Lãnh đạo Nokia cảnh báo về các lỗ hổng bảo mật trong thiết bị 5G của Huawei
Lời bình luận của CTO Nokia được đưa ra sau khi một báo cáo phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật trong 55% firmware thiết bị 5G của Huawei.
Trên sân chơi thiết bị hạ tầng mạng 5G, Nokia và Ericsson đang là những người hưởng lợi chính từ việc Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ. Giờ đây Nokia còn gia tăng thêm áp lực lên đối thủ Trung Quốc của mình, khi đưa ra cảnh báo về các rủi ro bảo mật đối với công nghệ của Huawei và đề cập đến các hành vi cạnh tranh không công bằng của đối thủ trong quá khứ.
CTO của Nokia, Marcus Weldon nói với BBC: “ Sự công bằng của thị trường đang quay trở lại. Chúng tôi đã chịu bất lợi trong quá khứ vì những hành vi mà công ty Trung Quốc được phép làm do có cơ chế tài trợ vốn.” Ông Weldon muốn đề cập đến các nghi ngờ cho rằng Huawei và ZTE nhận được nhiều trợ cấp và các khoản vay hào phóng từ thị trường Trung Quốc quê nhà.
Nhưng lời chỉ trích nặng nề nhất nhắm vào yếu tố bảo mật. Ông Weldon viện dẫn đến một báo cáo gần đây cho thấy các thiết bị mạng của Huawei có nhiều lỗ hổng hơn hẳn công nghệ từ Nokia và Ericsson: “ Thẳng thắn mà nói, một vài trong số chúng chỉ là sự tùy tiện, nhưng họ chẳng buồn vá lỗi cho chúng, chúng không được nâng cấp. Nhưng một vài lỗ hổng khác thực sự đáng sợ, nơi họ làm chúng giống như được bảo mật nhưng thực sự không phải.”
Những bình luận của CTO Nokia có liên quan đến báo cáo của hãng Finite State, khi cho biết “ các thiết bị Huawei mang lại một số rủi ro cao cho người dùng của mình. Trong hầu như mọi danh mục chúng tôi tiến hành kiểm tra, các thiết bị Huawei đều bị phát hiện ít bảo mật hơn so với các thiết bị tương tự của những nhà cung cấp khác.”
Video đang HOT
Báo cáo của Finite State cho biết: “ Phân tích tất cả file image của firmware cho thấy, 55% trong số đó có ít nhất một backdoor tiềm tàng. Những backdoor này truy cập vào các lỗ hổng, cho phép kẻ tấn công với hiểu biết về firmware hoặc với một khóa mã hóa tương ứng có thể đăng nhập vào thiết bị.”
“ Nói chung, bất chấp các tuyên bố của Huawei về việc ưu tiên cho bảo mật, mức độ bảo mật trong thiết bị của họ cho thấy kém hơn nhiều so với phần còn lại của ngành công nghiệp. Thông qua việc phân tích những thay đổi của firmware theo thời gian, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mức độ bảo mật của các thiết bị này không được cải thiện theo thời gian – và có ít nhất một trường hợp, nó thực sự còn giảm đi. Mức độ bảo mật yếu kém này, kết hợp với việc không được cải thiện theo thời gian, rõ ràng làm gia tăng mức độ rủi ro bảo mật liên quan đến việc sử dụng thiết bị Huawei.”
Đáp lại, đại diện Huawei cho biết những lời bình luận và phân tích trên chỉ như một sự hiểu lầm:
“ Chúng tôi tin rằng các mạng lưới bảo mật, bền bỉ chỉ có thể có được bằng sự hợp tác trên toàn ngành công nghiệp, làm việc trên các tiêu chuẩn chung về bảo vệ quyền riêng tư và an ninh mạng, vì vậy để các bên có thể được phán xét một cách công bằng. Chúng tôi có một hồ sơ theo dõi về việc mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và bảo mật tới mọi nhà mạng viễn thông lớn ở châu Âu.”
Theo GenK
Các chuyên gia cảnh báo về vấn đề bảo mật liên quan tới mạng 5G
Giới chuyên gia đã kêu gọi các hãng cung cấp dịch vụ mạng 5G nên chú trọng vào chuỗi bảo mật trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về các hãng công nghệ cung cấp mạng 5G như Huawei.
Ngày 3/5, giới chuyên gia đã kêu gọi các hãng cung cấp dịch vụ mạng 5G nên chú trọng vào chuỗi bảo mật trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về các hãng công nghệ cung cấp mạng 5G như tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, hiện đang bị "tẩy chay" tại Mỹ.
Trong tuyên bố mang tên "Đề xuất Praha" tại hội nghị an ninh mạng 5G tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, các chuyên gia nhấn mạnh: "Nên chú trọng tới nguy cơ một nước thứ ba tác động tới một nhà cung cấp (mạng 5G), đặc biệt liên quan tới mô hình quản trị, không có các thỏa thuận hợp tác về an ninh."
Các chuyên gia cũng cho rằng nên luật hóa vấn đề bảo mật và những đánh giá rủi ro về các công nghệ mạng 5G...
Theo tuyên bố không mang tính ràng buộc này, khi lựa chọn hãng cung cấp thiết bị 5G cho nước mình, các nước nên đặt ra những tiêu chí hàng đầu như việc tuân thủ các thỏa thuận đa phương, quốc tế hay song phương về an ninh mạng, cuộc chiến chống tội phạm mạng hoặc bảo vệ dữ liệu...
Mỹ đã cấm tập đoàn Huawei tham gia phát triển mạng không dây thế hệ mới 5G ở nước này, đồng thời cấm các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng thiết bị của tập đoàn này do lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể là công cụ do thám và có thể xâm nhập vào hệ thống hạ tầng cơ sở trọng yếu.
Trong khi đó, châu Âu hiện đang bị chia rẽ về cách tiếp cận đối với Huawei giữa một bên là những nước như Anh và Đức đã cho phép tập đoàn này tham gia một phần vào hoạt động xây dựng mạng lưới 5G tại các nước này, trong khi những nước khác, trong đó có Séc, cảnh báo chống lại Huawei.
Trong khi đó, Huawei - nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các thiết bị thông tin hàng đầu thế giới, trong đó có mạng không dây thế hệ mới 5G - đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng thiết bị của hãng có thể được sử dụng với mục đích do thám.
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan./.
Theo viet nam plus
Sau yêu cầu của Mỹ, các quốc gia nào 'cấm cửa' và hoan nghênh sự hiện diện của Huawei? Hưởng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Australia và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không. Sau khi Mỹ yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei trong lĩnh vực 5G, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng...