Lãnh đạo Nhật, Trung tranh cãi vì biển Đông
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tại hội nghị ASEM
Ngày 15-7, tại thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM). Đây là cuộc gặp mới nhất của hai ông Shinzo Abe và Lý Khắc Cường sau tám tháng trước. Cuộc gặp gần nhất của hai ông Abe và Lý Khắc Cường là vào tháng 11-2015 tại Hàn Quốc.
Theo Nikkei (Nhật), cuộc gặp diễn ra trong 35 phút với chủ đề nổi bật là các vấn đề liên quan tranh chấp hàng hải.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp nhau bên lề hội nghị Á-Âu tại Mông Cổ ngày 15-7. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Abe bày tỏ lo ngại của Nhật về việc Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông, cũng như lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh cần thiết phải giải quyết tranh chấp biển Đông trong hòa bình theo luật pháp.
Đáp trả lại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khăng khăng quan điểm của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Lý Khắc Cường cảnh cáo Nhật không có vai trò gì trong tranh chấp biển Đông, vì thế không nên can dự vào, nên thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề này.
Hai phái đoàn Nhật (trái) và Trung Quốc gặp nhau tại Mông Cổ ngày 15-7. (Ảnh: AP)
Phát biểu tại hội nghị Á-Âu, Thủ tướng Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng nguyên tắc các bên không tự ý dùng vũ lực cải tạo hiện trạng các thực thể đang tranh chấp. Theo Thủ tướng Abe, hiện trật tự quốc tế vẫn bị thách thức – ám chỉ đến việc Trung Quốc từ chối tuân thủ phán quyết của PCA.
Thủ tướng Abe cũng đề cập đến vấn đề biển Đông và tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong các cuộc gặp với các lãnh đạo khác ngày 15-7.
Ngày 12-7, Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết xử thua Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã làm Trung Quốc nổi giận khi ra tuyên bố nói rằng phán quyết là hợp pháp và có giá trị pháp lý với các bên tranh chấp. Phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật không can thiệp vào chuyện biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân cáo buộc thẩm phán người Nhật Shunji Yanai, cựu Chủ tịch Tòa án Quốc tế về luật biển, đã thao túng quá trình xét xử dẫn tới ra phán quyết không công bằng. Phản ứng điều này, ngày 15-7, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida khẳng định nội dung phán quyết không liên quan đến thẩm phán Shinji Yanai.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Philippines muốn cử phái đoàn sang Trung Quốc đối thoại
Tân tổng thống Philippines ngày 14-7 tuyên bố sẽ cử một phái đoàn sang Trung Quốc để đối thoại sau phán quyết của Tòa trọng tài.
Theo hãng tin AFP, Tân tổng thống Philippines ông Rodrigo Duterte ngày 14-7 khẳng định sẽ cử một phái đoàn sang Trung Quốc đối thoại sau phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12-7 vừa qua.
Ông Duterte cho biết đã đề nghị cựu tổng thống Fidel Ramos "đến Trung Quốc để bắt đầu các cuộc đối thoại" với giữa Bắc Kinh và Manila. Tuy nhiên, ông Duterte không cho biết khung thời gian bắt đầu xúc tiến phái đoàn này.
"Không có chỗ cho chiến tranh. Vậy lựa chọn còn lại là gì? Đó là đối thoại hòa bình. Tiếc rằng tôi không thể cho các bạn chi tiết hơn nữa vào lúc này", ông Duterte phát biểu tại một buổi gặp gỡ hội cựu sinh viên một trường đại học, với sự tham gia của ông Fidel Ramos. "Tôi cần phải tham vấn thêm nhiều người, trong đó có cựu tổng thống Ramos. Tôi muốn trân trọng mời ông đến Trung Quốc để bắt đầu các cuộc đối thoại".
Tổng thống Philippines muốn bắt đầu đối thoại song phương. Ảnh: AFP
Ông Ramos giữ chức Tổng thống Philippines từ năm 1992 đến 1998. Ông được đánh giá là người chủ trương xây dựng quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, vị chính trị gia 88 tuổi có ẩn ý sẽ không nhận lời mời của ông Duterte, lấy lý do tuổi tác và một số trách nhiệm khác.
Một số quan chức chính phủ Manila cho biết hiện ông Duterte đã sẵn sàng tiến hành đối thoại song phương với Trung Quốc. Những quan chức này cũng khẳng định, phán quyết vừa rồi của Tòa trọng tài giúp Manila cải thiện vị thế đàm phán với Bắc Kinh
Trong thời gian qua, Philippines cũng kiềm chế không đưa ra yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết. Ông Duterte chủ trương sách lược "hạ cánh mềm" với Trung Quốc trong vấn đề này, thay vì có các động thái cứng rắn. Vị tân tổng thống Philippines khẳng định muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc và thúc đẩy đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
THANH DANH
Theo PLO
Mỹ động thủ nếu có đối đầu ở biển Đông Báo Bangkok Post cho biết ASEAN quyết định không ra tuyên bố chung về phán quyết trọng tài vì thiếu đồng thuận. Ngày 13-7 (giờ địa phương), Reuters dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết Mỹ sẽ áp dụng sáng kiến "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và nhiều nước châu Á...