Lãnh đạo quận Tân Phú đi vận động, đòi vỉa hè
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú trực tiếp xuống chỉ đạo tổ công tác liên ngành đòi vỉa hè cho người đi bộ bằng cách phát phiếu vận động.
Sáng 28-2, ông Nguyễn Quốc Thái cùng đoàn công tác gồm Đội Quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát cơ động, chủ tịch UBND phường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thạnh kiểm tra tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Sơn.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú (trái) cùng lực lượng chức năng kiểm tra tình hình lấn chiếm lòng lề đường Nguyễn Sơn, sáng 28-2.
Lực lượng chức năng đã phát phiếu cam kết vận động các hộ dân tháo dời các bục, công trình xây dựng lấn chiếm trên vỉa hè, nếu đến ngày 2-3 chủ nhà không tháo dỡ sẽ cưỡng chế.
Một số hộ dân kinh doanh ở chợ Tân Phú nhận thấy người tối hôm trước đến gặp nhắc nhở là phó chủ tịch UBND quận nên đã ra bắt tay và hưởng ứng phong trào, dọn dẹp hàng quán, trả lại vỉa hè.
Một hộ kinh doanh kể: “Tối qua, anh Nguyễn Quốc Thái đi xe máy tới nhắc nhở phải kinh doanh đúng quy định. Tôi và mọi người cứ nghĩ chắc đây là cán bộ đô thị phường nhưng sáng nay nhận ra anh là phó chủ tịch quận nên rất cảm kích. UBND quận hứa sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi kinh doanh với cam kết phải dời vào sâu vào bên trong chợ, thay vì xử phạt. Chúng tôi rất hoan nghênh giải pháp đó”.
Một trường hợp để xe dưới lòng đường đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quốc Thái cho biết từ lâu quận đã thực hiện chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Riêng những tháng đầu năm 2017 đến nay, tập trung xử lý trên 5 tuyến đường trọng điểm cấp quận như Nguyễn Sơn, Lê Trọng Tấn, Vườn Lài và sau đó thực hiện ở các tuyến còn lại.
Video đang HOT
Đội Quản lý trật tự đô thị quận Tân Phú phát phiếu cam kết đến từng hộ dân và cho thời gian tự phá bỏ bục lấn chiếm. Đến ngày 2-3 tình trạng này còn xảy ra sẽ tiến hành cưỡng chế.
“Bản thân tôi từ tuần trước cũng đã trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động, xử lý cùng với các lực lượng để tạo chuyển động mới trong việc đảm bảo trật tự lòng lề đường, “giành” lại vỉa hè cho người đi bộ”- ông Thái nói và nhận định đã giao trách nhiệm cho chủ tịch các phường, nếu nơi nào không có sự chuyển động sẽ xử lý từng cá nhân.
Theo phó chủ tịch quận Tân Phú, đa số những người kinh doanh lấn chiếm là dân nhập cư, buôn bán nhỏ. Vì vậy, chủ trương của quận là dẹp lòng đường nhưng không triệt tiêu nguồn sống của những người lao động nghèo.
Ông Thái trăn trở: “Đằng sau gánh hàng rong là cả một gia đình nên chúng tôi đang tìm nhiều giải pháp hỗ trợ đồng thời vận động các nhà có công trình lấn chiếm tự tháo dỡ”. Bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ tịch UBND quận Tân Phú, nhận định: “Chúng tôi chưa chọn giải pháp cưỡng chế, đập bỏ và xử phạt đối với các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường vì như vậy tạo sẽ ra tâm lý áp đặt, ức chế khiến họ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Trước mắt, lượng chức năng quận Tân Phú liên tục tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân để nhận thức của họ được nâng lên. Nhiều lần như vậy họ không thực hiện mới thực hiện việc phá dỡ. Hiện quận đã đã vận động được một hộ dân ở phường Tây Thạnh về việc dành bãi đất trống sắp xếp cho hàng rong vào đó kinh doanh và cho phép thu phí bãi, phí vệ sinh”.
Theo Người Lao Động
Gia đình 30 người ở Sài Gòn phóng sinh hơn 100 kg cá
Ngày rằm tháng Giêng, gia đình anh Hồ Văn Sinh (quận Tân Phú) chi ra 10 triệu mua 100 kg cá, chim, ba ba, ốc... rồi cùng ra sông Sài Gòn phóng sinh.
Từ sáng ngày rằm tháng Giêng, đông đúc người dân mang cá, chim... đến chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh, TP HCM) phóng sinh do nơi đây sát bờ sông Sài Gòn.
Phía ngoài cổng chùa, các cửa hàng cá, chim... "được mùa" bán buôn. Tại lối ra bờ sông, từng dòng người thay phiên nhau xách xô chậu chứa cá vừa cúng xong để thả.
Nhiều gia đình tổ chức phóng sinh lớn. Nhà anh Hồ Văn Sinh (quận Tân Phú) chi ra 10 triệu mua cá, chim, ba ba, ốc... Riêng các loại cá đã hơn 100 ký.
Cả nhà 30 người cùng nhau làm lễ cúng trước khi thả xuống sông Sài Gòn. "Phóng sinh mỗi ngày rằm hay bất cứ khi nào thấy nên làm là truyền thống của gia đình tôi", anh Sinh nói.
Nguyên một khúc sông, gia đình anh tấp nập thả cá, ốc, phóng sinh chim.
Tại chùa, có hẳn một lực lượng vận chuyển cá, chạy thuyền phục vụ nhu cầu phóng sinh. "Chúng tôi không ra giá thuê thuyền mà tùy hỷ thôi, thường họ biếu 20.000 - 100.000 đồng. Họ không gửi tiền công cũng không sao hết", chị Thảo (chủ thuyền) cho biết.
Những con cá lớn được gia đình anh Sinh đưa ra giữa sông để thả. "Chúng tôi quan niệm loài nào cũng có sự sống nên cần được thả về môi trường tự nhiên. Vì vậy cả ốc chúng tôi cũng thả với hy vọng phước lành từ việc này", anh Sinh chia sẻ.
Có người thì mua lươn để phóng sinh.
Chị Hồ Thị Ngọc Thu (35 tuổi, quận Bình Thạnh) thì mua 3 ký cua ngoài chợ, mang ra bờ sông thả.
Ngoài cá chép, cá trê, cá rô người dân còn phóng sinh các loài chim nhỏ như chim sẻ, sắc ô, chim quan âm... Giá mỗi loài 7.000 - 20.000 đồng một con. "Phóng sinh 10 con hay một con cũng có ý nghĩa như nhau, đều cảm thấy lòng mình được thanh thản, thoải mái, cầu mong điều tốt đẹp cho mình và gia đình", chị Lý Thị Thanh Thư (quận Tân Bình) bộc bạch.
Trong những loài vật được bán để phóng sinh, rùa là loài có giá đắt nhất, với giá 400.000 đồng một ký. Dù vậy, vẫn có nhiều người mua về thả. Theo quan niệm của nhiều người, đây là loài có nghiệp nặng, trường sinh, mang ý nghĩa "cầu mong sức khỏe, sống lâu như rùa".
Do nước triều nên cao, bờ sông lại nhiều lục bình nên nhiều người cố gắng lội nước ra xa hơn để thả cá.
Vì số lượng cá, rùa phóng sinh rất lớn, nhiều con to nên quanh quẩn bờ sông có người chạy ghe dùng chích điện vớt cá khiến những người vừa phóng sinh lo lắng.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Người phụ nữ đuổi theo cướp bị ngã xe tử vong Đuổi theo hai tên cướp giật điện thoại, khi đến khúc cua, người phụ nữ lao xe lên vỉa hè, tông vào cột điện, tử vong sau đó. Hiện trường nơi người phụ nữ bị ngã tử vong. Ảnh: A.X Trưa 5/9, người dân trên đường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP HCM) thấy bà Minh (59 tuổi) vừa đuổi theo hai...