Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy họp kín về Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (15.10) tổ chức một cuộc họp kín thông qua video với các nguyên thủ của Anh, Pháp, Đức và Italy về tình hình Ukraine, Văn phòng báo chí Nhà Trắng cho biết.
Tuyên bố ngắn gọn của Nhà Trắng cũng cho hay, các nguyên thủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italy sẽ nỗ lực tìm cách thuyết phục Nga tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn Minsk tại Đông Nam Ukraine.
Nguyên thủ các nước Pháp, Mỹ, Đức, Anh. (Thứ tự từ trái sang) Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn thảo luận về cuộc chiến chống lại chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria; Đại dịch Ebola ở Tây Phi, cũng như các vấn đề quốc tế khác.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine và Nga ngày 14.10 cũng vừa có cuộc điện đàm thảo luận các biện pháp để khôi phục lại hòa bình ở miền Đông Ukraine, một tuyên bố của Điện Kremlin cho hay.
Ngoài ra, tuyên bố của Điện Kremlin còn cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine, ông Petro Poroshenko còn nhất trí sẽ thảo luận về vấn đề cung cấp khí đốt trong khuôn khổ hội nghị cấp cao tại Milan (Italy) vào 2 ngày 16-17.10.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ tiếp tục thảo luận về các cuộc xung đột cũng như tranh chấp xung quanh vấn đề khí đốt bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Á tại Milan từ 16 đến 17. 10.
Cùng ngày, (14.10) sau khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga ông Sergey Lavrov cáo buộc chính quyền Kiev đang che đậy các tội ác ở miền Đông.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Itar-Tass về vấn đề các mộ chôn tập thể đã phát hiện ở Đông Nam Ukraine, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: “”Chính quyền Ukraine rõ ràng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Chúng tôi không muốn phải nghi ngờ ai nhưng có cảm giác rằng họ có điều gì đó vẫn đang che đậy”.
Video đang HOT
“Tất cả mọi tội ác trong cuộc khủng hoảng Ukraine, kể cả những thảm kịch ở Odessa, Mariupol, vụ rơi máy bay Boeing của Malaysia, các mộ chôn tập thể đều cần phải được điều tra. Chúng ta phải tiến hành công việc trên cơ sở nhận định rằng các tổ chức quốc tế cần cho thấy có sự chủ động và có trách nhiệm hơn trong việc hoàn tất các vụ điều tra”, ông Sergey Lavrov tuyên bố thêm.
Ngoại trưởng Nga cho biết địa điểm mô chôn tập thể phát hiện gần đây ở Donetsk không nằm trong cuộc thảo luận của ông với Ngoại trưởng Mỹ Kerry hôm 13.10.
Theo Dân Việt
Phe ly khai Ukraine đốt tàu tuần dương: Chiến sự lan ra biển!
Phe ly khai đã tấn công hai tàu tuần dương của quân đội Ukraine ở cảng Azov, họ đã rất gần với việc làm chủ toàn bộ vùng biển này
Chiến dịch hướng biển của quân ly khai
Quân ly khai đã tấn công hai con tàu tuần dương của Chính phủ Ukraine khi hai con tàu này đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk. Quân đội Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng một số nguồn tin nói là ít nhất 1 con tàu tuần dương đã bốc cháy và 6 binh sỹ đã bị thương phải nhập viện.
Cuộc tấn công này đánh dấu việc lực lượng ly khai đã ở rất gần với việc kiểm soát vùng biển này và quân đội Ukraine đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ tập kích từ biển. Theo các quan chức quốc phòng Ukraine, quân ly khai đã có những loại tên lửa với tầm bắn đủ để đáp ứng yêu cầu đất đối hải nhằm vào các tàu chiến của họ.
Việc quân ly khai tấn công vào các thành phố từ Mariupol cho đến Novoazovsk đã thể hiện một ý đồ quân sự rất rõ ràng. Từ đây lực lượng ly khai đang triển khai các cuộc tấn công tràn xuống hướng nam nhằm vào thành phố Melitopol, về phía bắc giải phóng được vùng rộng lớn trải dài từ Lugansk, Donetsk, Mariupol đến bán đảo Crimea (hiện thuộc Nga).
Hai con tàu của Ukraine đang làm nhiệm vụ trên biển Azov gần Novoazovsk bị bắn cháy
Nếu chiến dịch này thành công, quân đội ly khai sẽ có hai nguồn hậu thuẫn từ phía bắc sáp biên giới Nga và phía nam là bán đảo Crimea. Quân ly khai có thể dựa vào biển Azov để làm thế đứng chân tiến lên làm chủ khu vực đất liền đang giao tranh.
Rất có thể chiến dịch tiếp theo sẽ nhằm vào Slavyansk, một thành trì của lực lượng thân Nga đã bị chính phủ Ukraine kiểm soát hồi tháng 7/2014. Hiện tại, quân đội Ukraine đã tập trung một lực lượng lớn để phòng thủ. Cả thành phố đã trở thành công sự.
Ngoài ra, Azov còn là một vùng biển rộng lớn ở Biển Đen, có những trữ lượng mỏ dầu rất hấp dẫn.
Ly khai không chấp nhận là một phần của Ukraine
Trước những thắng thế trên chiến trường vào thời điểm hiện tại, ngày 1/9/2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Alexander Zakharchenko khẳng định không có chuyện những người ly khai muốn tiếp tục là một phần của Ukraine, dù theo cơ chế liên bang.
Ông Zakharcheko khẳng định: "Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) không hề nhắc đến quy chế liên bang hay vấn đề vẫn tiếp tục trở thành một phần của Ukraine. Các đại diện của DPR và LPR đến Minsk để đàm phán về vấn đề trao trả tù binh, họ không được phép có những tuyên bố vượt ngoài quyền hạn của mình."
Trước thông tin từ phía Ukraine cung cấp với báo giới rằng lực lượng ly khai có thể xem xét đàm phán trở thành các bang của Ukraine nếu thay đổi thể chế từ Cộng hòa thành Liên bang, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đánh giá: "Không biết từ đâu xuất hiện thông tin này. Có lẽ Kiev muốn điều ấy. Nhưng Donetsk và Lugansk không muốn tự do trong khuôn khổ. Thông tin mà Kiev nói là thiếu thực tế."
Một tay súng ly khai tại Donetsk
Chính quyền Ukraine đã đưa ra đề xuất ngừng bắn gồm 15 điểm, trong đó có việc ngừng sử dụng vũ khí hạng nặng, tuy nhiên phía ly khai chưa có hồi đáp cho đề xuất này.
Kiev loay hoay đổ lỗi cho Nga
Trong một diễn biến khác, Ukraine đang nỗ lực biện minh cho sự thất bại của mình trên chiến trường và kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây bằng cách tiếp tục đổ lỗi cho Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Geletey cho biết: "Nga đang phát động một cuộc chiến tranh mà trên đó hàng trăm nghìn người dân đang treo tính mạng. Cuộc chiến đó đã đứng trước cửa nhà, đây sẽ là một cuộc chiến mà châu Âu chưa từng thấy bao giờ từ Chiến tranh thế giới thứ hai."
Lời buộc tội này được đưa ra ngay sau khi Kiev thất thủ ở sân bay Lugansk, một sân bay mang tính chiến lược ở miền Đông.
Kiev cũng chỉ trích rằng trong chiến dịch quân sự vừa qua của Nga, quân ly khai đã mượn đường đi vòng qua lãnh thổ Nga để tập kích vào các thành phố ở miền Đông sát biên giới Nga, thay vì phải đối đầu với các khu vực do quân đội nước này kiểm soát. Đó cũng là một sự ủng hộ rất lớn mà Nga dành cho người ly khai.
Quân đội Ukraine chuẩn bị phòng thủ ở Mariupol
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đưa ra nhiều cáo buộc về việc Nga đang xâm lược họ, và kêu gọi EU cũng như Mỹ viện trợ vũ khí. Tuy nhiên, chưa một sự hỗ trợ quân sự nào được đưa ra trong các lần thương nghị của phương Tây.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Italy Federica Mogherini, ngày 1/9 tuyên bố EU sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường ngoại giao chứ không tìm kiếm một giải pháp quân sự.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sere, bà Mogherini cho rằng giải pháp ngoại giao "phù hợp nhất với lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn của cả Nga và châu Âu."
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại một mực khẳng định chính quyền Kiev không chịu đàm phán hòa bình với quân ly khai.
Theo Đất Việt
Quân ly khai "mở đường sống" cho 6 tiểu đoàn Ukraine Đại diện tiểu đoàn tiễu phạt Donbass thuộc quân đoàn 8 - quân đội Ukraine sáng ngày 30-8 cho biết, một hành lang nhân đạo cho lực lượng binh sĩ Ukraine rút lui khỏi thành phố Ilovaiskaya thuộc Donetsk, đã được quân ly khai miền Đông thiết lập. Chỉ huy tiểu đoàn Donbass- ông Semen Sementchenko cũng cho biết, hiện hàng nghìn binh...