Lãnh đạo Sở của TP.HCM ‘tái mặt’ khi bị hỏi về chống ngập
Chiều ngày 21/10 UBND TP.HCM đã tổ chức họp với lãnh đạo một số sở ngành liên quan nhằm tìm giải pháp khắc phục tình trạng ngập nặng tại một số khu vực thời gian qua.
Con đường Kha Vạng Cân là một trong những điểm ngập nặng nhất khi TP.HCM xảy ra mưa lớn, triều cường.
Thay vì nghe báo cáo như thường lệ, ngay khi bước vào phòng họp ông Nguyễn Hữu Tín – Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói “phủ đầu”: “Thôi khỏi báo cáo tình hình này kia, tình hình thì cả thế giới biết rồi, không có thanh minh thanh nga gì nữa”.
“Do ông trời, triều cường không phải không biết, nhưng cái chính là tìm ra được nguyên nhân chủ quan nào để khắc phục, cứ họp triền miên rồi đổ cho triều cường, ông trời thì ai cũng làm được. Nguyên nhân chủ quan không phải là tất cả nhưng chắc chắn có” – ông Tín tiếp tục, vị Phó chủ tịch TP cũng nhắn gửi: “Báo chí cứ phanh phui hết ra đi để dân biết, như thế này không ai chịu nổi”.
Trong phần trình bày sau đó, khi ông Lê Hoàng Minh – Phó giám đốc Sở Giao thông Vận định nói về quy hoạch thì ông Tín lập tức ngắt lời: “Thôi, thôi! Thiết kế tôi biết rồi, không nói nữa”.
Báo cáo ngắn gọn lại ông Minh cho biết, theo nghị quyết 38 của HĐND thì TP có 58 điểm ngập. Đến cuối năm 2013 đã giải quyết được 47 điểm, tuy nhiên hiện nay có 14 điểm tái ngập, 2 điểm ngập mới phát sinh. Như vậy hiện tại TP có 27 điểm ngập (chỉ tính khu vực các quận nội thành).
Trước con số này ông Tín đề nghị phải minh bạch thông tin: “Mấy anh cứ giấu giếm làm gì, cứ để trong cặp ai mà biết, phải công khai cho người dân kiểm tra, giám sát. Đề nghị các anh đưa danh sách các điểm đã hết ngập để tôi kiểm tra xem có đúng không?”. – ông Tín nói.
“Anh Minh phải thành lập ngay một đoàn đi xuống tận nơi để thực tế, các anh đừng cưỡi ngựa xem hoa, phải hỏi bà con tại đó xem có đi được không. Tôi không cần thành tích, làm không được thì phải nhận. Cứ giấu giếm cái sai thì biết đâu mà sửa”. – ông Tín yêu cầu.
Video đang HOT
Tiếp tục báo cáo, ông Minh cho biết, trong 14 điểm tái ngập thì có 5 điểm tại khu vực Tân Hóa – Lò Gốm (quận 6), còn 9 điểm thuộc khu vực quận Bình Thạnh. Lý do là do khu vực Tân Hóa – Lò Gốm có diện tích hẹp nên việc chặn dòng để thi công công trình cải tạo này đã ảnh hưởng đến thoát nước. Trong khi đó tại khu vực Bình Thạnh là do trước đây chỉ xử lý chống ngập cục bộ trong khi thời gian qua xuất hiện nhiều cơn mưa với tần xuất trên 100 mm nên hệ thống cống tại đây không kịp thoát nước.
Tuy vậy ngay cả trong phần báo cáo này giữa ông Minh và ông Hoàng Anh Dũng – Phó giám đốc Trung tâm điều hành chống ngập cũng tỏ ra không thống nhất khi liên tục nhìn nhau, trả lời ấp úng. Khi được hỏi về giải pháp khắc phục tình trạng này hai người đại diện cũng chỉ đưa ra những hướng chung chung.
Ông Nguyễn Hữu Tín – Phú chủ tịch UBND TP.HCM
Trước phản ứng này, ông Tín đã phải thốt lên: “Các đồng chí ơi, các đồng chí làm việc tắc trách lắm, tiền của nhà nước đổ ra ào ào mà như thế này thì có lỗi với dân lắm”.
Để giải quyết tình trạng ngập nặng thời gian vừa qua ông Tín yêu cầu Ban quản lý dự án Tân Hóa – Lò Gốm phải lập đoàn giám sát, và phối hợp cùng Sở giao thông vận tải xem việc tổ chức thi công có đúng chỉ đạo hay không. Từ đó phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm lấy đó là bài không không chỉ cho công trình Tân Hóa – Lò Gồm mà còn cả những công trình thoát nước khác của TP.
Về 9 điểm ngập tại quận Bình Thạnh ông Tín yêu cầu các bên liên quan phải cấp bách xử lý. “Trong vòng 10 ngày tới Sở GTVT và Trung tâm chống ngập phải báo cáo TP giải pháp chống ngập đối với 11 điểm chưa giải quyết, 14 điểm tái ngập và 2 điểm phát sinh”.
Vị Phó chủ tịch UBND TP cũng đưa ra hạn chót tới năm 2015 các điểm ngập trên phải được xử lý dứt điểm.
Với các giải pháp lâu dài, ông Tín chỉ đạo phải tiếp tục đặt hệ thống xử lý ngăn triều. Ông cũng cho rằng với tình hình biến đổi khí hậu nhanh chóng như hiện nay thì buộc một số nơi phải thả ngập, có nơi phải làm đê bao. Ông chỉ đạo Sở giao thông vận tải phải chỉ ra được “chỗ nào làm đê bao, chỗ nào thả”.
“Người dân xả rác vô tội vạ, cống vừa làm xong đã tắc, dưới hố ga móc lên toàn quần áo, giày dép. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đẹp như thế mà nửa đêm nhiều nhà đem rác ra đổ. Một bên cứ đi nạo vét, một bên cứ xả ra thì biết làm sao được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên tình trạng ngập nặng như hiện nay. Chính quyền phải xử lý nghiêm hành vi này và tuyên truyền cho bà con hiểu. Đây là việc lâu dài nhưng không bắt tay vào làm thì khi nào mới xong được”. – ông Nguyễn Hữu Tín.
Nguồn Infonet.vn
Loay hoay chống ngập
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết kế hoạch xóa, giảm ngập năm 2014 là hoàn thành 6/11 điểm và hiện đã hoàn thành 1 điểm, dự kiến trong 4 tháng cuối năm khó có khả năng hoàn thành 5 điểm còn lại.
Đường Tân Hóa, quận 6, TP HCM ngập nặng sau cơn mưa chiều 1/10.
Hầu hết các công trình chống ngập trên địa bàn TP.HCM được xây dựng cách đây 10-20 năm với hệ thống thoát nước rất hạn chế. Trong khi đó, theo thiết kế quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của TP đến năm 2020, đối với tuyến cống cấp 3 chỉ đáp ứng được lượng mưa 75,88 mm trong 3 giờ (tuyến cống cấp 2 là 85,36 mm và kênh, rạch chính cấp 1 là 95,91 mm; đỉnh triều là 1,32 m).
Vượt tần suất thiết kế
Trận mưa chiều 6-9 có lưu lượng 100 mm/giờ và lưu lượng lớn nhất sau trận mưa là 122,3 mm/giờ (trạm Cầu Bông, quận Bình Thạnh) khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP ngập nặng. Trong tương lai, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa trên địa bàn sẽ ngày càng cao và kéo dài, vượt qua tần suất thiết kế của các công trình chống ngập.
Theo TS.Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐHQG TP HCM), hiện tượng mưa với lưu lượng lớn ngày càng tăng. So với trước đây, lưu lượng mưa trung bình chỉ đạt 60-70 mm/giờ nhưng hiện nay đã đạt 100-120 mm/giờ. Trên thực tế, TP.HCM đã có những trận mưa đạt 145 mm và trong tương lai sẽ có những trận mưa lên đến 150 mm/giờ, thậm chí cao hơn.
"Hiện tượng mưa nhiều và có lưu lượng lớn như hiện nay gây khó khăn cho việc thiết kế, lựa chọn tần suất của các dự án đang sử dụng số liệu cũ" - TS Phi nhận định và cho biết hiện TP.HCM có nhiều dự án chống ngập lạc hậu và quá tải, nguyên nhân chính là do lưu lượng mưa ngày càng cao hơn so với thiết kế đang sử dụng. Ngoài ra, đỉnh triều cũng tăng cao theo từng năm gây khó khăn cho việc chống ngập. Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn thiếu quá nhiều và phần lớn có tiết diện nhỏ, chỉ đáp ứng cho đô thị 2,5 triệu dân trong khi TP hiện đã có hơn 10 triệu dân. Riêng ở khu vực nội thành, hệ thống thoát nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 100 km2 trong khi diện tích đô thị hóa đã lên trên 600 km2.
"Với nguồn vốn đầu tư cho các công trình chống ngập còn hạn chế như hiện nay, thay vì dàn trải, TP chỉ nên xây dựng các công trình chống ngập ở những khu vực thường xuyên bị ngập, gây thiệt hại nặng" - TS Phi kiến nghị.
Nhiều dự án lớn "trùm mền"
Dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 với tổng số vốn ban đầu hơn 11.531 tỷ đồng, được đánh giá là sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng cho TP và các tỉnh lân cận. Thế nhưng, sau nhiều năm thực hiện, đến nay, dự án vẫn còn ngổn ngang do thiếu vốn, vướng mặt bằng. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên cũng đang được xây dựng với tiến độ "rùa".
Trước đó, một dự án khác cũng được Chính phủ phê duyệt, chủ yếu tập trung vào việc giải quyết tiêu thoát nước do mưa và xử lý nước thải cho vùng nội thành, đã triển khai từ năm 2003 và hiện cũng đang "trùm mền" do nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, dự án ngăn triều trên sông Soài Rạp nhằm khép kín hoặc khép kín một phần sông Đồng Nai, bảo vệ TP.HCM thoát khỏi nguy cơ ngập do triều cường cũng chưa được thực hiện vì nhiều ứng dụng không còn khả thi hoặc phát huy tác dụng không cao.
Theo GS-TS.Nguyễn Tất Đắc, Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), vấn đề ngập ở TP.HCM rất cấp bách và để giải quyết thì cần có giải pháp đồng bộ.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết kế hoạch xóa, giảm ngập năm 2014 là hoàn thành 6/11 điểm và hiện đã hoàn thành một điểm, dự kiến trong 4 tháng cuối năm khó có khả năng hoàn thành 5 điểm còn lại.
Chống chỗ này, ngập chỗ kia
Vừa qua, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.HCM đã giám sát về tiến độ thực hiện dự án xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn quận 6, quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn giai đoạn 2014-2015. Tại buổi làm việc vào ngày 2/10, UBND quận Bình Thạnh cho biết trước đây trên địa bàn có 113 điểm ngập, từ năm 2011 đến nay đã xóa được 88 điểm nhưng lại phát sinh 8 điểm mới mà nặng nhất là khu vực các hẻm hai bên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Cảnh... Ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, đặt câu hỏi tại sao chống ngập mà lại xuất hiện thêm điểm ngập mới. Từ đó, yêu cầu lãnh đạo quận Bình Thạnh cùng Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước của TP tìm giải pháp chống ngập mang tính đồng bộ chứ không thể chống chỗ này gây ngập chỗ khác. Trước đó, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, cũng yêu cầu Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát xứ lý, không để người dân bức xúc vì ngập.
Theo nhiều nhà khoa học, việc chống ngập trên địa bàn TP.HCM phải được thực hiện lâu dài và dứt khoát, phụ thuộc vào tính bền vững của quy hoạch vì khi quy hoạch thay đổi thì giải pháp chống ngập cũng thay đổi theo.
Theo Người Lao Động
"Tái mặt" vì đứt phanh hãm ngay lần đầu âu yếm bạn gái Hai vợ chồng đang ân ái, bỗng dưng người chồng thấy đau buốt và có máu chảy ra ở đầu "của quý". Triệu chứng lạ xuất hiện khiến cả hai vợ chồng hoảng loạn đi cấp cứu. Đang cao trào bỗng dưng đứt phanh BS Nguyễn Bá Hưng - Phòng khám nam khoa Bệnh viện Vinmec Hà Nội cho biết ông đã từng...