Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội trả lời vụ “cò” bằng lái xe tung hoành
Lãnh đạo của Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo quy định, việc đổi giấy phép lái xe được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại Sở GTVT số 2 Phùng Hưng (Hà Đông, Hà Nội) và số 16 Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội).
Ngay sau khi báo điện tử Dân trí đăng bài phản ánh tình trạng ngay bên cạnh trụ sở Phòng Quản lý phương tiện giao thông thuộc Sở GTVT Hà Nội (16 Cao Bá Quát, Hà Nội) lúc nào cũng có đến gần 10 “cò” hoạt động công khai đến náo nhiệt, Sở GTVT Hà Nội đã có công văn phản hồi.
Xâm nhập “ổ cò” đổi giấy phép lái xe
Ông Nguyễn Xuân Tân – Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở đã phối hợp với Công an phường Điện Biên (Ba Đình, Hà Nội) tăng cường kiểm tra, ngăn chặn. Về nội bộ, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan, đặc biệt là các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính phải chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Lãnh đạo của Sở GTVT Hà Nội khẳng định, theo quy định, việc đổi giấy phép lái xe được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại Sở GTVT số 2 Phùng Hưng (Hà Đông, Hà Nội) và số 16 Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội). Người được cấp, đổi GPLX phải đến điểm giải quyết thủ tục hành chính để làm hồ sơ, thủ tục và chụp ảnh trực tiếp, không sử dụng ảnh in sẵn.
Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo trật tự và quyền lợi của công dân đến giải quyết thủ tục hành chính. Đơn vị này đã có kế hoạch triển khai thêm 2 địa điểm tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính tại quận Long Biên và thị xã Sơn Tây.
Trước đó, sau nhiều ngày vào vai là người đi đổi GPLX, PV Dân trí tiếp cận được đường dây “cò” đổi GPLX. Theo quy định, thời gian chờ cấp lại GPLX mất 7 ngày, nhưng các đối tượng “cò” khẳng định làm chỉ 2 – 3 ngày là xong.
Lê Trọng
Theo Dantri
Hà Nội xây cầu vượt bằng thép tại nút giao Chùa Bộc
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường Chùa BộcPhạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) với tổng mức đầu tư dự án là hơn 156 tỷ đồng do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư.
Trong đó phần chi phí xây dựng là 122,25 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Theo thiết kế, cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch có chiều dài 277m, rộng 9m, tim cầu sẽ bám theo tim tuyến đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.
Phần cầu xây dựng cầu dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, tải trọng thiết kế hoạt tải 3T, tĩnh không thông xe dưới cầu 4,75m.
Nếu được đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch sẽ là cầu vượt thứ 7 của Hà Nội.
Trước khi triển khai lập thiết kế và dự toán xây dựng, lãnh đạo TP. Hà Nội yêu cầu Sở GTVT khảo sát kỹ hiện trạng, lưu lượng xe, lập phương án tổ chức giao thông tại khu vực chân cầu giao với đường Lương Định Của và các lối vào khu tập thể Kim Liên, Trung Tự để UBND TP xem xét quyết định trước khi khởi công.
Ngoài ra, dự án này phải khớp nối với các dự án khác để tránh trùng lặp, lãng phí.
Theo UBND TP .Hà Nội, dự án này không phải GPMB, thời gian thực hiện dự án hiện chưa được xác định mà phụ thuộc vào kế hoạch bố trí vốn.
Gia Văn
Theo_VietNamNet
Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội? Trong khi các KTS thống thiết kêu gọi giữ cầu Long Biên như thành tố kết nối tất yếu với khu phố cổ Hà Nội, cơ quan nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế, muốn bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên thì phải "hy sinh" phố cổ và ngược lại... Chiều 25/2, tọa đàm "Bảo tồn cầu Long Biên trong phát...