Lãnh đạo phe đối lập Ukraine bị điều tra tội phản quốc do thân Nga
Nhà lập pháp thuộc phe đối lập Ukraine Viktor Medvedchuk đang bị cơ quan quan ninh nước này điều tra tội “phản quốc” vì được cho là thân Nga.
Nhà lập pháp đối lập Ukraine Viktor Medvedchuk – Ảnh: Internet
Ông Medvedchuk, nhà lãnh đạo của đảng có tên Vì cuộc sống (For Life) cho hay cuộc điều tra chống lại ông là một “cuộc đàn áp chính trị”.
Trước đó, trong ngày 5.2, Văn phòng Công tố viên Ukraine đã khởi động một vụ án hình sự chống lại ông Medvedchuk. Theo các công tố viên thì trong một bài phát biểu tại đại hội đảng của mình, ông Medvedchuk đã nói về “sự cần thiết phải thành lập cái gọi là khu vực Donbass tự trị với quốc hội và chính phủ của họ”. Điều này được cho là ngược lại với điều 1 của Hiến pháp Ukraine mà theo đó, coi nước này là một nhà nước đơn nhất.
“Những đàn áp chính trị đã tiếp diễn trong suốt những năm đó (sau cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát hồi tháng 2.2014), gồm cả những đàn áp chính trị chống lại tôi”, ông Medvedchuk bình luận về tình hình.
Video đang HOT
Ông Medvedchuk mô tả các cáo buộc của cơ quan công tố Ukraine là “vô lý và không có căn cứ.”
“Sự vô nghĩa trong tuyên bố của Văn phòng Công tố và những điều vô nghĩa được viết trong tài liệu này chứng tỏ rằng tình huống này không liên quan gì đến luật pháp”, nhà lãnh đạo phe đối lập nói thêm.
“Tôi đã bày tỏ kế hoạch giải quyết hòa bình, chấm dứt chiến sự ở Ukraine, ở Donbass, đó là kế hoạch được hỗ trợ bởi phong trào đối lập Vì cuộc sống và kế hoạch của ứng cử viên tổng thống của chúng tôi là ông Yuri Boyko. Đương nhiên, chính phủ không thích nó và họ đã cố gắng hết sức để ngăn chặn sự hòa giải, bao gồm cả bằng các biện pháp đàn áp chính trị”, ông Medvedchuk nhận định.
“Những người nắm quyền lực sẽ tự nhiên thử mọi mánh khóe trong sách vở, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có cơ sở hợp pháp để làm điều đó”, Medvedchuk nói thêm.
Đảng Vì cuộc sống cũng đưa ra tuyên bố bảo vệ ông Medvedchuk.
“Cuộc tấn công chống lại ông Viktor Medvedchuk chứng tỏ rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của đảng chiến tranh (chính phủ Ukraine) là việc thực hiện kế hoạch Medvedchuk, sự hòa giải ở phía đông Dialqine, sự trở lại của Donbass với Ukraine. Chứng tỏ rằng chính phủ đã sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để đàn áp đảng Vì vuộc sống, là ứng cử viên đối thủ tư tưởng chính của họ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới”, bản tuyên bố của đảng Vì cuộc sống cho biết.
Một nhà lãnh đạo đảng khác là ông Yuri Boyko cho biết tuyên bố của ông Medvedchuk hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận Minsk về hòa giải miền Đông Ukraine, cũng được ký bởi chính phủ Kiev. Trong thỏa thuận Minsk là một gói giải quyết hòa bình cho khu vực miền Đông Ukraine, không chỉ là lệnh ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng, ân xá chính trị và nối lại quan hệ kinh tế… mà còn là một cải cách hiến pháp sâu sắc ở Ukraine, sẽ dẫn đến phân cấp quyền lực và vị thế đặc biệt cho các vùng Donetsk và Lugansk.
“Không có tuyên bố nào của Viktor Medvedchuk mà tôi biết vi phạm các thỏa thuận Minsk vốn được ký bởi tất cả các quốc gia thành viên trong tiến trình Normandy. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng đó không phải là áp lực đối với những người bất đồng chính kiến, đối với những người muốn hòa bình, và không có gì bất thường”, ông Boyko nói với kênh 112 TV Ukraine.
Ái Vi (theo TASS)
Theo Motthegioi.vn
Tổng thống Poroshenko: 'Ukraine cần hòa bình với Nga'
Quan hệ giữa Nga và Ukraine xấu đi kể từ khi sự kiện Crimea sáp nhập với Nga năm 2014 và tình hình bất ổn tại khu vực miền Đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 29/1 tuyên bố nước này cần hòa bình với Nga.
"Chúng tôi chắc chắn cần hòa bình với Nga. Mọi người đã mệt mỏi với chiến tranh", ông Poroshenko nói tại một diễn đàn ở Kiev được phát sóng trên các kênh truyền hình Ukraine.
Ông Poroshenko cũng tuyên bố rằng ông sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng thống Ukraine trong cuộc bầu cử vào ngày 31/3.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống Petro Poroshenko ký dự luật chấm dứt Hiệp ước hữu nghị với Nga bắt đầu từ ngày 1/4 năm 2019.
Moscow đã tuyên bố quyết định của Kiev sẽ làm tổn hại thêm quan hệ song phương. Phe đối lập Ukraine cũng lên án việc này sẽ gây bất lợi cho lợi ích quốc gia của đất nước, nói rằng hành động này sẽ tạo ra khoảng trống pháp lý trong quan hệ hai bên.
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hữu nghị được ký kết vào tháng 5 năm 1997. Đây là một tài liệu chính điều chỉnh các mối quan hệ song phương và cung cấp cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Nga và Ukraine.
Huy Vũ
Theo Ngày Nay/Sputnik