Lãnh đạo Serbia và Kosovo đấu khẩu giữa căng thẳng
Tổng thống Serbia và lãnh đạo Kosovo nhấn mạnh rằng họ muốn chấm dứt bạo lực ở miền bắc Kosovo nhưng không thể hiện nhiều dấu hiệu nhượng bộ.
Nhà lãnh đạo Vjosa Osmani của Kosovo phát biểu tại Moldova ngày 1.6. ẢNH REUTERS
Tham dự hội nghị cấp cao ở Moldova với hơn 40 nhà lãnh đạo châu Âu ngày 1.6, Tổng thống Aleksandar Vucic của Serbia và nhà lãnh đạo Vjosa Osmani của Kosovo đều phớt lờ đối phương ngay cả khi họ chỉ đứng cách nhau vài mét trên thảm đỏ, theo Reuters.
Cả hai bên đang hứng chịu áp lực quốc tế trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng mới nhất giữa chính quyền Kosovo, khu vực mà sắc dân Albania chiếm đa số, với cộng đồng người Serb vốn phân bố chủ yếu ở phía bắc khu vực này.
Bạo lực bùng phát hồi đầu tuần sau khi chính quyền Kosovo, được hỗ trợ bởi các đơn vị cảnh sát đặc biệt, đã bổ nhiệm các thị trưởng người Albania tại các đô thị phía bắc. Các thị trưởng đã được bầu trong cuộc bầu cử mà tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 3,5%, sau khi người Serb tẩy chay việc này.
Bà Osmani cho rằng Belgrade đang cố gắng làm mất ổn định tại Kosovo. Bà cáo buộc ông Vucic hậu thuẫn cho các băng nhóm tội phạm ở miền bắc Kosovo. Đây là lực lượng mà bà cho rằng phải chịu trách nhiệm cuối cùng về các cuộc đụng độ làm bị thương 30 binh sĩ gìn giữ hòa bình NATO và 52 người Serb tham gia biểu tình.
“Tổng thống Vucic cần ngừng hỗ trợ các băng nhóm tội phạm ở Kosovo. Đó là điều ông ấy cần làm nếu thực sự muốn hòa bình. Ông ấy vẫn chưa thể hiện điều đó”, bà nói.
Serbia đã bác bỏ cáo buộc đó. Tham dự hội nghị ở Moldova, ông Vucic tỏ ra không mạnh mẽ như bà Osmani trong các phát biểu của mình. Song ông nói chính quyền Kosovo nên bãi nhiệm “các thị trưởng” tại các đô thị phía bắc và tuyên bố các đơn vị cảnh sát đặc biệt của Kosovo đã hiện diện ở đó bất hợp pháp.
“Serbia sẽ cố gắng hết sức để khiến xoa dịu căng thẳng. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục người Serb hành động một cách bình tĩnh và hòa bình”, ông nói.
Tổng thống Aleksandar Vucic của Serbia tại Moldova ngày 1.6. ẢNH REUTERS
Người Serb ở phía bắc Kosovo từ lâu đã yêu cầu thực hiện thỏa thuận năm 2013 do Liên minh Châu Âu (EU) làm trung gian để thành lập một hiệp hội các đô thị tự trị trong khu vực của họ.
Bà Osmani và ông Vucic dự kiến có các cuộc gặp riêng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz bên lề hội nghị của Cộng đồng Chính trị Châu Âu, một cơ quan gồm hơn 40 quốc gia được thành lập vào năm ngoái.
Song không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vucic và bà Osmani sẽ gặp nhau. Ông Vucic nói ông thậm chí còn không biết ai sẽ đại diện Kosovo tham dự hội nghị.
NATO đã quyết định triển khai thêm 700 lính gìn giữ hòa bình tới Kosovo để đối phó với cuộc khủng hoảng và tổng thư ký của liên minh, Jens Stoltenberg, ngày 1.6 cho biết họ sẵn sàng điều động thêm lực lượng.
Lính NATO bị thương trong đụng độ bạo lực ở Kosovo
“NATO sẽ tiếp tục cảnh giác. Chúng tôi sẽ ở đó để đảm bảo một môi trường an toàn và yên ổn, đồng thời cũng để xoa dịu và giảm thiểu căng thẳng”, ông nói với các phóng viên bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Oslo, Na Uy.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng ngày kêu gọi Kosovo và Serbia lập tức thực hiện các bước để giảm thiểu căng thẳng, cảnh báo rằng tình hình hiện tại cản trở tiến trình hội nhập châu Âu – Đại Tây Dương của cả hai bên.
Tổng thống Serbia: Căng thẳng về vấn đề Kosovo cao nhất trong thập kỷ
Tổng thống Aleksandar Vucic cũng cảnh báo tình hình ở Kosovo có thể biến thành "địa ngục trần gian" nếu chính quyền không đảo ngược kế hoạch cấm biển số xe Serbia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: AA
Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 20/11 cho rằng tình hình ở Kosovo đã đến giai đoạn khó khăn nhất trong 10 năm qua, một ngày trước khi những người lái xe vẫn sử dụng biển số cũ do Serbia cấp sẽ bắt đầu bị phạt ở Kosovo.
"Chúng tôi đang trải qua giai đoạn căng thẳng cao nhất trong 10 năm qua về vấn đề Kosovo. Tôi không lạc quan rằng chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận vào ngày mai. Tôi chỉ không muốn họ nói rằng Serbia không đóng góp vào cuộc đối thoại", ông Vucic nói.
Bình bình luận của ông Vucic cũng được đưa ra trước cuộc gặp với lãnh đạo Kosovo Albin Kurti ở Brussels theo lời mời của EU để thảo luận về việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng biển số xe.
Cuộc họp cấp cao khẩn cấp trong khuôn khổ Đối thoại Belgrade-Pristina về bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia được diễn ra vào sáng sớm 21/11 theo giờ địa phương.
Theo ông Vucic, hòa bình ở Kosovo phụ thuộc vào áp lực từ các nước phương Tây. "Họ cần gây áp lực lên Kosovo. Trì hoãn quyết định cuối cùng không có có ý nghĩa gì với chúng tôi", Tổng thống Serbia lưu ý.
Đề xuất Đức - Pháp
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết ông sẵn sàng thảo luận về đề xuất của Đức - Pháp nhằm tăng tốc độ gia nhập EU của Serbia để đổi lấy việc nước này công nhận Kosovo.
"Chúng tôi từ chối hay chấp nhận (đề xuất). Chúng tôi chỉ sẵn sàng đàm phán", ông Vucic nói, nhấn mạnh rằng Serbia muốn tạo cơ hội cho những thay đổi trong giải pháp được đề xuất.
Đầu tháng 10, ông Vucic cho biết Đức và Pháp đã đề nghị đẩy nhanh quá trình trở thành thành viên EU của Serbia nếu nước này công nhận nền độc lập của Kosovo.
Cuộc họp sẽ được điều hành bởi Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, với sự hỗ trợ của Đại diện đặc biệt của EU Miroslav Lajcak.
Người phát ngôn EU Petar Stano trước đó cũng cho rằng cuộc khủng hoảng giữa hai bên đang ở giai đoạn khó khăn nhất kể từ năm 2013.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã gia tăng kể từ khi người dân tộc Serbia ở Kosovo rút khỏi tất cả các cơ quan chính quyền để phản đối quyết định về việc thay biển số ô tô cũ do chính quyền Serbia cấp bằng biển số từ Kosovo.
Rút khỏi vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền, Tổng thống Serbia thành lập tổ chức mới Trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại một cuộc mít tinh ở thủ đô Belgrade, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố ông sẽ từ chức lãnh đạo đảng Cấp tiến Serbia (SNS) cầm quyền vào ngày 27/5 để thúc đẩy đoàn kết dân tộc trong giai đoạn khủng hoảng. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: AP Tham gia cuộc mít tinh...