Lãnh đạo Nhật-Trung gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi?
Đài NHK đưa tin, lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng định Á-Phi tổ chức ở Indonesia kể từ ngày 22/4.
Đài NHK đưa tin, lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi tổ chức ở Indonesia từ ngày 22/4.
Thủ tướng Abe bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị APEC tổ chức ở Bắc Kinh tháng 11/2014.
Theo một nguồn tin tiết lộ cho đài truyền hình NHK, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22/4 có thể gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi đang diễn ra ở Indonesia.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng, ông không thể xác nhận công tác chuẩn bị cho cuộc gặp Shinzo Abe-Tập Cận Bình đang được tiến hành hay không.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc gặp mặt (nếu diễn ra) có thể thúc đẩy sự xích lại gần nhau một cách thận trọng giữa hai nước, bắt đầu khi hai ông gặp nhau hồi cuối năm ngoái.
Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trong mấy năm gần đây không mấy mặn mà do những quan điểm bất đồng về quá khứ chiến tranh cũng như tranh chấp lãnh thổ.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Phóng viên Iran đến Thụy Sĩ đưa tin đàm phán hạt nhân xin tị nạn
Một phóng viên Iran sang thành phố Lausanne (Thụy Sĩ) đưa tin về cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc đã xin tị nạn chính trị, AFP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Iran cho biết ngày 31.3.
Cuộc đàm phán tại Lausanne (Thụy Sĩ) về chương trình hạt nhân của Iran đang thu hút nhiều sự quan tâm - Ảnh: Reuters
Ông Amir Hossein Motaghi, phóng viên của Hiệp hội Các thông tín viên sinh viên Iran (ISCA) ủng hộ cải cách, đã bị sa thải sau khi các cấp trên của anh ta biết tin vụ đào tẩu.
Trước đây, ông Motaghi từng là phụ tá truyền thông cho Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong chiến dịch tranh cử thành công hồi năm 2013.
Sau khi bỏ trốn và xin tị nạn tại Thụy Sĩ, ông Motaghi đã có nhiều phát biểu với truyền thông phương Tây về những vấn đề chính trị nhạy cảm, hành động bị coi là không thể chấp nhận đối với các phóng viên làm việc cho truyền thông Iran.
Các website tin tức của Iran cho biết ông Motaghi bất mãn với những điều kiện dành cho nhà báo ở nước này. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông đăng bài đổ lỗi cho ban lãnh đạo ISCA về việc cử ông ta đến Lausanne.
Ông Motaghi đã đưa những vấn đề nhạy cảm lên tài khoản Instagram cá nhân, bao gồm một bức ảnh về ông Jason Rezaian, thông tín viên của báo Mỹ The Washington Post ở Iran bị giam giữ hồi tháng 7.2014 và đang đối mặt với những lời buộc tội không rõ ràng.
Ông Motaghi cũng đã đăng ảnh vợ của nhà báo Rezaian, bà Yeganeh Salehi, trên Instagram. Bà Salehi bị bắt cùng lúc với chồng nhưng được bảo lãnh tại ngoại dù đã không hành nghề nhà báo kể từ thời điểm đó.
"Tôi hy vọng họ sẽ được trả tự do sớm", ông Motaghi viết lời chú thích cho bức ảnh được đăng cách đây 8 tháng.
Công chúng Iran đang theo dõi cuộc đàm phán ở Lausanne, nơi các nhà ngoại giao của Iran và 6 cường quốc hy vọng đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Do đó, việc một phóng viên nước này đào tẩu và xin tị nạn chính trị đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trong nước.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Nhật Bản tịch thu hộ chiếu của nhà báo muốn đến Syria Chính phủ Nhật Bản ngày 8/2 đã tịch thu hộ chiếu của một phóng viên muốn đến Syria nhằm tránh lặp lại thảm kịch 2 con tin Nhật bị phiến quân IS hành quyết hồi cuối tháng 1. Phóng viên ảnh tự do Yuichi Sugimoto. (Ảnh: Asahi Shimbun) Báo Nhật Asahi Shimbun ngày 8/2 đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã thu...