Lãnh đạo sắp hết đường ‘trốn’ dân?
Dự án Luật tiếp công dân sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp lần này, bên lề Quốc hội chiều 28/5, ông Trương Minh Hoàng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho biết, dự án luật ra đời sẽ có lợi cho dân và người đứng đầu không “trốn” được dân
Ông Trương Miinh Hoàng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau. Ảnh. Xuân Hải.
Ông Hoàng cho rằng, dự án luật tiếp công dân là để người cán bộ, lãnh đạo những người có dấu hiệu né tránh không tiếp dân sẽ không thể chối bỏ hay vì lý do này khác để trốn tránh trách nhiệm của mình.
Việc tiếp công dân để chúng ta thể hiện rõ trách nhiệm của công chức, của những người có thẩm quyền hay là người đại biểu nhân dân đối với người dân, đáp ứng với sự tin tưởng của cử tri.
- Thưa ông, việc Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật tiếp dân tại kỳ họp lần này, ông có ý kiến như thế nào về tính khả thi của dự án luật tiếp dân?
Tôi cho rằng, việc ban hành dự án Luật này là rất cần thiết làm. Dự án luật nếu được ban hành sẽ làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu khi tiếp dân. Việc này buộc người đứng đầu các cơ quan đơn vi, ban ngành phải nắm được vấn đề, mặt khác phải xây dựng đội ngũ chuyên môn của mình để làm thế nào thực hiện cho được công việc có chức năng này.
Một việc nữa là để làm tốt hơn vấn đề này thì những người đúng đầu phải am hiểu sự việc, nắm bắt được sự việc và bản thân anh ta phải đảm bảo về trình độ bao quát, mặt khác phải đi sâu, đi sát cơ sở để lắng nghe ý kiến từ các cấp có thẩm quyền xung quanh giải quyết vấn đề này và quan điểm về việc giải quyết vấn đề này như thế nào.
Mặt khác tổng hợp các quan điểm của các ngành chức năng về vấn đề này như thế nào, có như thế khi tiếp xúc trao đổi với nhân chúng ta mới có cơ sở, điều kiện để giải thích với bà con nhân dân và với cử tri.
Trong thực tế khi bà con tìm đến các cơ quan chức năng để trao đổi về vấn đề gì thì thường họ khai thác các khía cạnh có lợi về mình là chính. Mà việc đó là đương nhiên thôi khi mình yêu cầu khiếu kiện về vấn đề gì mà chưa thấy hài lòng, cũng phải đặt ra vấn đề có lợi cho mình.
Video đang HOT
Vì vậy, khi chúng ta muốn giải quyết được thỏa đáng vấn đề thì chúng ta phải nắm bắt vấn đề trên cơ sở quan điểm của các cơ quan ban ngành chức năng, đặc biệt là nắm bắt trên cơ sở pháp luật, giải thích trên cơ sở pháp luật.
- Việc tiếp công dân đã được thực hiện ở hầu hết các cơ quan nhà nước từ địa phương cho đến trung ương và giao cho cán bộ tiếp công dân, tuy nhiên người dân vẫn không hài lòng, có phải do phong cách, thái độ của cán bộ tiếp dân không thưa ông?
Tôi cho là đúng như vậy. Cũng có những trường hợp phân công cán bộ tiếp công dân, nhưng về phần trình độ chuyên môn, phong cách giao tiếp cũng là một vấn đề cần phải lựa chọn.
Chúng tôi cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này, nghiệp vụ chuyên môn là một vấn đề, nhưng phong cách, thái độ tiếp công dân cũng là vấn đề quan trọng cần đặt ra, làm thế nào để khi công dân đến gặp gỡ trao đổi phải giải tỏa được những bức xúc, làm dịu tính nóng nảy của họ.
- Kinh nghiệm của ông trong thực tế khi tiếp dân là như thế nào, thưa ông?
Trong thực tế, tôi cũng có những kinh nghiệm thế này. Tôi làm cán bộ chủ chốt ở một cấp huyện, thỉnh thoảng bà con cũng đến yêu cầu, có khi mình cũng rất cần bà con đến, nhưng có khi cán bộ chuyên môn hoặc anh em bảo vệ cơ quan lại ngại công việc của mình đã có lịch sắp xếp từ trước nên bà con cũng không gặp được tôi.
Có trường hợp, mặc dù đã có lịch bận từ trước nhưng khi biết bà con cần gặp nên tôi đã thu xếp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với bà con, sẵn sàng mời bà con vào tiếp chuyện.
Có những việc người ta bức xúc viết đơn khiếu kiện nhưng mình dành thời gian tiếp chuyện giải thích cho bà con hiểu rõ thì họ cũng sẵn sàng rút đơn và đưa ra yêu cầu, trong đó yêu cầu của bà con có thể đưa ra 5 vấn đề, nhưng cũng có thể có 2 vấn đề đúng và cũng có thể có 1 hoặc hai vấn đề người dân sai, nhưng người ta cũng vui vẻ tiếp nhận vấn đề sai và xin sẵn sàng rút đơn về .
- Hiện nay việc tiếp dân của ông được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Thời tôi làm bí thư huyện ủy tôi cũng thường xuống cơ sở để tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân và nay với cương vị là một đại biểu Quốc hội tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với dân, trước và sau khi diễn ra các kỳ họp.
Mình có thể xuống cơ sở để khảo sát một vấn đề gì đó để nghe bà con, tìm hiểu vấn đề, chính những lúc mình xuống nắm bắt tâm tư của bà con, qua đó gửi gắm tiếng nói của bà con nhân dân và đưa ra mốc thời gian trả lời để bà con cũng thấy nhẹ lòng hơn.
Nhưng cũng có nhiều vấn đề mình chuyển đến cơ quan này, cơ quan khác, cấp này cấp khác, nhưng cái khó của chúng tôi là sự trả lời chưa kịp thời, đó là điều đáng tiếc. Vì bà con trông đợi cũng như tôi trông đợi, làm sao có một cơ chế mạnh hơn nữa để khi có kiến nghị của đại biểu, nhân dân các cấp tạo ra áp lực để người đứng đầu phải có trách nhiệm trả lời cho bà con rõ ràng thật thỏa đáng.
Một vấn đề nữa là chúng ta không nên có thái độ né tránh với bà con. Bởi vì cũng là dân mình thôi, khi người ta có bức xúc thì mình cũng nên sẵn sàng.
- Như ông nói muốn có áp lực đủ mạnh để người đứng đầu phải tiếp dân, trả lời dân, áp lực đó là gì thưa ông?
Theo tôi thì phải sớm hoàn thiện Luật tiếp dân, nếu Luật được ban hành và sớm đi vào cuộc sống, có ràng buộc cho rõ ràng. Tôi nghí rằng mình sẽ căn cứ vào đó để tạo áp lực mạnh nhất.
Trong thực tế chúng ta còn việc nữa là vai trò của người đại biểu được dân cử, người giữ chức danh do Quốc hội bầu phê chuẩn nếu như anh ta làm chưa tốt trong việc tiếp dân và trả lời dân, thì đấy cũng là động thái để chúng ta nhắc nhở anh ta làm cho tốt. Mặt khác tại các cơ quan, các tổ chức chính trị cũng đang tiến hành những bước đó để chúng ta có điều kiện hơn để đánh giá cán bộ và đặc biệt là người đứng đầu.
- Có ý kiến cho rằng nhiều quy định trong dự án luật tiếp dân trùng, gần giống với luật khiếu nại, luật tố cáo, ý kiến của ông về vấn đề này?
Thực ra thì Luật khiếu nại, luật tố cáo cũng đã có cơ sở, tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con nhân dân, nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh, chỉ cho người ta đi đến đâu, cái gì người ta làm đúng và chưa ràng buộc rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu, thái độ của người đứng đầu để đi đến việc gặp gỡ tiếp xúc và giải quyết đơn thư, thắc mắc của công dân.
Tôi nghĩ rằng, việc ban hành thêm Luật Tiếp công dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tạo vai trò trách nhiệm mạnh hơn của người đứng đầu đối với công dân khi người dân đặt vấn đề yêu cầu giải quyết đối với mình.
Xin cảm ơn ông!
Theo vietbao
Đi kiện sẽ phải cược tiền
Trong phiên Ủy ban TVQH thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân ngày 19/3, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi "Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết, có vừa lòng dân hay không?" Và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!
Đơn nào cũng gửi từ Tổng Bí thư trở xuống
"Cần có quy định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản đặt cược nào đó. Theo kiện thì phải bỏ tiền. Nếu kiện đúng thì nhà nước sẽ hoàn trả" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý.
Theo ông Dũng, trong việc giải quyết khiếu tố hiện nay còn có sự "nể nang", và vì thế "có một số đối tượng khiếu tố lợi dụng sự nể nang này" với tâm lý có mất gì đâu. Nhắc lại 2 lần rằng đây chỉ là "một số nhỏ thôi", Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH đề xuất cần quy định rõ trách nhiệm của người đi khiếu tố. Lấy ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế "nhà nước chịu 80, người dân chịu 20", ông Dũng lập luận "Giờ khiếu tố cũng thế, phải buộc người khiếu tố ứng ra 1 khoản đặt cược nào đó, nếu theo kiện họ phải bỏ tiền, nếu đúng nhà nước hoàn trả".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện dẫn "kinh nghiệm nước ngoài" rằng: Người ta dạy cho công dân có quyền, nhưng cũng dạy họ nghĩa vụ tìm đúng đến những nơi khiếu tố. Không đúng (nơi) người ta trả lại (đơn). Trong khi đó, theo ông Hiện, "Ở ta, cái gì, đơn nào cũng in gửi đủ từ Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội. Sau đó nhận được một cái phiếu chuyển đơn có ý kiến của lãnh đạo, người dân người ta cầm cái phiếu chuyển đơn có lời phê đi gặp các cơ quan hỏi vì sao lãnh đạo có ý kiến và không giải quyết". "Cái đó rất phức tạp" và "gây ra tình trạng lộn xộn" - ông Hiện nói và kêu gọi "Đã đến lúc phải nghĩ hướng dẫn người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ".
Uỷ ban TVQH thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân ngày 19/3 - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nêu những trường hợp "Người dân vẫn khiếu kiện dù đã giải quyết ở mức cao nhất rồi". Ông đề nghị "Cần có 1 điều để xử lý vấn đề này, chứ hiện các cơ quan rất khổ sở".
Tiếp dân như "chim đưa thư"
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: "Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết, có vừa lòng dân hay không?" Và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!
Cần có quy định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản đặt cược nào đó. Theo kiện thì phải bỏ tiền. Nếu kiện đúng thì nhà nước sẽ hoàn trả - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý.
Chủ tịch phân tích: Tiếp công dân để giải quyết nó khác. Tiếp để tiếp nhận, giám sát là khác. Một đằng có trách nhiệm đến cùng. Một đằng là tiếp, tiếp và tiếp, có phải để giải quyết đâu. Cái này phải phân biệt rõ chứ không thể "nhào vào một cục". Theo ông, cần phải xác định rõ: Cơ quan dân cử, lập pháp cần luận rõ tiếp công dân để làm gì? Có nên lập ra cơ quan tiếp công dân không? QH có sửa sai được không? Có cấp đất lại được không? Có tha kỷ luật hay kỷ luật nặng hơn không? Ngay cả Ủy ban Dân nguyện của QH cũng không làm được. Chúng ta đang chỉ giám sát các cơ quan tiếp dân làm không đúng thì "sửa ông ý". QH, HĐND không thể làm thay được. Đừng có nhầm chân.
Ngay cả các ĐBQH, theo Chủ tịch QH, hiện cũng chỉ tiếp dân để đi hỏi, để yêu cầu, để kiến nghị. Tiếp để nghe, thấu hiểu. Ông nói tới tương lai, "thậm chí sau này có thể lập văn phòng ĐBQH" trong khi hiện tại "Người dân tin tưởng đến cơ quan quyền lực cao nhất" và cảnh báo "Tin tưởng rồi không giải quyết được sẽ trở thành một thứ gánh nặng, là phản cảm, vô dụng".
Ví von việc tiếp công dân hiện như "chim đưa thư", đầy tâm huyết, Chủ tịch QH nói từ khi ông làm Chủ tịch QH, còn một việc "chưa có cách gì cải tiến, đổi mới được" là "một luật giám sát để nâng cao vai trò giám sát, nâng cao hiệu lực giải quyết ở một số lĩnh vực".
Phát biểu có tính chất tiếp thu, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đề xuất quyền "trực tiếp đôn đốc" tới chủ tịch tỉnh của trụ sở tiếp dân. Ông Thanh nêu thực tế "Người dân khiếu tố chủ yếu ở các cơ quan T.Ư, nếu chỉ hướng dẫn bà con đến đúng nơi thì người ta không về. Chẳng hạn 79% số khiếu tố liên quan đến đất đai, nếu chúng ta chỉ hướng dẫn bà con về Sở Tài nguyên và Môi trường thì dứt khoát họ không về".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của QH Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi "Có phải chúng ta chuyên nghiệp hóa lực lượng tiếp dân? Khoán trắng cho họ? Ông Khoa đề nghị "Cần xem xét lại tư tưởng này". Nhắc lại câu hỏi của Chủ tịch QH, rằng: Liệu sau khi luật ban hành có giải quyết được không? Ông Khoa khẳng định: "Tôi cho đây là một thách thức lớn", đồng thời kêu gọi "Chúng ta không nên thành lập cơ quan chuyên nghiệp tiếp công dân". Trước đây chúng ta tiếp dân ngay tại cơ quan nhà nước và người đứng đầu phải có trách nhiệm.
Hôm qua, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã cho ý kiến về Luật Phòng cháy chữa cháy (sửa đổi).
Theo 24h
Người dân cần đặt tiền khi đi kiện Người dân cần đặt một khoản tiền nhất định, đặt cọc nào đó. Nếu họ quyết tâm đi kiện thì phải đóng một khoản tiền. Nếu họ kiện không đúng thì phải mất khoản tiền đó... Trong phiên họp sáng 19.3 cho ý kiến về Dự án Luật Tiếp công dân của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội...