Lãnh đạo Thái Bình nói gì về biển quảng cáo đền Trần “phi quốc gia”?
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa có chia sẻ liên quan đến tấm biển quảng cáo đền Trần với nội dung “Lễ hội đền Trần Thái Bình di sản văn hóa vật thể phi quốc gia”.
Bức ảnh quảng cáo về lễ hội đền Trần lan truyền trên mạng xã hội
Ngày 1/2, trên mạng xã hội chia sẻ rầm rộ bức ảnh chụp tấm biển quảng cáo được cho là về lễ hội đền Trần, tỉnh Thái Bình với nội dung “Lễ hội đền Trần Thái Bình di sản văn hóa vật thể phi quốc gia”. Ngay sau đó, nhiều người tỏ ra bất ngờ về nội dung quảng cáo trên.
Sáng 2/2, trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cho hay, trưa 1/2, bà cùng với thanh tra của sở xuống các tuyến đường gần khu vực đền Trần kiểm tra.
“Tuy nhiên, chúng tôi kiểm tra tất cả các tuyến đường trên địa bàn và tuyến đường quanh khu vực đền Trần nhưng không có một tấm biển quảng cáo nào có ghi nội dung như trên. Có thể người ta chế ảnh rồi đưa lên trên mạng”, bà Hạnh nói.
Video đang HOT
Theo bà Hạnh, tại tuyến đường Thái Hà (tuyến đường dẫn vào đền Trần) có treo các tấm biển quảng cáo nhưng không có ghi nội dung “Lễ hội đền Trần Thái Bình di sản văn hóa vật thể phi quốc gia”. Các tấm biển quảng cáo trên do hai đơn vị nhà mạng tài trợ kinh phí.
Ông Đỗ Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Trần cũng bác bỏ thông tin trên.
Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2017 sẽ diễn ra vào đêm 13 tháng Giêng tại Khu di tích đền Trần Thái Bình (thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Trong đêm khai hội sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn như màn đánh trống khai hội, múa rồng, lân; diễn vở chèo “Đời luận anh hùng” làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp, vai trò của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ trong tiến trình lịch sử. Sự kiện này nhằm khẳng định, tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam; bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của nhà Trần, đồng thời đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh về tham quan, chiêm bái. Năm 2016, đêm khai hội đền Trần đã thu hút hơn 4.000 lượt khách.
Theo Danviet
Vụ dân "vây" nhà máy thép: Lãnh đạo thành phố đối thoại với dân
Chiều 15/12, tại nhà văn hóa thôn Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh và đại diện lãnh đạo hai nhà máy thép đã có buổi đối thoại với người dân nhằm tìm kiếm giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm mà hai nhà máy này đã gây ra trong thời gian qua.
Trước đó, không chịu nổi ô nhiễm, người dân xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã "vây" Công ty CP Thép Dana - Ý (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) và Công ty CP Thép Dana - Úc (đường số 11B, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) để phản đối.
Tại buổi đối thoại, ông Ngô Chối (60 tuổi, thôn Vân Dương 2) cho biết, hơn 10 năm nay, Công ty CP Thép Dana - Ý và Công ty CP Thép Dana - Úc gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Việc sản xuất thép gây khói bụi, nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường của hai đơn vị này khiến người dân mắc hàng loạt các bệnh trong đó có bệnh ung thư; cây cối, hoa màu cũng mất mùa khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng.
Người dân phản ánh việc hai công ty thép gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua
Ông Chối đề nghị lãnh đạo thành phố nói rõ chọn phương án di dời người dân hay di dời nhà máy thép?
Ông Mai Xuân Thọ - Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Vân Dương 2 - cũng cho biết, gần Công ty Dana - Ý có một bãi xỉ sắt hàng trăm tấn nằm ngổn ngang và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật cho con em địa phương. Đề nghị lãnh đạo thành phố phải làm rõ việc chôn hàng trăm tấn xỉ sắt như vậy có được phép hay không.
"Cần làm rõ ai là người chôn và có quy trình kiểm tra số sắt xỉ này có độc hại hay không để người dân chúng tôi yên tâm" - ông Thọ bức xúc.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh yêu cầu hai nhà máy thép ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả
Ông Huỳnh Văn Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dana - Ý tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất thép của Cty Dana Ý gây ra. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc xả thải khói bụi ra môi trường trước đây của đơn vị là do lỗi chập điện. Còn việc chôn chất sắt xỉ, công ty ông chỉ chôn một ít và nhiều đơn vị khác chôn chứ không riêng gì Dana - Ý.
Kết luận đối thoại, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh yêu cầu nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc ngừng hoạt động để nâng cấp, khắc phục hậu quả do các đơn vị này gây ra.
"Thời gian tới, tôi đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường cùng người dân lên một phương án để kiểm tra độc lập việc sản xuất thép của hai nhà máy này. Cạnh đó, tôi đề nghị hai nhà máy thép này tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó có việc trồng cây xanh. Về lâu dài, tôi yêu cầu Sở Xây dựng trình phương án di dời các hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của hai nhà máy sản xuất thép gây ra. Đồng thời, sở cũng trình phương án di dời hai nhà máy thép để lãnh đạo TP Đà Nẵng xem xét" - ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt' Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được? Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt trao đổi xung quanh chuyện bổ nhiệm cán bộ. Mọi thứ đều đúng quy trình Trong năm nổi lên...