Lãnh đạo Nga, Đức, Pháp họp suốt 4 giờ về Ukraine
Các lãnh đạo Nga, Đức, Pháp nhất trí lập kế hoạch chấm dứt chiến sự ở Ukraine, khi phe ly khai mở cuộc tấn công chết người ở miền đông nước này.
Ba lãnh đạo Đức, Nga, Pháp trong cuộc thảo luận tại Moscow hôm qua. Ảnh: Twitter
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hơn 4 giờ thảo luận tại Moscow kết thúc vào sáng sớm nay, với việc các lãnh đạo nhất trí lập kế hoạch, trong đó bao gồm cả các đề xuất của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
“Đàm phán thực chất và mang tính xây dựng”, Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin nói và cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhanh chóng rời đi sau đó.
“Các công việc đang diễn ra nhằm chuẩn bị nội dung cho một văn bản chung, nhằm thực thi thoả thuận Minsk”, AFP dẫn lời ông Peskov nói, đề cập đến lệnh ngừng bắn hồi tháng 9 năm ngoái đã nhiều lần bị vi phạm.
Một quan chức Pháp cũng cho rằng cuộc thảo luận “mang tính xây dựng và thực chất”, và giới chức đang làm việc để lập ra một văn bản nhằm triển khai lệnh ngừng bắn tháng 9.
Video đang HOT
Ba lãnh đạo dự kiến thảo luận qua điện thoại về nỗ lực này với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vào ngày 8/2.
Cuộc hội đàm của hai lãnh đạo châu Âu với tổng thống Nga được coi là một nỗ lực nhằm ngăn cuộc xung đột kéo dài suốt 10 tháng ở Ukraine vượt tầm kiểm soát, trong khi Washington đang cân nhắc về việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Đây là lần đầu tiên bà Merkel tới Moscow kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, trong khi ông Hollande dừng chân trong khoảng thời gian ngắn tại đây hồi tháng 12 năm ngoái. Trước cuộc thảo luận, thủ tướng Đức tuyên bố không hy vọng chấm dứt nhanh chóng chiến sự tại Ukraine. Cuộc chiến đã cướp đi hơn 5.300 sinh mạng kể từ tháng 4.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ bàn về IS, Iran với tân vương Ả Rập Xê Út
Tông thông My Barack Obama đã dẫn đầu một phái đoàn quan chức cấp cao đến Ả Rập Xê Út vào hôm 27.1 thảo luận về cuộc chiến chống Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), tình hình Iran với tân vương Salman.
Tông thông My Barack Obama và Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman (phải) trò chuyện tại dinh Erga ở Riyadh vào hôm 27.1 - Anh: Reuters
Một quan chức cấp cao Mỹ nói với AFP rằng lãnh đạo 2 nước đã bàn về chương trình hạt nhân của Iran và tình hình nhân quyền tại Ả Rập Xê Út.
Ông Obama và Quốc vương Salman đã bàn về "chiến dịch chống IS ... sự cần thiết của việc viện trợ cho phe nổi dậy tại Syria và sự cần thiết trong việc thống nhất Iraq", vị này cho hay.
Ả Rập Xê Út có tham gia vào liên quân không kích IS do Mỹ dẫn đầu từ hồi năm 2014 và là đồng minh lâu năm trong khu vực của Washington, theo AFP.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đã xuất hiện sự thất vọng từ phía Ả Rập Xê Út đối với Mỹ khi Washington không can thiệp vào khủng hoảng tại những nơi khác, chẳng hạn như Yemen và Libya.
Hiện có những hoài nghi tại Ả Rập Xê Út về việc ông Obama theo đuổi đàm phán hạt nhân với Iran, quốc gia thù địch của vương quốc này. Lãnh đạo Iran là người Hồi giáo dòng Shiite, còn tín đồ Hồi giáo dòng Sunni chiếm đại đa số tại Ả Rập Xê Út.
Nguồn tin của AFP còn cho biết ông Obama có đề cập "chung" đến chủ đề nhân quyền tại Ả Rập Xê Út, nhưng không nhắc đến trường hợp blogger Raef Badawi, người bị phạt 1.000 roi vì tội phỉ bán đạo Hồi. Đây cũng là trường hợp nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế, theo AFP.
Đoàn quan chức lưỡng viện Mỹ đến Ả Rập Xê Út bao gồm 29 thành viên, trong đó có quan chức thời cựu Tông thông George Bush, và những người này muốn được thể hiện sự ủng hộ đối với quan hệ Mỹ-Ả Rập Xê Út, AFP cho hay.
"Điều quan trọng là chúng ta phải cho người Ả Rập Xê Út thấy tầm quan trọng của họ đối với chúng ta", ông James Baker, cựu ngoại trưởng Mỹ thời Chiến tranh Vùng Vịnh, cho biết.
"Lúc này là thời điểm tối quan trọng và nhạy cảm tại Trung Đông. Mọi thứ dường như đang sụp đổ. Và quốc gia ổn định như Ả Rập Xê Út dường như trở thành là ốc đảo trong khu vực này", ông Baker nhận định.
Truyền hình Ả Rập Xê Út truyền tải hình ảnh Quốc vương Salman, 79 tuổi, chào đón ông Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle từ một lối đi được trải thảm đỏ.
Trái ngược với phụ nữ Ả Rập Xê Út, vốn bị bắt buộc phải mặc trang phục trùm kín từ đầu đến chân, bà Obama mặc một chiếc quần màu tối, một cái áo xanh da trời và để đầu trần.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Phần Lan kêu gọi thảo luận an ninh hàng không quốc tế Bộ trưởng giao thông vận tải Phần Lan vừa kêu gọi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) xem xét vấn đề an ninh hàng không sau cáo buộc máy bay quân sự Nga gia tăng hoạt động trên không phận quốc tế, theo Itar Tass hôm nay 15.12. Máy bay quân sự Nga - Ảnh: Reuters Bộ trưởng giao thông...