Lãnh đạo Taliban yêu cầu sa thải ‘con ông cháu cha’ trong chính phủ Afghanistan
Lãnh đạo Taliban đã yêu cầu các quan chức Afghanistan sa thải con cái, họ hàng mà họ đã tuyển vào làm công việc trong chính phủ.
Một buổi lễ tốt nghiệp trong tháng 2 dành cho các nhân viên chính phủ mới được tuyển dụng tại Aghanistan. Ảnh: Getty Image
Thủ lĩnh tối cao Taliban, Hibatullah Akhundzada đã ra sắc lệnh yêu cầu các quan chức thay thế vị trí trong chính phủ Afghanistan của con trai hoặc thành viên trong gia đình họ, đồng thời tránh tuyển dụng người thân trong tương lai.
Đài BBC (Anh) cho biết sắc lệnh được đưa ra sau nghi vấn một số quan chức cấp cao Taliban đã bổ nhiệm con trai họ cho các vị trí trong chính phủ. Bên cạnh đó, xuất hiện cáo buộc nhiều nhân viên thiếu kinh nghiệm được tuyển dụng vào vị trí trong chính quyền dựa trên mối quan hệ cá nhân của họ.
Bức ảnh về sắc lệnh này đã được đăng trên trang mạng xã hội Twitter của Văn phòng Nội vụ nhà nước ngày 18/3.
Video đang HOT
Phụ nữ Afghanistan mặc trang phục burqa trên một tuyến đường ở Kabul, ngày 7/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Afghanistan được đánh giá có nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đồng, đất hiếm, khí đốt… trị giá trên 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được khai thác do nhiều thập niên bất ổn ở nước này.
Vào tháng 8/2021, chuyến bay cuối cùng chở binh sĩ Mỹ rời sân bay Kabul, đánh dấu hồi kết cho 20 năm quân đội Mỹ hiện diện tại Afghanistan. Các đồng minh của Mỹ cũng dần rút quân khỏi Afghanistan và đến giữa tháng 8/2021, Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.
Kể từ đó đến nay, nền kinh tế Afghanistan chịu tác động bởi nhiều vấn đề. Nhiều thành viên chính phủ nằm trong danh sách trừng phạt của một số quốc gia, tài sản của ngân hàng trung ương ở nước ngoài bị đóng băng. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ nước ngoài cũng ngưng trệ.
Các quy định của chính phủ Taliban đối với nữ giới đã khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Hiện nay, học sinh nữ cấp hai và nữ sinh viên đại học tại phần lớn khu vực của Afghanistan không được đến trường. Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục như trùm đầu và che kín mặt khi ra đường.
LHQ quan ngại về lệnh cấm mới của Taliban đối với phụ nữ
Ngày 24/12, người phát ngôn Stephane Dujarric của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết người đứng đầu LHQ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về lệnh cấm mới đây của chính quyền Taliban tại Afghanistan, theo đó cấm phụ nữ làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế.
Phụ nữ Afghanistan di chuyển trên đường phố tại Kabul. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn Dujarric, Tổng Thư ký Guterres đã tái khẳng định tất cả phụ nữ đều có quyền tham gia lực lượng lao động, góp phần đem lại những lợi ích tốt đẹp hơn. Quyết định của chính quyền Taliban sẽ làm suy yếu hoạt động của nhiều tổ chức trên khắp Afghanistan trong việc giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
LHQ và các đối tác, bao gồm các NGO trong nước và quốc tế, đang giúp đỡ 28 triệu người Afghanistan phải phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Ông Guterres lưu ý rằng việc đảm bảo công tác hỗ trợ nhân đạo diễn ra hiệu quả đòi hỏi việc tiếp cận đầy đủ, an toàn và không bị cản trở cho tất cả các nhân viên viện trợ, bao gồm cả phụ nữ.
Tuyên bố của Tổng Thư ký nhấn mạnh lệnh cấm phụ nữ làm việc với cộng đồng quốc tế, vốn đang cố găng bảo vệ sinh mạng, đảm bảo sinh kế cho mọi người tại Afghanistan, sẽ gây thêm khó khăn cho người dân nước này.
Trước đó, Bộ Kinh tế Afghanistan đã gửi thông báo tới tất cả các tổ chức phi chính phủ, nêu rõ cơ quan này đã nhận được những lời phàn nàn nghiêm trọng về việc phụ nữ làm việc cho các NGO không tuân thủ quy định trang phục của đạo Hồi, do đó yêu cầu các tổ chức này không cho phụ nữ làm việc cho đến khi có thông báo mới. Quyết định này được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi chính quyền Taliban cấm phụ nữ học đại học và cấm trẻ em gái Afghanistan học tiểu học.
Sau khi nhận được thông báo về lệnh cấm, các quan chức của LHQ và đại diện của các tổ chức hoạt động tại Afghanistan đang thảo luận về phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan từ tháng 8/2021. Dù cam kết áp dụng các quy định Hồi giáo mềm dẻo hơn so với giai đoạn cầm quyền đầu tiên 1996 - 2001, nhưng Taliban đã từng bước đưa ra các biện pháp hạn chế đời sống xã hội, nhất là đối với phụ nữ. Hầu hết các trường cấp hai cho nữ sinh vẫn phải đóng cửa, trong khi nữ giới không được đảm nhận các vị trí trong chính phủ và bị cấm ra nước ngoài, thậm chí không được đi lại giữa các thành phố trừ khi đi cùng người thân là nam giới. Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục như trùm đầu và che kín mặt khi ra đường. Từ tháng 11 vừa qua, phụ nữ cũng bị cấm đến công viên, phòng tập thể thao và nhà tắm công cộng.
Các quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ chỉ công nhận chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Taliban quy định trang phục của phụ nữ Afghanistan nơi công cộng Ngày 7/5, Thủ lĩnh tối cao Taliban, Hibatullah Akhundzada, đã yêu cầu phụ nữ nước này phải mặc trang phục che kín mặt và cơ thể khi đến nơi công cộng và phù hợp nhất là choàng khăn Burqa (khăn choàng từ đầu đến chân). Đây là một trong những biện pháp hạn chế mới nhất đối với phụ nữ Afghanistan kể từ...