Lãnh đạo Nga, Trung dự lễ khai mạc tập trận chung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước ở Hoa Đông trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông chủ điện Kremlin.
Các tàu chiến của Nga. (Ảnh minh họa)
Hãng tin Itar-Tass của Nga ngày 16/5 đã dẫn lời trợ lý của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov, cho biết thông tin trên.
Sự xuất hiện hiếm hoi của cả hai nhà lãnh đạo tại một cuộc tập trận chung sẽ là một cơ hội để Nga chứng tỏ mối quan hệ với châu Á với Mỹ và các quốc gia phương Tây, vốn đang đối đầu với Mátxcơva trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể nắm lấy cơ hội này để kiềm chế Mỹ và Nhật Bản trong bối cảnh Washington và Tokyo tái khẳng định quan hệ an ninh thân thiết liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung, Nhật đang tranh chấp ở Hoa Đông, và Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy chính sách “xoay trục” sang châu Á.
Bộ quốc phòng Trung Quốc cho hay cuộc tập trận sẽ được tổ chức tại cửa ngõ sông Trường Giang và vùng biển phía bắc Hoa Đông trong thời gian từ 20-26/5. Lễ khai mạc dự kiến sẽ diễn ra gần Thượng Hải.
Ông Putin dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với ông Tập tại Thượng Hải và sau đó tham dự lễ khai mạc tập trận.
Một phát ngôn viên hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 13/5 cho biết 14 tàu hải quân, 2 tàu ngầm, 9 máy bay, các trực thăng và các lực lượng đặc nhiệm từ cả hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận.
Đây sẽ là cuộc tập trận chung thứ 3 như vậy sau các cuộc tập trận chung ngoài khơi vùng Biển Đông của Nga hồi tháng 7/2013 và Hoàng Hải hồi tháng 4/2012.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản cho biết cuộc tập trận chung Nga-Trung không ảnh hưởng gì tới việc kiểm soát của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động này.
Mátxơva giữ lập trường trung lập về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hoan nghênh sự kiềm chế của Trung Quốc trong việc chỉ trích Nga về tình hình Ukraine.
Theo Dantri
Mỹ làm gì nếu xung đột biển đảo nổ ra ở Thái Bình Dương
Những cam kết trong chuyến công du vừa qua của Tổng thống Barack Obama có thể tạo ra sự hiểu nhầm giữa kỳ vọng của các đồng minh với những gì Mỹ có thể làm, nếu xung đột nổ ra với Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino trong chuyến thăm Manila vừa qua. Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia chiến lược, Philippines là quốc gia có khả năng hiểu nhầm lớn nhất, bởi Manila vừa ký với nước đồng minh lâu năm hiệp ước tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian 10 năm, ngay trước thềm chuyến công du của ông Obama.
Theo đó, quân đội Mỹ được phép tăng cường sự hiện diện tại các căn cứ quân sự của Philippines, lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 90 khi quốc gia Đông Nam Á này yêu cầu Washington rút quân đồn trú.
"Bỏ qua một bên câu hỏi về việc hiệp ước trên có vi phạm Hiến pháp Philippines hay không, sự hiểu nhầm nghiêm trọng nhất sẽ là phương thức Mỹ phản ứng lại việc Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ của Philippines ngoài khơi Biển Đông", chuyên gia chiến lược Donald Kirk viết trong một bài bình luận đăng trên tờ Forbes.
Cùng chung nhân định trên, ông Carlos Conde, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Philippines, cho rằng sự kỳ vọng giữa các bên có nhiều điểm lệch pha.
"Ngay từ trước chuyến thăm của ông Obama, người dân Philippines đã được thuyết phục để cho rằng đây là cơ hội mà Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết. Rất nhiều người dân mong muốn hơn thế nữa, bởi họ coi Trung Quốc là kẻ bắt nạt. Đây chỉ là cách chính phủ Philippines dàn xếp các cuộc đối thoại", ông Conde nhận định.
Trên thực tế, Tổng thống Obama trấn an rằng Mỹ sẽ hỗ trợ đồng minh trong trường hợp bị tấn công, nhưng không đề cập cụ thể đến khả năng xung đột tại Biển Đông như nước chủ nhà mong đợi.
Theo các nhà phân tích, kiểm soát quần đảo Trường Sa là nước cờ quan trọng để Bắc Kinh nắm quyền khống chế Biển Đông, từ đó tiến tới thực hiện tham vọng bá quyền khu vực. Quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng các nước Philippines, Malaysia và Trung Quốc đều tuyên bố có toàn bộ hoặc một phần chủ quyền tại đây.
"Hình thành bá quyền trong khu vực là mục tiêu của các nước lớn. Lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự nghi ngờ, phản kháng của các quốc gia láng giềng, và sẽ khiến tranh chấp trường kỳ trên biển càng trở nên nguy hiểm", ông Philip Stephens, phó tổng biên tập tờFinancial Times, bình luận.
Tuy nhiên, Washington được cho là sẽ có những tác động tích cực trong trường hợp Trung Quốc dự định chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giới chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ đang khẩn trương đàm phán với Philippines về việc tiếp cận căn cứ trên các đảo thuộc tỉnh Palawan, ngay gần Trường Sa.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị các phương án ứng phó với bất kỳ hành động mang tính khiêu khích nào của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông. Nhưng, mục đích của kế hoạch trên là nhằm "tạo cho đối thủ tiềm tàng cơ hội để giảm thiểu căng thẳng, chứ không phải để dồn kẻ địch vào chân tường", một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết.
Tổng thống Obama tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu như nổ ra xung đột với Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: New York Times
Tại Hoa Đông, Mỹ cũng đang phải đối diện với sự khác biệt trong nhận thức với đồng minh Nhật Bản, sau khi Tổng thống Obama tuyên bố Washington sẽ bảo vệ Tokyo một khi xảy ra xung đột với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Giáo sư Yuichi Hosoya thuộc đại học Keio cho rằng tuyên bố trên là "dấu mốc quan trọng trong quan hệ Nhật - Mỹ. Cam kết được đích thân tổng thống Mỹ nói ra sẽ tạo ra ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến quan chức và người dân Nhật Bản".
Tuy nhiên, ngay tại buổi họp báo chung với Thủ tướng Shinzo Abe, có ký giả đã chất vấn Tổng thổng Obama rằng những cam kết tại Hoa Đông của ông liệu có đang mạo hiểm vạch ra một vạch đỏ khác giống như tại Syria hay không.
Mỹ từng đe dọa tấn công tên lửa nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, nhưng đã quyết định dừng kế hoạch trên sau khi đạt được với Nga thỏa thuận giải trừ kho vũ khí hóa học của Syria.
"Câu hỏi rõ ràng cần đặt ra là liệu Mỹ có thực sự sẵn sàng đi tới chiến tranh với Trung Quốc hay không, nếu như Bắc Kinh tấn công chớp nhoáng vào Senkaku/Điếu Ngư để giảm bớt quyền kiểm soát của Nhật Bản", chuyên gia Kirk cho biết.
Trên thực tế, nguy cơ căng thẳng leo thang tại Hoa Đông có khả năng bùng phát trong thời gian gần. Ngày 1/5, tờ Beijing Times dẫn nguồn tin trong bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này và Nga sẽ tiến hành tập trận chung tại địa điểm gần với Senkaku/Điếu Ngư. Cuộc tập trận có tên "Hợp tác trên biển 2014" dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5, trùng thời điểm với chuyến công du đến Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin.
"Thời điểm bộ Quốc phòng tuyên bố kế hoạch tập trận đúng một ngày sau khi Tổng thống Obama kết thúc chuyến thăm châu Á. Điều này chắc chắn không phải là ngẫu nhiên", ông Lý Kiệt, chuyên gia quân sự thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, bình luận.
Ông Lý cho rằng các cam kết của Tổng thống Obama với Nhật Bản và hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Philippines đã "thách thức lợi ích chiến lược trên biển của Trung Quốc".
Mặc dù Tổng thống Obama luôn khẳng định chiến lược quay lại châu Á không nhằm bao vây Trung Quốc, Bắc Kinh dường như không tin. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác vẫn hy vọng lợi dụng sự hiện diện của Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.
"Tổng thống Obama khiến nhiều người đặt câu hỏi là ông ấy muốn nói điều gì, khi tuyên bố rằng Mỹ hiện diện ở đây không phải để bao vây Trung Quốc. Chiến lược xoay trục về châu Á phải liên quan đến vấn đề Trung Quốc. Mỹ cần được chuẩn bị sẵn sàng, phòng khi có biến cố xảy ra", chuyên gia Carlos Conde kết luận.
Theo VNE
Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay đối phó với Nhật Bản Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đóng thêm 3 tàu sân bay nội địa nhằm chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp biển đảo, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada). Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Tàu sân bay...