Lãnh đạo, nhân viên công ty địa ốc Thiên Phú lừa đối tác hàng chục tỷ đồng
Dàn lãnh đạo, nhân viên công ty địa ốc lập khống danh sách 14 hộ dân trong diện đền bù, qua đó lừa đối tác để chiếm đoạt 29,8 tỷ đồng.
Ngày 12/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã xử sơ thẩm và tuyên án đối với 5 bị cáo thuộc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên Phú về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể HĐXX tuyên phạt Bùi Thế Sơn (SN 1952, ngụ tại Bình Dương, Giám đốc Công ty Thiên Phú) 7 năm tù; Đặng Bình Anh Trọng (SN 1982, ngụ tại Bình Dương), Trần Văn Tấn (SN 1959, ngụ tại Bình Dương) – cả hai đều là Phó giám đốc, Nguyễn Khắc Duy (SN 1979, ngụ tại Bình Dương, nhân viên kế toán) và Nguyễn Văn Khắc (SN 1984, ngụ tại Bình Dương- nhân viên quản lý dự án Công ty Thiên Phú) cùng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phiên tòa vắng mặt bị cáo Bùi Thế Sơn, được xác định là người có vai trò chính, do bị bệnh và có đơn xin vắng mặt.
Các bị cáo đang nghe tuyên án.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, Công ty Thiên Phú được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 90 tỷ đồng, Bùi Thế Sơn góp 89,1 tỷ đồng là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc, đồng thời đại diện theo pháp luật của công ty Thiên Phú; Trần Văn Tấn và Đặng Bình Anh Trọng là Phó Giám đốc. Ngành nghề kinh doanh gồm: khai thác, chế biến lâm sản, đầu tư, kinh doanh địa ốc, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp…
Trong thời gian cuối năm 2019 đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP Hồ Chí Minh (tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng A Đông Hải) có nhiều đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tố cáo hành vi của Bùi Thế Sơn – Giám đốc Công ty Thiên Phú có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định, Dự án Khu dân cư Hòa Lân với quỹ đất được phê duyệt, điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chi tiết của UBND tỉnh Bình Dương là 558.448 m2 tại xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương đã giao cho Công ty Thiên Phú 490.765,1 m2 đất để thực hiện dự án. Phần diện tích đất còn lại là 67.683,2 m2 gồm đất đã thỏa thuận mua của người dân nhưng chưa có quyết định thu hồi, đất đang tiếp tục thỏa thuận mua lại của người dân, đất mương suối và đất hành lang lộ giới.
Quá trình thực hiện, Công ty Thiên Phú dùng toàn bộ diện tích đất 490.765,1 m2 thế chấp để vay vốn tại Agribank Chi nhánh Chợ Lớn. Do Công ty Thiên Phú gặp khó khăn về tài chính, không thực hiện theo đúng tiến độ, dẫn đến toàn bộ nợ vay ngân hàng chuyển thành nợ xấu. Vì vậy Công ty Thiên Phú giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng Agribank Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện phát mãi (bán tài sản) để thu hồi nợ.
Ngày 25/5/2017, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đấu giá Nam Sài Gòn đã tổ chức bán đấu giá công khai toàn bộ diện tích đất 490,765,1 m2 của dự án Khu dân cư Hòa Lân. Kết quả Công ty Kim Oanh trúng đấu giá.
Biên bản đấu giá tài sản dự án Khu dân cư Hòa Lân ngày 25/5/2017 có nội dung: Sau khi trúng đấu giá, công ty trúng đấu giá phải liên hệ với Công ty Thiên Phú để biết về số tiền sử dụng đất phải nộp thêm, số người phải bố trí tái định cư, diện tích tái định cư cho từng trường hợp cụ thể hoặc giá trị quyền sử dụng đất tái định cư, vị trí, ranh giới, vị trí đất chưa được bồi thường khi triển khai lại dự án, quá trình chuyển giao dự án giữa Công ty Thiên Phú với bên trúng đấu giá tài sản là Công ty Kim Oanh.
Bùi Thế Sơn chỉ đạo Đặng Bình Anh Trọng, Trần Văn Tấn, Nguyễn Khắc Duy và Nguyễn Văn Khắc sử dụng pháp nhân của Công ty Thiên Phú để đưa tên những người thân, quen của các bị cáo vào danh sách và hồ sơ tái định cư khống (14 người).
Quá trình thực hiện các bị cáo đều biết bản thân và gia đình không sở hữu đất thuộc quy hoạch dự án, không thuộc diện được hưởng tái định cư nhưng vẫn chuyển hồ sơ khống đến Công ty Kim Oanh để chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền công ty Kim Oanh đã bị Sơn cùng thuộc cấp chiếm đoạt 29,8 tỷ đồng.
Hành vi trên của Bùi Thế Sơn, Trần Văn Tấn, Đặng Bình Anh Trọng, Nguyễn Khắc Duy và Nguyễn Văn Khắc đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can Trọng, Tấn, Duy, Khắc có vai trò giúp sức cho Bùi Thế Sơn
Sa lưới sau nhiều lần lừa xe bus để lấy tiền ship
Hoàng Văn Duẩn đã gửi các thùng, kiện hàng bên trong là các vật không có giá trị như đá, chai lọ nhựa, lá cây... đồng thời ghi địa chỉ và số điện thoại người nhận "ảo", sau đó nhận tiền trước với nhân viên xe bus, khi nhân viên đến địa chỉ nơi nhận thì không có người và số điện thoại như trên.
Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách cần nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ các hành vi lừa đảo, khi được nhận các gói hàng gửi đi với hình thức thu hộ tiền trước (COD) phải yêu cầu kiểm tra đồ vật, tài sản được gửi, nhằm phòng ngừa và kịp thời phát hiện hành vi lừa đảo.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng xảy ra nhiều vụ việc lừa đảo bằng hình thức lợi dụng việc thu hộ tiền gửi hàng hóa thanh toán bằng hình thức COD (thanh toán khi nhận hàng) của các hãng xe bus.
Theo đó, đối tượng đã gửi các thùng, kiện hàng bên trong là các vật không có giá trị như đá, chai lọ nhựa, lá cây... đồng thời ghi địa chỉ và số điện thoại người nhận "ảo", sau đó nhận tiền trước với nhân viên xe bus (mỗi gói hàng được đối tượng báo giá từ 400.000 đồng đến 750.000đ), khi nhân viên đến địa chỉ nơi nhận thì không có người và số điện thoại như trên.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, xác minh nhanh, Công an huyện Trùng Khánh xác định làm rõ đối tượng thực hiện các hành vi lừa đảo trên là Hoàng Văn Duẩn, SN 1995, trú tại xóm Đà Bút - Nà Đoan - Giốc Rùng, xã Phong Nặm, Trùng Khánh, Cao Bằng. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Trùng Khánh tiếp tục giải quyết.
'Phù phép' danh sách lương, có cả người đã về hưu hay... đã chết, bỏ túi hơn 2 tỉ Sau khi danh sách lương được lập, ký duyệt, cô công chức này chỉnh sửa trên hệ thống tên tuổi và tài khoản của người nhận bằng người nhà mình để lấy tiền. Việc này không bị phát hiện vì người bị chỉnh sửa lương đã về hưu, hoặc đã chết. Trong khoảng một năm, Vũ Thị Hoa - nữ công chức Phòng...