Lãnh đạo thế giới gửi lời chia buồn sau khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà
Các nhà lãnh đạo trên thế giới ngày 8/9 đã gửi lời chia buồn và bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc sau khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà vào chiều cùng ngày (theo giờ địa phương).
Nữ hoàng Anh Elizabeth II tới dự một sự kiện của tàu sân bay mang tên bà HMS Queen Elizabeth ở Portsmouth, phía Nam vùng England, ngày 22/5/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ: “Là nguyên thủ quốc gia trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh, Nữ hoàng Elizabeth II được nhiều người mến mộ vì phẩm giá và sự cống hiến của bà trên khắp thế giới. Nữ hoàng Elizabeth II là người bạn tốt của Liên hợp quốc. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ hoàng vì sự cống hiến bền bỉ, suốt đời của bà trong sự nghiệp phụng sự nhân dân. Thế giới sẽ mãi ghi nhớ sự tận tâm và khả năng lãnh đạo của bà”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh “trong một thế giới liên tục thay đổi, Nữ hoàng Elizabeth II là sự hiện diện vững chắc và nguồn an ủi cũng như niềm tự hào của nhiều thế hệ người Anh. Di sản của bà in đậm trong những trang sử của nước Anh và trong câu chuyện về thế giới chúng ta.”
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đánh giá “Nữ hoàng Elizabeth II đã luôn cho chúng ta thấy tầm quan trọng của những giá trị lâu dài trong thế giới hiện đại bằng sự phục vụ và cam kết của mình”. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định “Nữ hoàng Elizabeth II đại diện cho tính liên tục và thống nhất của nước Anh trong hơn 70 năm qua. Bà là một người bạn của nước Pháp, một nữ hoàng nhân hậu, người đã để lại dấu ấn lâu dài cho đất nước và thế kỷ của bà”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được nhớ đến “như một nhà lãnh đạo kiên trung trong thời đại của chúng ta. Sự lãnh đạo của bà đã truyền cảm hứng cho đất nước và dân tộc của mình. Thật đau buồn trước sự ra đi của bà. Xin chia buồn với gia đình bà và người dân Vương quốc Anh”.
Video đang HOT
Theo Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, “Nữ hoàng Elizabeth II là người phụ nữ định hình thế kỷ. Bà đã chứng kiến và viết nên lịch sử đương đại”. Ngoại trưởng Đức Annalena Bearbock đánh giá, “Nữ hoàng Elizabeth II là nguồn sức mạnh mang lại sự tự tin cho đất nước của bà trong gần 100 năm. Nước Đức sẽ mãi biết ơn bà vì đã tiếp cận chúng tôi cho các nỗ lực hòa giải sau thảm họa Chiến tranh thế giới thứ hai”.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Anh Boris Johnson
Tối 6-9 (giờ Việt Nam), Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Nước Anh có thủ tướng mới, còn ông Johnson chính thức rời số 10 phố Downing và để lại các di sản đầy tranh cãi.
Ông Boris Johnson có bài phát biểu vào ngày cuối cùng tại nhiệm của ông bên ngoài Phố Downing ở London, Anh, ngày 6-9 - Ảnh: REUTERS
"Ông Johnson để lại di sản phức tạp và gây chia rẽ", "Bà Liz Truss không tránh khỏi di sản của ông Johnson", "Di sản của ông Johnson: Điều gì xảy ra tiếp theo với người Anh?"... là một số tít của báo đài quốc tế khi ông Johnson ra đi.
Trong bối cảnh nước Anh có tân thủ tướng (bà Liz Truss), giới quan sát cũng quan tâm tới di sản của vị thủ tướng trước đó là ông Boris Johnson. Ông Johnson là lãnh đạo Đảng Bảo thủ cầm quyền tại Anh và cũng là thủ tướng nước này từ tháng 7-2019 tới đầu tháng 9-2022.
Một số người cho rằng ông Johnson và phong cách của ông là "độc nhất vô nhị" trong chính trường Anh. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gọi ông Johnson là "bản sao về thể chất và cảm xúc" của ông Donald Trump.
Từ việc vận động cho Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), việc chọn cố vấn đặc biệt Dominic Cummings, các chính sách như nâng ngưỡng bảo hiểm quốc gia và kế hoạch thu hút những người xin tị nạn từ Rwanda cho đến việc ủng hộ mạnh mẽ Kiev trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Johnson là nhân vật đã gây ra những phản ứng cả tích cực và tiêu cực trên chính trường Anh.
Ông Boris Johnson không xuất thân từ giai cấp thống trị truyền thống Anh. Thay vào đó, ông sinh ra ở New York (Mỹ) và lúc nhỏ có thời gian sống bên ngoài nước Anh. Thời điểm ông Johnson thực sự can thiệp vào chính trường Anh là trong chiến dịch Brexit.
Ngày 5-9, kênh truyền hình France 24 (Pháp) có bài viết về "di sản gây chia rẽ" của ông Johnson, với nội dung: "Ông Boris Johnson sắp rời phố Downing. Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Ipsos, công chúng Anh coi ông Johnson là nhà lãnh đạo có thành tích kém nhất của nước này thời hậu chiến.
Ông Johnson sẽ mãi mãi được nhớ đến là một trong những người đứng sau sự kiện Brexit và là vị thủ tướng đã dự những bữa tiệc tùng trái phép tại Phố Downing trong thời gian phong tỏa. Nhưng một số thành viên đảng Bảo thủ đã luyến tiếc một nhà lãnh đạo mà họ gọi trìu mến là "Boris"'.
Việc hoàn thành Brexit là thành tựu chính của ông Johnson - Ảnh: GETTY IMAGES
Giới chuyên gia cho rằng việc hoàn thành Brexit là thành tựu chính của ông Johnson. Đây là một di sản gây "vui buồn lẫn lộn". Người dân nước này vẫn đang bị chia rẽ về việc liệu đây có phải là bước đi khôn ngoan hay không. Và hiện nay ngày càng rõ ràng rằng cái giá phải trả của Brexit là đáng kể.
"Nhưng điều thú vị đối với tôi là không có bất kỳ cuộc thảo luận nào - ngay cả giữa những người chọn Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) - về việc đưa vấn đề Anh tái gia nhập EU trở lại chương trình nghị sự. Vì vậy, thành tựu lớn này của ông Johnson không thể bị đảo ngược, mặc dù kết quả không tốt" - nhà báo Clive Crook bình luận trên Hãng tin Bloomberg.
Thách thức lớn khác mà ông Johnson đã đối mặt là đại dịch COVID-19. Ông đã phản ứng chậm chạp với đại dịch, nhưng khi ông bắt tay vào đối phó, ông đã làm khá tốt. Nước Anh đã đi đầu trong việc sản xuất và triển khai tiêm vắc xin.
Ông John Stevenson, nghị sĩ đảng Bảo thủ, bình luận: "Ông Johnson là một trong những kiến trúc sư quan trọng của Brexit, sau đó ông thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 2019. Ngoài ra, nhìn chung ông ấy đã xử lý rất tốt việc triển khai tiêm vắc xin. Tôi nghĩ ông là một nhân vật quan trọng trong chính trường Anh".
Trong khi đó, ông Gavin Hawkton, một người phát ngôn của Đảng Xanh, nói: "Theo quan điểm của chúng tôi, đó là một thảm họa. Tôi thậm chí không chắc bạn có thể gọi đó là lãnh đạo hay không. Ông ấy cố gắng chống lại Quốc hội và nói dối".
Ngày 6-9, ông Johnson hứa hẹn "sẽ hỗ trợ bà Liz Truss và chính phủ mới trên mọi bước đường", khi ông rời Phố Downing lần cuối cùng với tư cách là thủ tướng Anh. Ông tự ví mình như "một trong những quả tên lửa đẩy đã hoàn thành chức năng và sẽ văng xuống một góc xa xôi của Thái Bình Dương".
Kết thúc bốn ngày Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi Lễ rước hoành tráng qua các đường phố London vào ngày 5/6 với sự tham gia của hơn 10,000 người, gồm các nhạc công quân đội, vũ công, nghệ sĩ biểu diễn và những nhân vật nổi tiếng đã khép lại 4 ngày Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi. Người dân tập trung tại...