Lãnh đạo Pháp, Iran thảo luận về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân năm 2015
Trong cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ với người đồng cấp Pháp Macron, Tổng thống Pezeshkian bày tỏ sự sẵn sàng của Iran trong việc cải thiện quan hệ với Paris dựa trên sự thẳng thắn và xây dựng lòng tin.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian (trái) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: AFP)
Ngày 29/7, tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm trao đổi về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) và việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Theo thông tin trên trang web của Văn phòng Tổng thống Iran, trong cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ, Tổng thống Pezeshkian đã bày tỏ sự sẵn sàng của Iran trong việc cải thiện quan hệ với Pháp dựa trên sự thẳng thắn và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Theo ông Pezeshkian, Iran cũng sẵn sàng cho việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân trong khuôn khổ đã thỏa thuận nhằm dỡ bỏ trừng phạt đối với Tehran.
Video đang HOT
Tân Tổng thống Iran cũng cho rằng việc tất cả các bên thực hiện các cam kết đã đưa ra trước đó và việc chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với Tehran là nền tảng thuận lợi để thúc đẩy các cuộc đàm phán tiếp theo.
Theo Tổng thống Iran, nước ông đã thực hiện mọi cam kết theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1, như những gì mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã kiểm chứng trong hơn 15 báo cáo của tổ chức này.
Tuy nhiên, ông Pezeshkian cho rằng phía Mỹ đã không thực hiện cam kết khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới đối với người dân Iran.
Về phần mình, Tổng thống Pháp hoan nghênh cách tiếp cận của Tổng thống Masoud Pezeshkian nhằm thúc đẩy các mối quan hệ và duy trì sự cân bằng trong chính sách đối ngoại của đất nước, bày tỏ hy vọng về sự cải thiện trong quan hệ giữa Iran với Pháp, cũng như với các quốc gia khác ở châu Âu trong nhiệm kỳ của ông Pezeshkian./.
Tình báo Nga: Pháp định gửi 2.000 quân chiến đấu tới Ukraine
Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga cảnh báo Pháp vẫn có kế hoạch bí mật gửi quân đến chiến đấu tại Ukraine.
Tình báo Nga tuyên bố giải mật được thông tin cho rằng Pháp dự định gửi 2.000 quân tới Ukraine. Ảnh minh họa: NurPhoto/Getty Images
Theo đài RT, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) đã giải mật báo cáo của một đặc vụ Pháp hồi tháng 3 tuyên bố rằng Pháp đang chuẩn bị cử một đội khoảng 2.000 binh sĩ đến chiến đấu ở Ukraine.
Báo cáo nhanh này được đăng trên tạp chí của SVR, "Scout" số mới nhất. Theo đó, một đặc vụ sử dụng mật danh là Felix tuyên bố rằng quân đội Pháp "lo ngại về số lượng người Pháp thiệt mạng ngày càng tăng trên chiến trường Ukraine", đặc biệt sau khi lực lượng Nga phá hủy địa điểm mà họ cho là một trung tâm triển khai tạm thời dành cho người nước ngoài gần Kharkov vào tháng 1 năm nay.
Theo báo cáo của Felix, Paris ước tính rằng chỉ riêng cuộc tấn công đó đã giết chết "hàng chục công dân Pháp", đồng thời lưu ý rằng kể từ đó, các cuộc tấn công tương tự đã "trở thành bình thường trong cuộc xung đột ở Ukraine".
Bức điện mật mã của Felix cũng tiết lộ, Bộ Quốc phòng Pháp đã thừa nhận riêng rằng họ chưa từng chứng kiến những tổn thất như vậy kể từ cuộc chiến ở Algeria vào nửa sau thế kỷ 20.
Hiện Paris chưa có bình luận chính thức về thông tin nói trên.
Đặc vụ SVR báo cáo rằng con số thương vong chính xác cũng như ý kiến cho rằng có quân nhân Pháp ở Ukraine đang bị chính quyền Pháp cố tình che đậy. Paris được cho là lo ngại rằng số thương vong "đã vượt qua ngưỡng đáng kể về mặt tâm lý" và việc công bố con số đó có thể gây ra sự phản đối của công chúng cũng như sự bất mãn của giới chức.
Bất chấp những vấn đề này, đặc vụ Felix cho biết chính quyền Pháp vẫn đang chuẩn bị gửi một đội quân tới Ukraine, đồng thời tuyên bố rằng nhóm này ban đầu dự kiến bao gồm khoảng 2.000 quân. Tuy nhiên, quân đội Pháp lo ngại rằng sẽ không thể bí mật gửi một lực lượng lớn như vậy vào Ukraine vì họ sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên của lực lượng Nga.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần ám chỉ nước ông có thể cử binh sĩ chiến đấu bên phía Kiev, làm dấy lên phản ứng từ Nga cũng như sự phản đối từ hầu hết các đồng minh của Paris trong NATO.
Nhà lãnh đạo Pháp sau đó xác nhận rằng ông đang cố gắng thành lập một liên minh sẵn sàng triển khai các chuyên gia để huấn luyện quân đội Ukraine trên thực địa và tuyên bố rằng một số quốc gia đã đồng ý tham gia nỗ lực này. Tháng trước, các quan chức cấp cao Ukraine báo cáo rằng nhóm huấn luyện viên người Pháp đầu tiên đang trên đường tới Ukraine.
Hồi đầu tháng 5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã từ chối loại trừ khả năng NATO điều quân từ châu Âu tới Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist hôm 2/5, ông Macron nêu ra hai điều kiện để đưa quân tới Ukraine gồm Nga đột phá trên tiền tuyến và yêu cầu của Kiev.
Phản ứng lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng tuyên bố của ông Macron là "rất nguy hiểm". Tuyên bố này cũng bị giới chức ở Anh, Pháp, Hungary, Italy và Slovakia chỉ trích.
Moskva nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev, trong khi Tổng thống Vladimir Putin khẳng định các chuyên gia quân sự phương Tây từ lâu đã hoạt động ở Ukraine "dưới vỏ bọc lính đánh thuê". Ông Putin cảnh báo rằng việc triển khai lực lượng phương Tây tới Ukraine có thể dẫn đến một "cuộc xung đột nghiêm trọng ở châu Âu và xung đột toàn cầu".
Bất ngờ ngoạn mục trên chính trường Pháp Vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp đã chứng kiến bất ngờ lớn, với việc khối chính trị giành vị trí dẫn đầu không phải là đảng Tập hợp Quốc gia (RN) và các đồng minh, mà là liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP). Kết quả khác hoàn toàn với dự đoán của giới phân tích đang đặt ra...