Lãnh đạo mới, chính sách ngoại giao TQ có đổi?
Khi Trung Quốc bầu nhân sự mới phụ trách chính sách đối ngoại, các cựu quan chức ngoại giao và chuyên gia chính sách nước ngoài cho rằng Trung Quốc sẽ bổ nhiệm hai người có quan hệ lâu năm với Mỹ và Nhật vào các vị trí cấp cao. Điều này phản ánh một phần mối căng thẳng hiện thời giữa Bắc Kinh với Washington và Tokyo.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, người từng làm đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, được bổ nhiệm làm Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại.
Kết quả như dự kiến của nhiều người, hôm thứ Bảy tuần qua, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, người từng làm đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, được bổ nhiệm làm Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại.
Đây là quan chức cấp cao nhất phụ trách về chính sách đối ngoại. Trung Quốc có 5 người đảm đương vị trí này, và cao hơn ghế Bộ trưởng.
Chiều cùng ngày, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật là Vương Nghị được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Từ lâu, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đôi khi do các lãnh đạo bên trong quân đội và lãnh đạo Đảng cùng đưa ra. Một số người từng kỳ vọng rằng thế hệ lãnh đạo mới đưa ra chính sách đối ngoại sẽ giúp củng cố vị thế còn mờ nhạt của Bộ Ngoại giao, tạo ra một điểm kết nối trung tâm từ bên trong cũng như khả năng tiếp cận tới các nhà hoạch định chính sách tốt hơn cho các quan chức ngoại giao.
Tuy nhiên, cả ông Dương cũng như ông Vương đều không có ghế trong Bộ Chính trị cơ quan quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa là giống như người tiền nhiệm trước đó, họ sẽ vẫn ở dưới trướng của ít nhất 25 vị lãnh đạo khác – những người điều hành hầu hết các công việc hoạch định chính sách của đất nước.
Có thể thấy rõ điều này trong minh chứng mới đây, rất nhiều người bên trong Đảng Cộng sản cho hay vị Chủ tịch Tập Cận Bình mới là người đứng đầu nhóm chức năng xử lý tranh cãi chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Video đang HOT
Trong khi nhóm chính sách đối ngoại của ông Dương và ông Vương không được trao quyền đưa ra quyết định, thì cả hai vẫn có thể vận dụng hình thức gây ảnh hưởng cực kỳ tinh vi nhưng không kém phần mạnh mẽ.
Liên quan tới quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, “Bộ Ngoại giao sẽ là một trong các cơ quan tuyến đầu thu thập thông tin để từ đó đưa ra các quyết định” về các lợi ích chiến lược và thậm chí cả thái độ thù địch ra sao – một chuyên gia Trung Quốc có quan hệ mật thiết với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
“Ngoài ra còn có các nhân vật chủ chốt gặp gỡ với các nhà ngoại giao nước ngoài, xây dựng lòng tin và đại diện cho lợi ích của Trung Quốc. Điều đó có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong đại cục” – vị chuyên gia nói tiếp.
Cũng trong vài ngày tới, ông Cui Tiankai rất có thể sẽ được bổ nhiệm là tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Ông Cui là một gương mặt được giới chức Mỹ rất hiểu rõ vì ông đảm trách vai trò là Thứ trưởng phụ trách các vấn đề Bắc Mỹ trong những năm gần đây.
Nhóm lãnh đạo ngoại giao mới này đã cho thấy một sự thay đổi về mặt thế hệ so với nhóm cũ dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – người trưởng thành trước Cách mạng Văn hóa khi mà hệ thống hầu như ngả theo hướng quan hệ của Trung Quốc với Liên Xô.
Chẳng hạn như người tiền nhiệm của ông Dương Khiết Trì là Đới Bỉnh Quốc, 72 tuổi, từng theo học tại trường Đại học của Nga và những năm đầu sự nghiệp, ông phụ trách các công việc liên quan tới Liên Xô. Ông Đới đóng vai trò chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều năm và không phải là thành viên của Bộ Chính trị.
Trong khi đó, quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản đã xuống tới mức xấu nhất từ trước tới giờ trong năm qua. Nhiều người lo ngại tranh cãi biển đảo giữa hai nước đang xấu thêm và có thể gây ra các tính toán sai lầm về mặt quân sự ở cả hai bên.
Tương tự, quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia Đông Nam Á cũng tổn hại nhiều mặt khi họ theo đuổi tuyên bố chủ quyền với thái độ hung hăng hơn và trong cách họ siết chặt các nguồn năng lượng.
Thậm chí quan hệ đồng minh bền chặt lâu năm giữa Trung Quốc và Triều Tiên cũng trở nên gay gắt trong những tháng gần đây sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa và thử hạt nhân bất chấp việc Trung Quốc ra sức can ngăn.
Ông Dương 62 tuổi và ông Cui 60 tuổi đều khá nổi tiếng trong giới chức ngoại giao Mỹ. Ông Dương là Đại sứ Mỹ trong suốt giai đoạn căng thẳng sau khi có vụ va chạm giữa một máy bay do thám của Mỹ và máy bay chiến đấu của Trung Quốc hồi năm 2001.
Ông cũng là người tiếp đón cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton trong suốt chuyến thăm của bà tới Trung Quốc.
Ông Cui lại giúp đàm phán soạn thảo nên tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc trong chuyến thăm cuối cùng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington.
Ông Cui cũng chính là người tham gia dàn xếp thương thảo trong cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới nhà hoạt động người Trung Quốc tị nạn ở sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh.
Giới chức phương Tây không biết nhiều về tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị 59 tuổi. Ông Vương vốn dành nhiều thời gian tập trung vào ngoại giao ở châu Á, bao gồm đóng vai trò là đại diện của Trung Quốc trong các bàn đàn phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nhiều người nói rằng ông Vương là người nói tiếng Nhật thành thạo, suy nghĩ thận trọng và cử chỉ ngoại giao hòa nhã.
Một người bạn của ông Vương cho biết quá trình học đại học của ông bị trì hoãn do cuộc Cách mạng Văn hóa, và ông chỉ tập trung học ngoại ngữ và ngoại giao khi ông đã 25 tuổi.
“Chưa nói tới việc làm chủ, mà chỉ bắt đầu học tiếng Nhật ở độ tuổi đó đòi hỏi nỗ lực rất lớn”- người bạn của ông Vương nói.
Ông Vương nhanh chóng thăng tiến trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc vì khả năng viết, soạn bài phát biểu cho các lãnh đạo trong suốt thời gian công du nước ngoài.
Theo vietbao
Tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền?
Những tuyên bố của tân Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc không khỏi khiến giới quan sát đặt câu hỏi: phải chăng, giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển?
Tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Mặc dù tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều tuyên bố cam kết chung sống hoà bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước nhưng những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc đều khẳng định quyết tâm bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
"Bắc Kinh ủng hộ chung sống hòa bình và phát triển quan hệ với tất cả các nước, nhưng các quân nhân Trung Quốc cần sẵn sàng giành chiến thắng trong các cuộc chiến để bảo vệ chủ quyền quốc gia" - Đó là tuyên bố tại buổi bế mạc kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh của tân Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình hôm 17/3.
Ông Tập nhấn mạnh: "binh lính và sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, hãy sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của Đảng để giành chiến thắng trong các cuộc chiến, xây dựng một quân đội hùng mạnh".
Không lâu sau tuyên bố của ông Tập, phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông cũng không quên tuyên bố rằng nước này sẽ "quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của mình.
Các tuyên bố nói trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang dâng cao trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Trước đó, ông Tập Cận Bình còn có những phát biểu khơi gợi tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người dân Trung Quốc với lời kêu gọi "đại phục hưng Trung Hoa", thực hiện "ước mơ Trung Quốc". Do đó, giới quan sát nhận định các lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi chính sách ngoại giao cứng rắn, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền biển.
Theo dantri
Ngoại trưởng Mỹ tương lai bị phản đối Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice trở thành tâm điểm công kích của phe Cộng hòa Trong một lá thứ gửi cho Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua, gần 100 Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa tuyên bố họ sẽ phản đối việc ông đề cử bà Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc làm ngoại trưởng...