Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Mỹ dưới thời Tổng thống Biden
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự kiến là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Bloomberg
Kênh CNN (Mỹ) ngày 12/3 dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết thông tin trên nhưng chi tiết chuyến công du chưa được tiết lộ.
Sáng 12/3, Tổng thống Biden đã họp trực tuyến với Thủ tướng Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Đây là một sự kiện của “bộ tứ kim cương” (còn gọi là QUAD) và cũng là cuộc họp hội nghị thượng đỉnh cấp cao đa phương đầu tiên của Tổng thống Biden với các lãnh đạo khác.
Các lãnh đạo của QUAD cũng thống nhất sẽ gặp trực tiếp trước cuối năm 2021. Tại cuộc họp, Tổng thống Biden chia sẻ với các lãnh đạo QUAD: “Một Ấn Độ-Thái Bình Dương cởi mở và tự do là cần thiết với tương lai và mỗi quốc gia chúng ta. Mỹ cam kết hợp tác với các bạn, đối tác của chúng tôi, và mọi đồng minh của chúng ta trong khu vực để đạt được ổn định”.
Video đang HOT
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, người cũng tham dự cuộc họp trực tuyến này cho biết 4 nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản cam kết đến cuối năm 2022 sẽ chuyển 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và nhiều nơi khác. Ông Sullivan cũng đề cập rằng mục tiêu này có thể hiện thực hóa với “Ấn Độ sản xuất, công nghệ Mỹ, tài chính Mỹ-Nhật Bản và năng lực hậu cần Australia”.
Bốn quốc gia này cũng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sáng kiến COVAX. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã phối hợp với WHO hình thành COVAX – chương trình đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu.
Ngoài ra, QUAD cũng thành lập nhóm chuyên gia vaccine cấp cao bao gồm những nhà khoa học và quan chức hàng đầu từ mỗi quốc gia. Nhóm này dự kiến phát triển kế hoạch cho nỗ lực vaccine của QUAD.
Trong cuộc họp trực tuyến ngày 12/3, Tổng thống Biden còn tập trung vào vấn đề chiến đấu chống khủng hoảng khí hậu.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đến Tokyo (Nhật Bản) và Seoul (Hàn Quốc) để dự thảo luận 2 2.
Mỹ: Phán quyết Tòa Trọng tài về Biển Đông là cuối cùng, ràng buộc pháp lý
Chính quyền Tổng thống Biden tái khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016, gọi đó là cuối cùng và ràng buộc pháp lý với tất cả các bên.
Tuyên bố này được khẳng định trong cuộc điện đàm giữa Cố vấn an ninh Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Philippines Hermogenes Esperon.
"Các Cố vấn an ninh quốc gia hoan nghênh kỷ niệm 70 năm Hiệp ước phòng thủ chung và thảo luận về các cơ hội để củng cố liên minh Mỹ-Philippines" , người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Emily Horne nói trong thông báo về cuộc điện đàm.
Trung Quốc cải tạo trái phép quy mô lớn trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo bà Horne, ông Sullivan tái khẳng định sự công nhận của chính quyền Biden rằng phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên.
Hồi tháng 7/2016, Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với những vùng biển nằm trong "đường chính đoạn", khẳng định nó trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường chín đoạn".
Tuy nhiên, Bắc Kinh phản đối và từ chối tuân theo phán quyết này, tiếp tục gia tăng các hành vi gây hấn và bồi đắp trái phép các thực thể trên Biển Đông.
Trong những tuần đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Biden phát đi tín hiệu ông sẽ tiếp nối chính sách cứng rắn của người tiền nhiệm đối với Trung Quốc, trong đó có việc tăng cường các hoạt động hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Mới đây nhất, Hải quân Mỹ điều khu trục hạm USS Russell thực thi tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa, thách thức các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
"Hoạt động tự do hàng hải này nêu cao các quyền, sự tự do, và việc sử dụng hợp pháp vùng Biển Đông được công nhận trong luật pháp quốc tế, thông qua việc thách thức các hạn chế bất hợp pháp do Trung Quốc áp đặt đối với quyền đi lại vô hại", Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ, Joe Keiley nhấn mạnh.
Cố vấn an ninh Mỹ phát ngôn cứng rắn về Trung Quốc, Nga Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng Mỹ phải sẵn sàng bắt Trung Quốc trả giá vì những hành động đối với Đài Loan, đồng thời mô tả mối quan hệ với Nga trong thời gian tới sẽ đầy thử thách. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho rằng Mỹ phải sẵn sàng bắt Trung Quốc và...