Lãnh đạo Liên hợp quốc cảnh báo thế giới chia đôi giữa Mỹ và Trung Quốc
Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu hôm 24/9 về nguy cơ thế giới bị chia cắt thành hai, một bên là Mỹ và bên kia là Trung Quốc.
Bối cảnh đen tối được lãnh đạo Liên hợp quốc cảnh báo khi Mỹ và Trung Quốc tạo ra các quy tắc đối địch về internet, tiền tệ, thương mại, tài chính, cũng như “các chiến lược địa chính trị và quân sự có tổng bằng không của họ”.
Trong “bài phát biểu thế giới” hàng năm tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi tập trung lãnh đạo các nước và chính phủ toàn cầu, ông Antonio Guterres nói rằng rủi ro chia rẽ có thể chưa lớn, nhưng là sự thật.
Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu. (Ảnh: AP)
“Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự rạn nứt và duy trì một hệ thống toàn cầu, một nền kinh tế toàn cầu với sự tôn trọng toàn cầu cho luật pháp quốc tế; Một thế giới đa cực với các thể chế đa phương mạnh mẽ”, ông Guterres phát biểu trước các tổng thống, thủ tướng, quân vương và bộ trưởng các nước thành viên Liên hợp quốc.
Ông Guterres mô tả một bức tranh ảm đạm về thế giới bị chia rẽ sâu sắc, bên cạnh những lo lắng phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu, khả năng đáng báo động về xung đột vũ trang ở vùng Vịnh, chủ nghĩa khủng bố lan rộng, chủ nghĩa dân túy đang gia tăng và bùng nổ bất bình đẳng.
Theo AP, Liên hợp quốc, được xây dựng để thúc đẩy một thế giới đa phương, gặp khó khăn trước sự gia tăng chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và các quốc gia khác muốn giải quyết mọi việc một mình.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với cuộc điều tra của đảng Dân chủ. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng “tình yêu của các quốc gia chúng ta làm cho thế giới tốt hơn cho tất cả các quốc gia”, tuyên bố tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu mà thuộc về những người yêu nước.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không đồng ý với Tổng thống Mỹ và nói rằng các vấn đề của thế giới không thể được giải quyết bằng cách đóng cửa. Theo ông Macron, cần “kết hợp tình yêu của một quốc gia” với một chủ nghĩa đa phương “dựa trên sự hợp tác thực sự nhằm tạo ra kết quả cụ thể”.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới của sự tranh chấp” – ông Guterres nhận định.
“Rất nhiều người sợ bị chà đạp, bị cản trở, bị bỏ lại phía sau. Máy móc lấy đi công việc của họ. Những kẻ buôn người lấy nhân phẩm của họ. Dân túy lấy đi quyền của họ. Lãnh chúa lấy mạng sống của họ. Nhiên liệu hóa thạch lấy tương lai của họ”, ông nói. Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết mọi người vẫn tin vào tinh thần và ý tưởng của Liên hợp quốc và nền tảng của chủ nghĩa đa phương, của việc tất cả các quốc gia làm việc cùng nhau.
Nhưng ông cũng đặt câu hỏi cho khán giả trong căn phòng hình móng ngựa: “Họ có tin rằng các nhà lãnh đạo sẽ đặt người dân lên hàng đầu không?”
Cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng bùng nổ giữa Iran và Ả-rập Xê-út, đồng minh lâu năm của Mỹ, liên quan cáo buộc Iran phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ ở Ả-rập Xê-út.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh “khả năng đáng báo động về xung đột vũ trang ở vùng Vịnh, hậu quả mà thế giới không thể chịu được”, kêu gọi kiềm chế để tránh các tính toán sai lầm.
Ông Guterres cũng chỉ ra những xung đột chưa được giải quyết từ Yemen đến Libya, Afghanistan, Israel và Palestine, cuộc di dân tại Venezuela, căng thẳng gia tăng ở Nam Á, “cuộc khủng hoảng” khí hậu.
Phiên họp Đại hội đồng năm nay, sẽ kết thúc vào ngày 30/9, quy tụ các nhà lãnh đạo thế giới từ 136 trong số 193 thành viên Liên hợp quốc. Các thành viên khác sẽ được đại diện bởi các bộ trưởng, phó tổng thống và các cấp khác.
(Nguồn: AP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Khai mạc kỳ họp thứ 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc
Ngày 17/9 (theo giờ Mỹ), kỳ họp toàn thể lần thứ 74 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã khai mạc tại thành phố New York (Mỹ).
Trong bài phát biểu khai mạc, Tân Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Tijjani Muhammad - Bande nhấn mạnh trong kỳ họp lần này, Liên hợp quốc sẽ nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), yêu cầu tập trung hành động theo chủ đề được chọn cho năm nay: "Thúc đẩy các nỗ lực đa phương trong xóa đói giảm nghèo, giáo dục chất lượng, đấu tranh chống biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh Liên hợp quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 75 năm ngày thành lập". Ông tuyên bố đây là kỳ họp có tính đại diện cao nhất của Liên hợp quốc.
Tân Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Tijjani Muhammad-Bande
Trước đó, tại lễ bế mạc kỳ họp lần thứ 73 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 16/9, Chủ tịch mãn nhiệm Đại Hội đồng Liên hợp quốc, bà Maria Fernanda Espinosa Garces đã trao chiếc búa biểu tượng quyền lực cho người kế nhiệm Tijjani Muhammad - Bande. Trên cương vị mới, ông Tijjani Muhammad - Bande cam kết sẽ hết sức chú ý thực hiện hiệu quả chức trách được giao phó và triển khai những nhiệm vụ ưu tiên được đưa ra khi ứng cử, đó là ủng hộ hòa bình và an ninh, hợp tác với Hội đồng Bảo an, Ban thư ký Liên hợp quốc để đảm bảo tính chất ngăn ngừa trong hành động hơn là chỉ hành động khi đã xảy ra xung đột.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cũng khẳng định sẽ thúc đẩy hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm, cũng như nâng cao vai trò trung gian, đưa ra sáng kiến giải pháp hòa bình trong các cuộc xung đột.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh cần phải thuyết phục người dân thấy rõ Liên hợp quốc có liên quan tới tất cả mọi người và rằng chỉ có chủ nghĩa đa phương mới đem lại các giải pháp thực tế cho các thách thức toàn cầu của Liên hợp quốc.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc là một trong sáu cơ quan của Liên hợp quốc, trong đó các thành viên đều có quyền đại diện bình đẳng. Kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng thường bắt đầu vào ngày thứ Ba thứ 3 của tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 12 với chức danh Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc được bầu vào ngày khai mạc mỗi kỳ họp.
Tại kỳ họp, Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng - đề xuất hòa bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách - cần được thông qua bởi đa số 2/3 số đại biểu có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên.
Đại hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo an. Trên lý thuyết, quy chế 1 quốc gia, 1 lá phiếu cho phép các nước nhỏ với dân số tổng cộng chiếm chỉ 8% dân số thế giới có khả năng thông qua nghị quyết với đa số 2/3 trên tổng số phiếu.
Dự kiến, trong khuôn khổ kỳ họp 74 của Đại Hội đồng năm nay sẽ diễn ra các sự kiện lớn như Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và cuộc gặp cấp cao về y tế.
Trâm Anh
Theo Congly
Nga chỉ trích Mỹ vì không cấp thị thực cho các nhà ngoại giao Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/9 cho biết Mỹ đã từ chối cấp thị thực cho một số thành viên phái đoàn Nga tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Nguồn: AFP) Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/9 cho biết Mỹ đã từ chối cấp thị thực cho một số thành viên phái...