Lãnh đạo Nga – Đức thảo luận riêng về tình hình Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có cuộc thảo luận về tình hình khủng hoảng Ukraine tại Moscow vào hôm 10-5, một trợ lí tại điện Krenlin cho hay.
Bà Merkel sẽ không dự lễ diễu binh Ngày chiến thắng ở quảng trưởng Đỏ vào hôm 9-5 để tưởng niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Âu. Sự kiện này hiện đang bị tẩy chay bởi các lãnh đạo phương Tây do cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình Ukraine.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức sẽ đến Moscow để dự các sự kiện vào hôm 10-5 và có một buổi nói chuyện với Tổng thống Putin, cố vấn chính sách đối ngoại của điện Kremlin, Yuri Ushakov cho biết.
Thủ tướng Merkel không đến dự lễ diễu binh Ngày chiến thắng nhưng lại gặp riêng ông Putin vào hôm sau đó
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã giúp thiết lập một thoả thuận ngừng bắn giữa lực lượng li khai miền đông và quân chính phủ Ukraine vào tháng 2 vừa qua, tuy nhiên, nó đã bi bị vi phạm rất nhiều lần.
Video đang HOT
Ông Ushakov cho biết vấn đề Ukraine đương nhiên sẽ là vấn đề chính trong buổi thảo luận của 2 nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo của 27 quốc gia trên thế giới sẽ tham dự vào lễ diễu binh, trong đó bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi và lãnh đạo Cuba Raul Castro.
Pháp đã từng cho biết, họ sẽ không gửi bất kì quan chức cấp cao nào đến sự kiện này, tuy nhiên, vào hôm 6-5, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, ông sẽ đến Moscow để đặt vòng hoa tưởng niệm, mặc dù, ông không tham gia vào lễ kỷ niệm chiến thắng.
“Đó là lịch sử. Nước Nga đã mất hàng chục triệu người trong chiến tranh và chúng ta không thể thay đổi lịch sử. Chúng tôi đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp cho khủng hoảng ở Ukraine. Chúng tôi sẽ nói chuyện với các đại diện của Nga về việc này và nó sẽ tốn khoảng một ngày chứ không thể kéo dài sang ngày hôm sau”, ông Fabius nói.
Trong tuyên bố của mình, ông Ushakov chỉ đưa ra một vài chi tiết về các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo được lên kế hoạch, tuy nhiên, phía Trung Quốc có thể sẽ cung cấp khoản tiền đầu tư tài chính 6 tỉ USD vào dự án đường sắt giữa Moscow và thành phố Kazan, bên cạnh những vấn đề hợp tác quân sự và năng lượng khác.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sắp mở phiên điều trần về tình hình Biển Đông
Hạ viện Mỹ trong tháng này sẽ có phiên điều trần về tình hình Biển Đông, trong bối cảnh các nước gia tăng quan ngại việc Trung Quốc cải tạo các đá thành đảo nhân tạo.
Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Matt Salmon, trái, trong cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: Việt Anh
"Tôi là người bảo trợ cho một nghị quyết về Biển Đông của Quốc hội, tôi dự định sẽ tổ chức một phiên điều trần sau chuyến đi này về nghị quyết đó. Thông điệp của Mỹ với Trung Quốc là chúng tôi không muốn thấy họ lặp lại các hành động trong tương lai, đó là việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, là các sự vụ liên quan đến đánh bắt cá. Sự hung hăng đó là không thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ phản đối", ông Matt Salmon, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trả lời câu hỏi của VnExpress sáng nay về diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ông Salmon, hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà, cùng hai thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện là Tom Emmer và Alan Lowenthal có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 4/5.
Ông Salmon tiết lộ Washington đang tham vấn các nước có liên quan vềbiện pháp phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. "Đây là vấn đề lớn trong Quốc hội Mỹ và chúng tôi sẽ hối thúc chính phủ đưa ra câu trả lời mạnh mẽ và rõ ràng", ông Salmon nói.
Trung Quốc gần đây công khai việc cải tạo, bồi đắp ở 7 đá thuộc Trường Sa của Việt Nam thành các cơ sở phục vụ cho mục đích dân, quân sự. Hình ảnh vệ tinh của nhiều nước và tổ chức nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh có thể xây dựng các đường băng ở khu vực này.
Đề cập tới Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Salmon cho rằng mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay được xây dựng như một đối tác về kinh tế nhưng thực ra ý nghĩa của nó còn lớn hơn. "TPP không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà sẽ còn có ý nghĩa về mặt địa chính trị. Như chúng ta biết hiện nay đang có những mối quan ngại về Biển Đông, quan hệ TPP cũng quan trọng không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ", ông Salmon nhấn mạnh.
Hạ nghị sĩ Salmon cho rằng việc Việt Nam tham gia cùng Mỹ và 10 nước khác sẽ giúp tiếng nói của Việt Nam về vấn đề Biển Đông được khuếch đại hơn nhiều lần khi có sự ủng hộ của các nước này. Nhắc lại quan điểm của Mỹ là kêu gọi các nước phải giải quyết các vấn đề về hàng hải một cách hòa bình, thông qua các biện pháp ngoại giao, ông Salmon cho rằng các nước liên quan và có lợi ích ở Biển Đông cần nhất quán trong việc thể hiện quan điểm về vấn đề này một cách thống nhất, rõ ràng và mạnh mẽ. Trước cách hành xử hung hăng của Trung Quốc cả ở Biển Đông và Hoa Đông gần đây, các nước trên thế giới cần có sự phối hợp để có tiếng nói chung.
Ông Salmon cho biết việc thảo luận về khả năng bán vũ khí hoặc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam hiện được thảo luận trong Ủy ban Quân lực của Quốc hội.
"Tiến trình phải dần dần, đầu tiên là chúng ta bàn về bán vũ khí phi sát thương, sau đó đến khả năng bán vũ khí sát thương. Khi quan hệ hai bên được cải thiện dần, lòng tin tăng lên sẽ thúc đẩy mối quan hệ và sẽ cải thiện nhiều lĩnh vực khác", ông Salmon nói.
Ông Salmon hôm qua có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nhóm các hạ nghị sĩ cũng làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Ban Đối ngoại Trung Ương.
Việt Anh
Theo VNE
Tổng thống Ukraine cảnh báo tình hình tồi tệ hơn ở miền đông Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng phe ly khai ở miền đông nước này có thể gia tăng hoạt động quân sự quy mô lớn, trong bối cảnh lãnh đạo Nga và Đức sắp có cuộc gặp trao đổi về khủng hoảng. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Telegraph "Nguy cơ về hoạt động quân sự quy mô lớn của các phiến...