Lãnh đạo nhiều hãng ô tô không thể nhập cảnh vào Việt Nam
Theo VAMA, một số hãng xe đang gặp khó khăn về nhân sự bởi dịch Covid-19, thậm chí lãnh đạo cao nhất của một số hãng không thể nhập cảnh.
VAMA cho hay Tổng giám đốc của một số thành viên VAMA không thể nhập cảnh vào Việt Nam
Trong thư gửi tới Chính phủ, Bộ GTVT, Công thương và Tài chính về tổng kết tác động của Covid-19 đến ngành ô tô, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho hay một vài hãng xe đang gặp khó khăn về mặt nhân sự bởi dịch. Thậm chí các lãnh đạo cao nhất của một vài hãng xe thành viên VAMA không thể nhập cảnh vào Việt Nam.
Cụ thể VAMA nêu: “Nhiều chuyên gia, kỹ sư, thậm chí cả Tổng giám đốc của một số thành viên hiệp hội không thể nhập cảnh vào Việt Nam theo như các thông báo mới nhất về quy định nhập cảnh và tình hình các chuyến bay quốc tế.
Một số cán bộ nhân viên của các nhà sản xuất ô tô hoặc nhà cung ứng đã và đang phải cách ly theo đúng quy định, hoặc được bố trí làm việc ở nhà để giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Cho tới nay, các hoạt động này chưa gây tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước khả năng dịch có thể tiếp tục xảy ra ở một số địa bàn, dẫn đến việc có thể bị cách ly cả công ty để khoanh vùng dập dịch, dẫn tới việc dừng hoạt động sản xuất kinh doanh đột ngột”.
Do nhiều nước trên thế giới cũng cấm nhập cảnh, cán bộ công chức nhà nước của Việt Nam cũng hạn chế đi công tác nước ngoài theo quy định nên VAMA không thể tổ chức các chuyến đi đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại cơ sở sản xuất xe ô tô và linh kiện nước ngoài theo quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Về vấn đề này, VAMA có đề xuất Bộ GTVT chấp nhận kết quả đánh giá COP tại nước ngoài còn hiệu lực để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho xe và linh kiện nhập khẩu. VAMA cam kết sau thời gian hết dịch, doanh nghiệp tổ chức cam kết đi đánh giá COP theo đúng quy định.
Video đang HOT
Thêm vào đó, do tác động đến mặt nhân sự nên hoạt động đầu tư mở rộng của các hãng cũng bị ảnh hưởng. Theo VAMA, các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và cán bộ tay nghề cao được cử sang xây dựng nhà máy nhưng chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam. Một số máy móc, thiết bị để mở rộng nhà máy cũng chưa thể vận chuyển được. Bởi vậy, vây ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của một số nhà sản xuất.
Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, nhiều hãng xe tại Việt Nam cho hay vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô. Cũng có trường hợp nhà máy chủ động giảm sản lượng để tránh hàng tồn kho quá nhiều do nhu cầu thị trường thấp. Duy nhất chỉ có Ford Việt Nam thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Hải Dương vì dịch Covid-19.
Thanh Tùng
Vì sao Toyota, Volkswagen bị Tesla dẫn trước cả chục năm về công nghệ?
Về công nghệ xe điện, công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk thực sự đi trước hai ông lớn trong ngành ô tô là Toyota và Volkswagen tới cả chục năm.
Màn mổ xe Model 3 của Tesla hé lộ nhiều công nghệ cực kỳ tiên tiến
Tesla, hãng xe điện non trẻ, có trụ sở tại Mỹ năm 2019 bán ra khoảng 367.500 chiếc, chẳng thấm vào đâu so với doanh số 10 triệu chiếc của hai hãng xe kỳ cựu là Toyota và Volkswagen (VW). Tuy nhiên, nếu nói đến công nghệ xe điện, công ty của tỷ phú Elon Musk thực sự đi trước hai ông lớn trong ngành ô tô tới cả chục năm.
Tesla dẫn đầu ở lĩnh vực nào?
Tesla vừa thực hiện chương trình "mổ xẻ" bên trong chiếc xe Model 3 (dòng xe giá rẻ của hãng này đang có giá 33.000 USD/mỗi chiếc) trên tờ Nikkei Business. Nổi bật nhất trong các phụ tùng của dòng Model 3 mà Tesla không ngần ngại mổ xẻ đó chính là bộ điều kiển trung tâm tích hợp (ECU) hay còn gọi là máy tính tự lái hoàn toàn (Hardware 3). Đây chỉ là một phần công nghệ vốn được đánh giá là vũ khí mạnh nhất của Tesla trên thị trường xe điện mới phát triển. Khi nhìn thiết bị này, một kỹ sư lâu năm từ một nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản phải thốt lên: "Chúng tôi chưa thể làm ra công nghệ như vậy".
Mô-đun này vừa được ra mắt vào mùa Xuân năm ngoái và được sử dụng trên tất cả các phương tiện mới Model 3, Model S và Model X - bao gồm 2 chip xử lý sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Tesla tự phát triển riêng chip cho chính mình cùng với một phần mềm đặc biệt được thiết kế để bổ sung cho phần cứng. Đây sẽ là nền tảng cung cấp khả năng tự lái cho ô tô cũng như hệ thống giải trí kỹ thuật số tiên tiến trên những chiếc xe của họ. Nền tảng điện toán này cùng với bộ phận máy tính tạo thành phần lõi xe chính là "chìa khoá" để xử lý lượng lớn dữ liệu trên những chiếc ô tô tự lái, ngày càng thông minh.
Hiện tại, Tesla mới giới hạn khả năng tự lái ở mức 2/5 (5 là mức tự lái cao nhất, cho phép tự động lái hoàn toàn). Ở mức 2 này, xe chỉ tự động một phần, có thể tự thực hiện một số tình huống như chuyển làn, quay đầu, hay xác định chỗ đậu mà không cần lái xe ngồi trên ghế.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, công nghệ như vậy sẽ trở nên phổ biến trong ngành ô tô thế giới sớm nhất là vào năm 2025. Điều đó, đồng nghĩa, Tesla đã đi trước các đối thủ khác trong ngành tới 6 năm.
Lý do Toyota, VW chậm chân
Thực chất, không phải Toyota và VW không thể phát triển công nghệ tương tự vào đầu năm 2025 vì họ vốn sở hữu nguồn lực tài chính và nhân tài dồi dào. Lý do thực sự khiến VW và Toyota chưa phát triển kỹ thuật này có thể là bởi họ lo ngại những hệ thống máy tính như của Tesla sẽ khiến những chuỗi linh kiện được các hãng này phát triển từ hàng chục năm nay trở nên lỗi thời. Những hệ thống đời mới sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng các EUC trên ô tô. Đối với các nhà cung cấp phụ tùng cùng nhân viên của họ, đây thực sự là vấn đề sống còn.
Do đó, có lẽ, hãng ô tô lớn cảm thấy phải có trách nhiệm tiếp tục sử dụng những mạng lưới phức tạp EUC trên ô tô của họ trong khi các mạng lưới này chỉ còn tồn tại trên vài mẫu xe Model 3.
Nói cách khác, những chuỗi cung cấp từng giúp các đại gia ô tô phát triển đến mức như hiện nay lại bắt đầu trở thành các tác nhân kìm hãm khả năng sáng tạo của họ. Trong khi đó, các công ty non trẻ như Tesla, không vướng víu với nhiều nhà cung cấp được tự do theo đuổi những công nghệ tốt nhất mà họ có thể sáng chế ra.
Thực tế, theo sự kiện "mổ xẻ" Model 3 của Tesla, có thể thấy, hầu hết các phụ tùng bên trong Model 3 đều không có tên của một nhà cung cấp nào khác mà chủ yếu là logo của Tesla. Điều này đồng nghĩa, công ty của Mỹ đang kiểm soát rất chặt việc phát triển gần như toàn bộ các công nghệ quan trọng nhất trên ô tô. Từ phần mềm cho đến các hệ thống lái điện tử, Tesla đều từng bước tự phát triển.
Nếu chiến lược này thành công, các đối thủ cạnh tranh sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải nối gót, thay đổi những lối kinh doanh và chuỗi cung cấp cũ để có thể rượt đuổi và lên trước hãng xe điện của Mỹ.
Theo Giaothong
Các doanh nghiệp ô tô xin giảm thuế trước khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 Hàng loạt doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam điêu đứng trước tình hình dịch bệnh kéo dài, đối mặt với nguy cơ điều chỉnh giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. VAMA - Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam vừa có báo cáo gửi Chính phủ và các cơ quan chức năng, tổng kết...