năm tới, hãy xóa bỏ những vết nhơ của 4 năm qua”, Rouhani nói.
Lễ nhậm chức của Joe Biden sẽ bắt đầu vào khoảng 11h30 (23h30 giờ Hà Nội) ngày 20/1. Khoảng 1.000 người tham dự buổi lễ, đa phần là nghị sĩ quốc hội và khách mời của họ. Sự kiện sẽ được Ủy ban Nhậm chức Tổng thống phát trực tuyến, công chúng Mỹ được khuyến cáo ở nhà, không tới Washington chứng kiến sự kiện do lo ngại về Covid-19 và vấn đề an ninh. Vài giờ sau khi nhậm chức, Biden dự kiến ký 17 lệnh về Covid-19, nhập cư, môi trường và kinh tế, đảo ngược nhiều chính sách của Trump.
Sau bà Merkel, loạt lãnh đạo châu Âu chỉ trích Twitter 'cấm cửa' ông Trump
Việc mạng xã hội Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên làn sóng bất bình của một số lãnh đạo châu Âu.
Twitter quyết định cấm tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lo ngại "có thêm kích động bạo lực", sau vụ những người biểu tình ủng hộ ông tấn công vào tòa nhà Quốc hội. Ngoài Twitter, Facebook, Snapchat, Instagram đều đã ban hành lệnh cấm các tài khoản của Tổng thống Mỹ.
(Ảnh minh họa)
Ủy viên châu Âu Thierry Breron, gọi quyết định của Twitter là "sự kiện 9/11 của mạng xã hội". Ông từng đưa ra hai đề xuất với EU nhằm áp đặt thêm các hạn chế với các công ty công nghệ, trong bối cảnh các công ty này được cho là có quá nhiều quyền lực kiểm soát truyền thông xã hội, và nhiều chính phủ muốn có nhiều quy định hơn dành cho họ.
Ông Breton viết: "Mục 230 cho các công ty truyền thông xã hội quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với nội dung do người dùng của họ đăng tải - đã sụp đổ... Lần đầu tiên trong lịch sử truyền thông xã hội, chính những người liên quan thừa nhận rằng họ có trách nhiệm biên tập nội dung ở đây" , ông nói.
Các công ty truyền thông xã hội Mỹ thường xuyên trích dẫn Mục 230 của Đạo luật về Quy tắc giao tiếp Hoa Kỳ để tuyên bố chỉ lưu trữ các tài khoản chứ không chịu trách nhiệm về nội dung được đăng tải.
Breton cho biết EU và chính quyền mới của Mỹ nên bắt đầu một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về một cách tiếp cận toàn cầu mới đối với các nền tảng trực tuyến.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó cũng đã "xem việc các tài khoản của Tổng thống Mỹ bị khóa vĩnh viễn là có vấn đề". Người phát ngôn của bà Merkel, Steffen Seibert cho biết: "Việc can thiệp vào tự do ngôn luận là có thể xảy ra nhưng phải theo những hạn chế được các nhà lập pháp thiết lập, chứ không phải thông qua quyết định của các công ty".
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảm thấy "sốc" với quyết định của Twitter. Ông đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Đức và cho rằng: "Quy định cho các gã khổng lồ kỹ thuật số không thể do chính họ thực hiện", khẳng định đây là một vấn đề đối với người dân, các chính phủ và cơ quan tư pháp.
Bộ trưởng Y tế của Anh, Matt Hancock cũng cho rằng các công ty công nghệ hiện đang "đưa ra quyết định biên tập", và các nền tảng mạng xã hội đang "chọn ai nên và không nên có tiếng nói trên nền tảng của họ".
Những người ủng hộ ông Trump đang lên hoạch biểu tình trước trụ sở Twitter sau khi nền tảng này xóa vĩnh viễn tài khoản của vị Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Trump cho biết ông có thể tự xây dựng một nền tảng mạng xã hội mới trong tương lai gần sau sự việc này.
Giới chức quản lý dược phẩm châu Âu nhóm họp về cấp phép vaccine của Moderna Ngày 6/1, Ủy ban về các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã nhóm họp trở lại để thảo luận về việc cấp phép sử dụng đối với vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ). Đây là lần thứ hai trong tuần này ủy...