Lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ thảo luận các vấn đề song phương và quốc tế bên lề SCO
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/9, Trợ lý của Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho hay Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp vào ngày 15/9 tại Samarkand, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thảo luận về các vấn đề song phương và quốc tế hiện nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Ushakov nói: “Bản thân cuộc gặp này có tầm quan trọng đặc biệt, nếu tính đến những đặc điểm của tình hình quốc tế hiện nay. Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về chương trình nghị sự song phương, cũng như các vấn đề chính của khu vực và quốc tế”.
Trợ lý của Tổng thống Nga gọi cuộc gặp sắp tới giữa lãnh đạo hai nước là “cuộc tiếp xúc cá nhân được mong đợi từ lâu”. Đây là lần gặp thứ 2 giữa nguyên thủ 2 nước kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Lần gặp đầu tiên giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình diễn ra hồi tháng 2 tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông 2022.
Về quan hệ song phương, Trợ lý của Tổng thống Nga cho rằng lãnh đạo hai nước “sẽ đánh giá tích cực về mức độ hợp tác cao chưa từng có và bản chất tin cậy của mối quan hệ đối tác chiến lược song phương”.
Về quan hệ kinh tế – thương mại, ông Ushakov cho biết trong năm 2021, trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 140 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm 2022 đã đạt 93 tỷ USD. Trong đó, hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư và công nghiệp ngày càng sâu rộng, cung cấp dầu và khí đốt của Nga thông qua đường ống cho Trung Quốc đang tăng lên. Hợp tác giữa hai nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông xuyên biên giới, tiếp tục phối hợp nhằm cải thiện và đảm bảo sự độc lập của cơ sở hạ tầng tài chính song phương.
Trung Quốc đang xây gần 300 hầm chứa tên lửa liên lục địa?
Theo hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng các cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa tại 3 địa điểm và nỗ lực cải thiện khả năng hạt nhân của mình.
Một cấu trúc bị nghi là hầm chứa tên lửa của Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
CNN ngày 2.11 đưa tin các chuyên gia từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), một tổ chức nghiên cứu an ninh quốc gia, nhận thấy Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể tại 3 khu vực được cho là có silo tên lửa ở miền Tây nước này.
Theo báo cáo FAS công bố ngày 2.11 của 2 tác giả Matt Korda và Hans M. Kristensen, đây là động thái tăng cường năng lực hạt nhân chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc.
Các tác giả cũng lưu ý "các silo tên lửa phải mất nhiều năm nữa mới có thể đi vào hoạt động. Chúng ta vẫn còn phải xem Trung Quốc sẽ trang bị và vận hành chúng như thế nào".
Tổng tham mưu trưởng Mỹ xác nhận vụ thử vũ khí bội siêu thanh rất đáng quan ngại của Trung Quốc
FAS đã phân tích ảnh vệ tinh thương mại từ Maxar Technologies và Planet Labs. Đây là các hình ảnh chi tiết nhất về 3 địa điểm được cho là nơi Trung Quốc đang xây dựng khoảng 300 hầm chứa tên lửa mới.
"Điều đáng chú ý là quy mô và tốc độ của hoạt động này không giống với các hầm chứa tên lửa trước đây của Trung Quốc", CNN dẫn lời ông Kristensen cho biết.
Báo cáo mới nhất, cùng với các phân tích gần đây, về tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại của các quan chức Mỹ. Báo cáo về địa điểm đầu tiên Trung Quốc bị nghi xây dựng silo tên lửa được công bố vào cuối tháng 6. Đến tháng 7, FAS đưa ra báo cáo khác về địa điểm thứ hai được cho là có các hầm chứa tên lửa.
Các phát hiện này khiến Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ viết trên Twitter: "Đây là lần thứ 2 trong hai tháng công chúng phát hiện mối đe dọa ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt và bức màn bí mật bao quanh nó mà chúng tôi đã luôn nhắc đến".
Việc Trung Quốc liên tục phát triển các hầm chứa tên lửa diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố đáng kể khả năng quân sự của mình. Mỹ gần đây cho rằng Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí siêu thanh vào mùa hè. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bác bỏ thông tin này và cho biết đó là vụ thử nghiệm "tàu vũ trụ, không phải tên lửa".
Netflix gỡ các tập phim vì có bản đồ gây tranh cãi ở Biển Đông Netflix đã xóa hai tập của bộ phim truyền hình gián điệp "Pine Gap" khỏi dịch vụ phát trực tuyến của công ty này ở Philippines, sau khi Manila phản ánh các cảnh phim liên quan đến bản đồ mà Trung Quốc sử dụng để khẳng định yêu sách của họ đối với Biển Đông. Nền tảng Netflix trên một chiếc máy tính...