Lãnh đạo thành phố Hà Nội xuống đồng động viên nông dân sản xuất vụ xuân
Sáng 19-2, tiếp tục chương trình động viên nhân dân phát triển sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã thăm và làm việc tại huyện Thạch Thất.
Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội kiểm tra sản xuất nông nghiệp đầu năm tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
Mở đầu chuyến công tác, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã xuống đồng động viên nông dân tại cánh đồng xã Dị Nậu. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã trực tiếp đứng máy cấy lúa trên thửa ruộng rộng lớn – thành quả của công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ (ảnh trên), Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đứng máy cấy, động viên nông dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất sản xuất đầu năm.
Trò chuyện thân tình với bà con nông dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ vui mừng khi biết, từ nhiều năm nay, bên cạnh đẩy mạnh phát triển làng nghề, xã Dị Nậu vẫn duy trì và không ngừng đổi mới, phát triển sản xuất nông nghiệp; chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Trong đó, nhờ ứng dụng cấy máy, nông dân xã Dị Nậu tiết kiệm được 50% chi phí cấy và tăng năng suất được khoảng 50kg thóc/sào.
Mừng tuổi cho bà con nông dân, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ mong muốn, bà con phấn đấu cấy xong vụ xuân ngay trong tháng 2-2021 để tranh thủ điều kiện thời tiết cho cây lúa phát triển. Bí thư Thành ủy chúc bà con một vụ mùa bội thu, đồng thời tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cùng thành phố thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo thành phố tặng quà cho nông dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
Bà con nông dân xã Dị Nậu bày tỏ niềm vui khi được lãnh đạo thành phố động viên, chúc Tết ngay trên cánh đồng quê hương. Bà Nguyễn Thị Nghiên, Nguyễn Thị Lan và ông Nguyễn Hữu Luân ( thôn Hòa Bình và thôn Đoàn Kết, xã Dị Nậu) cho biết sẽ quyết tâm hoàn thành gieo cấy vụ xuân ngay trong tháng 2-2021 như đề nghị của đồng chí Bí thư Thành ủy.
Để không chọn nhầm đại biểu của dân
Từ thực tiễn, cử tri mong muốn, việc lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên viên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV cần đặc biệt ưu tiên chất lượng
Những đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu, không thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình, thậm chí vắng mặt trong các phiên thảo luận hoặc các phiên biểu quyết; đại biểu cầm giấy đọc như đọc báo cáo; đại biểu còn có những phát ngôn mang tính bảo vệ bộ, ngành.... đó là những điều cử tri không mong muốn ở những vị đại diện của mình.
Những kỳ họp gần đây, hình ảnh các đại biểu Quốc hội tranh luận thẳng thắn, phản biện với người đứng đầu các Bộ, ngành, sẵn sàng đưa ra những câu hỏi gai góc, có chiều sâu, đa góc cạnh về một vấn đề, dám nói những ý kiến, kiến nghị của cử tri, đi đến những điểm nóng về an ninh trật tự, phân tích sâu sắc các lĩnh vực có tính chất chuyên ngành... đã khiến cử tri có niềm tin hơn vào hoạt động của các cơ quan dân cử.
Một buổi làm việc tại Hội trường của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (Ảnh: quochoi.vn)
Với việc tăng cường phát thanh truyền hình trực tiếp, thông tin nghị trường đến với cử tri kịp thời, cử tri dễ dàng giám sát và chấm "điểm" những vị đại biểu Quốc hội nào đã và đang dành năng lực, tâm huyết, trách nhiệm của mình khi nhận nhiệm vụ đại diện mà cử tri giao phó, có vì cử tri và nhân dân hay không. Từ thực tiễn, cử tri mong muốn, việc lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên viên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV cần đặc biệt ưu tiên chất lượng, đảm bảo cơ cấu nhưng chất lượng cần đặt lên hàng đầu.
Có quan điểm cho rằng, cơ bản là chọn đầu vào, cứ theo cơ cấu anh A, anh B là khó tác dụng. Có nhiều đại biểu không dám phát biểu ý kiến vì không đủ trình độ, không tập hợp tình hình nên không dám phát biểu trên nghị trường.
Cho rằng, thực tế chất lượng đại biểu các khóa gần đây có chuyển biến tốt nhưng cử tri vẫn chưa thực sự yên tâm. Phải tranh luận mới ra vấn đề, mà muốn tranh luận đại biểu phải có trình độ. Có những đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu. Điều đó làm giảm chức năng nhiệm vụ, vai trò của Quốc hội.
Việc quy định cứng, một người gánh nhiều cơ cấu, đặc biệt phải là người dân tộc khiến địa phương gặp khó. Qua hiệp thương còn cho thấy tỷ lệ đại biểu đại diện cho cơ quan hành pháp hoạt động kiêm nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách, giới thiệu đại biểu trung ương nhưng không đưa số dư là những vấn đề đặt ra.
Bà Trần Thị Hoa Sinh, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng: "Một người gánh nhiều cơ cấu quá thì không đảm bảo được chất lượng. Công tác tổ chức cán bộ do Đảng làm, hiệp thương do Mặt trận, bầu do cử tri. Do vậy, làm thế nào chọn được đại biểu có kinh nghiệm, có năng lực là việc không đơn giản. Nên chăng trong cơ cấu mình giao cho địa phương linh hoạt chọn. Nếu không chọn được những người có kỹ năng, am hiểu hoặc là có tố chất hoạt động đại diện cho cử tri bầu ra thì rất tiếc bởi một khóa hoạt động là 5 năm. Ngoài ra phải tăng cường tuyên truyền cho cử tri hiểu về các ứng cử viên để lựa chọn cho đúng".
Theo dòng thời gian, nhiệm kỳ Quốc hội tiếp nối, nhưng trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội thì không có nhiệm kỳ. Người đại biểu không chỉ là người nói thay, cũng không phải là những báo cáo viên trước Quốc hội về những đề đạt, nguyện vọng của cử tri. Mục đích của tiếp xúc cử tri là để gần dân nhưng nếu chỉ gần dân mà không mang lại lợi ích cho dân thì người đại biểu chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Nhất là khi vẫn còn đó kiến nghị của cử tri và niềm tin của cử tri gửi gắm vào hoạt động của người đại biểu dân cử.
Làm tròn trách nhiệm với cử tri, nhân dân và đất nước, đôi lúc đòi hòi người đại biểu Quốc hội phải có bản lĩnh. Trước những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, với sự chủ động về tri thức, bên cạnh ý thức trách nhiệm luôn mang theo, bản lĩnh chính là cách để đại biểu thể hiện rõ chính kiến của mình, có những đóng góp sắc sảo và sâu sắc. Để có những đại biểu có tâm, có tầm, thực sự đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cần bắt đầu từ khâu đầu tiên, hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu các ứng cử viên.
Dấu ấn nghị trường trong nhiệm kỳ mới sẽ được tạo nên bởi chất lượng đại biểu Quốc hội. Điều này phụ thuộc không nhỏ vào quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, coi trọng chất lượng ngay từ quy trình hiệp thương trong bầu cử./.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 Chiều 8-2, ngay sau hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội nghe báo cáo và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã đi thăm, động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19...