Lãnh đạo Nga và Ukraine có thể không tham gia trực tiếp hội nghị G20
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều khả năng sẽ tham dự Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dưới hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine vẫn bỏ ngỏ khả năng trực tiếp tới Bali dự Hội nghị G20 tùy theo tình hình.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Phát biểu trên kênh Youtube của Ban Thư ký Tổng thống ngày 8/11, ông Jokowi cho biết: “Một vài ngày trước, tôi đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladmir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và họ nói rằng họ sẽ tham dự Hội nghị trực tiếp nếu điều kiện cho phép”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Jokowi không nêu rõ điều kiện đủ để hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine có thể bay tới Bali. Ông Jokowi nhấn mạnh: “Ông Zelensky cho biết nếu không thể tới Bali, ông sẽ tham gia họp trực tuyến”.
Cũng theo Tổng thống Indonesia, đến nay đã có 17 nhà lãnh đạo cam kết sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Báo Anh: Nga yêu cầu dỡ trừng phạt tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc
Nga đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia phương Tây khác dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng nhà nước Rosselkhozbank, hãng tin Reuters (Anh) dẫn các nguồn thạo tin cho biết.
Theo nguồn tin, động thái này sẽ cho phép Rosselkhozbank khôi phục quan hệ với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và xử lý các khoản thanh toán cho các lô hàng ngũ cốc và phân bón xuất khẩu của Nga.
"Trước khi áp đặt các lệnh trừng phạt Nga, các khoản thanh toán này đã được các ngân hàng quốc tế và các công ty con của các ngân hàng Nga ở Thụy Sĩ thực hiện", báo cáo cho biết, nhưng không đề cập đến việc liệu Nga có nhận được phản hồi về yêu cầu trên hay không.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, Ngân hàng Rosselkhozbank đang phục vụ phần lớn các giao dịch liên quan đến phân bón và lương thực của Nga.
Hãng tin Reuters đưa tin yêu cầu trên được đưa ra trong cuộc đàm phán về số phận của thỏa thuận ngũ cốc Ukraine, sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Là một phần của thỏa thuận đạt được hồi tháng 7, các nước phương Tây được cho là sẽ nới lỏng hạn chế đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Nga.
Mặc dù các lệnh trừng phạt không nhắm trực tiếp vào các mặt hàng xuất khẩu này, nhưng một số hạn chế về xử lý thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm đã gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu của Nga.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington đang thực hiện một số động thái để thuyết phục các doanh nghiệp rằng không có lệnh trừng phạt nào được đưa ra đối với lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm của Nga. Bộ cũng đã gửi thư trấn an các công ty rằng các giao dịch của họ với Nga sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Moskva đã nhiều lần nói lệnh trừng phạt khiến nước này không thể tiếp tục xuất khẩu nông sản và đã yêu cầu hủy bỏ các lệnh trừng phạt này.
Cùng với một số ngân hàng lớn khác của Nga, Rosselkhozbank đã rơi vào vòng xoáy trừng phạt của phương Tây vào đầu năm nay. Tài sản và tài khoản đại lý của ngân hàng này bằng USD và euro đều đã bị đóng băng.
Ngân hàng Thế giới: G7 không đủ quyền lực để quyết định giá dầu của Nga Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng đề xuất áp trần giá dầu Nga do Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đề xuất chỉ có thể hoạt động nếu các thị trường lớn mới nổi và các nước đang phát triển cùng tham gia vào kế hoạch này. Các tàu chở dầu tại cảng Sheskharis ở Novorossiysk, Nga. Ảnh: AP Theo...