Lãnh đạo lên tiếng vụ hàng chục y bác sĩ ở Hà Nội bị nợ lương 8 tháng phải xuống đường, căng băng rôn “cầu cứu”
Giám đốc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Công đoàn Học viện và các phòng chức năng đã gặp gỡ, động viên, đề nghị viên chức, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ.
Hai ngày qua, gần 50 y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam) trong tổng số 160 nhân viên y tế bị nợ lương suốt 8 tháng quyết định xuống đường “cầu cứu”. Họ đề nghị Học viện thực hiện đúng hợp đồng làm việc đã ký kết với người lao động, trả lương đúng hẹn.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Công đoàn Học viện và các phòng chức năng đã gặp gỡ, động viên, đề nghị viên chức, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ.
Về việc nợ lương nhân viên y tế suốt 8 tháng, ông Huy cho hay, từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh được tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo đúng các quy định của Nhà nước và Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ và chế độ tiền lương của viên chức, người lao động làm việc tại Bệnh viện thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và Pháp luật hiện hành.
Hai ngày liên tiếp, hàng chục y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường cầu cứu do bị nợ lương 8 tháng
Theo ông Huy, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đợt thứ 4 từ cuối tháng 4/2021, bệnh viện gần như không có bệnh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh trong quý 1/2021 đạt 15%, quý 2 năm 2021 đạt 51,19% và quý 3/2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch.
Tuy nguồn thu giảm, nhưng bệnh viện vẫn phải tăng chi để thực hiện các giải pháp phòng, chống lây nhiễm do dịch Covid-19 như mua sắm trang phục chống dịch, dung dịch sát khuẩn, chi phí phục vụ công tác tiêm chủng cho viên chức, người lao động và thân nhân cán bộ, viên chức, cử cán bộ tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương.
“Nguồn thu của Bệnh viện không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương”, ông Huy nói và cho biết từ tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện chỉ tạm chi 50% tiền lương dẫn đến đời sống của viên chức, người lao động gặp nhiều khó khăn.
Giám đốc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam khẳng định đơn vị đã đề xuất phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn, xin ý kiến Bộ Y tế và đang chờ chỉ đạo trực tiếp cụ thể từ Bộ Y tế.
Nhân viên y tế tủi nhục kêu cứu do bị nợ lương nhiều tháng
Chị Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, cơ sở y tế này vốn là bệnh viện thực hành, tức là nơi các bác sĩ trẻ thực hành tay nghề, không phải nơi khám chữa bệnh và kinh doanh.
Năm 2019, bệnh viện xây dựng cơ chế tự chủ, theo chị Bình là “không đúng với mục đích ban đầu” dẫn đến quyền lợi của nhân viên y tế bị giảm, chỉ còn lương cơ bản.
Chị Bình cho hay, Tuệ Tĩnh là một trong ba đơn vị trực thuộc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam. Trong khi các đơn vị khác vẫn được hưởng các phúc lợi hoặc bảo đảm do bệnh viện chi trả, thì riêng Tuệ Tĩnh không. Nhưng khi người lao động có ý kiến với ban lãnh đạo, họ được trả lời rằng “bệnh viện đã tự chủ, vì vậy phải tự lo đến trách nhiệm của đơn vị”.
Phía lãnh đạo bệnh viện không thể đưa mốc thời gian cụ thể sẽ giải quyết, thay vào đó chỉ nói chung chung rằng “trong thời gian sớm nhất”. Tuy nhiên, đến nay, hàng trăm nhân viên y tế Tuệ Tĩnh vẫn song song làm chuyên môn, chăm sóc bệnh nhân, tiêm chủng vaccine, nhưng không nhận được đồng lương nào.
“Từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021, chúng tôi bị nợ 50% lương, đến tháng 12 chưa có đồng nào. Tại các buổi giao ban, Ban Giám đốc cho biết không có nguồn để chi trả cho bệnh viện”, chị Bình bức xúc.
Video đang HOT
Theo chị, đa số cán bộ của bệnh viện là điều dưỡng viên nên hệ số lương rất thấp, tính cả phụ cấp ngành hay phụ cấp độc hại, cũng chỉ được 6 – 7 triệu đồng mỗi tháng. Từ tháng 5/2021, họ chỉ được nhận một nửa, tức 3 triệu mỗi tháng.
Chị Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Sau lần xuống đường cầu cứu lần thứ nhất hôm 11/1, ban lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tổ chức cuộc họp cùng các cán bộ nhân viên. Các y bác sĩ đã rất hi vọng và chờ đợi. Tuy nhiên, buổi họp kết thúc chỉ với những lời động viên “anh em cùng vượt qua khó khăn” mà không hề đưa ra hướng giải quyết thích đáng cho khoản lương còn nợ suốt nhiều tháng qua.
“Chúng tôi bắt buộc phải xuống đường lần thứ 2. Chúng tôi trong nghề y, đều là người có ăn học. Thực sự phải ra đường để khiếu nại như thế này tự cảm thấy rất nhục nhã, nhưng chúng tôi đã đến đường cùng và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi cảm thấy rất đau xót, bởi đáng lẽ có thể cống hiến thêm cho ngành và người bệnh thì nay bị phân tâm bởi miếng cơm manh áo, kiếm thêm thu nhập”, chị Bình bức xúc.
Bên cạnh đảm bảo công việc chuyên môn, nhiều y bác sĩ Tuệ Tĩnh buộc phải bán hàng, chạy shipper, xe ôm công nghệ để trang trải cuộc sống. “Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi ngay tại ngôi nhà của mình”, chị Bình nghẹn ngào.
Chiều 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương. Đồng thời đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.
Những y bác sĩ Hà Nội bị nợ lương 8 tháng phải đi bán rau, vay nợ ngân hàng: Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi ngay tại "ngôi nhà" của mình!
160 nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương suốt 8 tháng. Mỗi người, một câu chuyện mưu sinh để "cầm cự" sống đầy trắc trở giữa năm đại dịch khó khăn.
Hai ngày qua, gần 50 y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam) trong tổng số 160 nhân viên y tế bị nợ lương suốt 8 tháng, quyết định xuống đường "cầu cứu". Họ đề nghị Học viện thực hiện đúng hợp đồng làm việc đã ký kết với người lao động, trả lương đúng hẹn.
8 tháng qua, những nhân viên y tế này bị nợ 50% số lương cơ bản, không đủ chi trả cho cuộc sống mưu sinh. Mỗi lần lên gặp lãnh đạo, họ chỉ nhận được những lời hứa hẹn...
Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi ngay tại "ngôi nhà" của mình
Chị Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, cơ sở y tế này vốn là bệnh viện thực hành, tức là nơi các bác sĩ trẻ thực hành tay nghề, không phải nơi khám chữa bệnh và kinh doanh.
Cuối năm 2019, bệnh viện xây dựng cơ chế tự chủ, theo chị Bình là "không đúng với mục đích ban đầu" dẫn đến quyền lợi của nhân viên y tế bị giảm, chỉ còn lương cơ bản.
Chị Bình cho hay, Tuệ Tĩnh là một trong ba đơn vị trực thuộc Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam. Trong khi các đơn vị khác vẫn được hưởng các phúc lợi hoặc bảo đảm do bệnh viện chi trả, thì riêng Tuệ Tĩnh không. Nhưng khi người lao động có ý kiến với ban lãnh đạo, họ được trả lời rằng "bệnh viện đã tự chủ, vì vậy phải tự lo đến trách nhiệm của đơn vị".
Phía lãnh đạo bệnh viện không thể đưa mốc thời gian cụ thể sẽ giải quyết, thay vào đó chỉ nói chung chung rằng "trong thời gian sớm nhất". Tuy nhiên, đến nay, hàng trăm nhân viên y tế Tuệ Tĩnh vẫn song song làm chuyên môn, chăm sóc bệnh nhân, tiêm chủng vaccine, nhưng không nhận được đồng lương nào.
"Từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021, chúng tôi bị nợ 50% lương, đến tháng 12 chưa có đồng nào. Tại các buổi giao ban, Ban Giám đốc cho biết không có nguồn để chi trả cho bệnh viện", chị Bình bức xúc.
Theo chị, đa số cán bộ của bệnh viện là điều dưỡng viên nên hệ số lương rất thấp, tính cả phụ cấp ngành hay phụ cấp độc hại, cũng chỉ được 6 - 7 triệu đồng mỗi tháng. Từ tháng 5/2021, họ chỉ được nhận một nửa, tức 3 triệu mỗi tháng.
Trong 2 ngày 11 và 12/1, hàng chục nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường cầu cứu vì bị nợ lương 8 tháng
Chị Bình bật khóc trước hoàn cảnh của bản thân và đồng nghiệp
Sau lần xuống đường cầu cứu lần thứ nhất hôm 11/1, ban lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tổ chức cuộc họp cùng các cán bộ nhân viên. Các y bác sĩ đã rất hi vọng và chờ đợi. Tuy nhiên, buổi họp kết thúc chỉ với những lời động viên "anh em cùng vượt qua khó khăn" mà không hề đưa ra hướng giải quyết thích đáng cho khoản lương còn nợ suốt nhiều tháng qua.
"Chúng tôi bắt buộc phải xuống đường lần thứ 2. Chúng tôi trong nghề y, đều là người có ăn học. Thực sự phải ra đường để khiếu nại như thế này tự cảm thấy rất nhục nhã, nhưng chúng tôi đã đến đường cùng và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi cảm thấy rất đau xót, bởi đáng lẽ có thể cống hiến thêm cho ngành và người bệnh thì nay bị phân tâm bởi miếng cơm manh áo, kiếm thêm thu nhập", chị Bình bức xúc.
Bên cạnh đảm bảo công việc chuyên môn, nhiều y bác sĩ Tuệ Tĩnh buộc phải bán hàng, chạy shipper, xe ôm công nghệ để trang trải cuộc sống.
"Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi ngay tại ngôi nhà của mình", chị Bình nghẹn ngào.
Vay ngân hàng để cầm cự sống
Chị Thu, công tác tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, cầm trên tay 2 tờ giấy với thông điệp "Hãy cứu lấy Blouse trắng", "Đề nghị trả lương cho chúng tôi". Không được trả lương dù đi làm đầy đủ, khiến cuộc sống của chị Thu và nhiều đồng nghiệp hiện rất khó khăn.
"Ngoài ra, tâm tư và tinh thần làm việc của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", chị Thu nói và cho biết, nếu Ban Giám đốc giải quyết dứt điểm vấn đề thu nhập thì nhân viên y tế không bao giờ phải xuống đường để "cầu cứu" như 2 ngày vừa qua.
"Tết đền gần, gia đình tôi và các đồng nghiệp rất khó khăn nhưng cũng không được hỗ trợ bất kì nguồn nào tự Học viện. Anh chị em rất tâm tư", chị Thu tâm sự.
Để duy trì cuộc sống, gia đình chị Thu phải cắt giảm chi tiêu, chủ yếu dựa vào thu nhập của chồng. Tuy nhiên, nguồn thu duy nhất này cũng rất bấp bênh do người chồng là lao động tự do, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Không còn cách nào, chị phải vay ngân hàng để cầm cự.
"Giờ đây tôi và chồng đang phải còng lưng trả nợ, trong khi bệnh viện vẫn đang nợ lương", chị nói.
Gia đình chị Thu phải vay ngân hàng để "cầm cự" sống
Bán rau mưu sinh
Nhiều tháng qua, sau giờ làm việc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, chị Lê Thanh Huyền, Khoa Phụ sản, tất bật đi bán rau và các loại nông sản để kiếm thêm thu nhập bù vào phần lương bị "khất".
Gia đình chị Huyền có 2 con nhỏ học lớp 2 và 4, lại đang ở nhà thuê. Khoản phải chi tiêu hàng tháng rất nhiều trong khi "tiền vào" lại không thấy đâu. Cuộc sống chật vật khiến chồng chị phải chở rau từ quê lên thành phố để vợ bán sau giờ làm. Thế nhưng, thu nhập từ việc bán rau mỗi tháng cũng chỉ vỏn vẹn 2 triệu, khiến cuộc sống vốn bấp bênh cũng chả thế khấm khá hơn.
Cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết, sống tằn tiện hết mức, nhưng vợ chồng chị Huyền vẫn "nợ như chúa chổm". Chị lo lắng không đủ tiền chăm sóc 2 con, đành huy động 2 bên nội ngoại và chờ đợi một hi vọng sau 8 tháng "đen tối" vừa qua.
Chị Huyền đi bán rau giữa đêm Hà Nội rét buốt (Ảnh: NVCC)
Lo "mất Tết"
Là trụ cột kinh tế trong nhà, cuộc sống của gia đình anh Đỗ Đức Tuân, điều dưỡng viên Khoa Nhi, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chật vật thấy rõ sau khi bị cắt giảm thu nhập.
"Hơn nửa năm nay tôi chỉ nhận được 50% lương, trong khi đó, 100% lương cơ bản của điều dưỡng như chúng tôi chỉ hơn 5 triệu đồng vốn dĩ đã rất khó sống ở Hà Nội", anh Tuân chia sẻ.
Nhờ có việc làm thêm ngoài giờ liên quan đến chuyên môn, anh Tuân may mắn vẫn chưa phải vay mượn, nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ trang trải các nhu cầu thiết yếu.
"8 tháng qua, chúng tôi đã cố gắng chịu đựng hết sức, nhiều lần đàm phán, có ý kiến lên Bộ Y tế nhưng vẫn chưa được giải quyết", anh Tuân nói.
Dù Tết cận kề, nhưng nam điều dưỡng lòng đầy trăn trở, "làm gì đã nghĩ đến việc mua sắm Tết, lo ăn từng bữa, lo tiền đóng học cho con còn chưa xong".
Anh Tuân buồn rầu khi kể về hoàn cảnh bản thân
Mẹ chồng mắc ung thư, 3 con nhỏ nheo nhóc
Cũng giống chị Huyền, chị L.T.V., điều dưỡng viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh tranh thủ giờ nghỉ trưa ship rau, trứng, những gói hàng để kiếm thêm thu nhập. Chị V. duy trì bán rau online hơn nửa năm từ khi bị nợ 50% lương cơ bản.
"Có tháng kiếm được vài chục đơn, nhưng có tháng cũng chỉ dăm ba đơn. Nói chung chỉ lấy công làm lãi chứ lãi từ tiền bán rau chẳng đáng là bao", chị V. thở dài. Những ngày không có đơn bán rau, chị lại xem có ai nhờ ship đồ, ship hàng hộ là nhận ngay. Nhiều đơn chỉ 10.000-15.000 đồng, nữ điều dưỡng vẫn sẵn sàng đi giao, "miễn có tiền thì tôi làm!".
Một năm đại dịch Covid-19 hoành hành, 3 đứa trẻ không đến trường. Mẹ chồng lại mắc ung thư dạ dày, chị V. buồn khi nhớ tới khoảng thời gian "khủng hoảng" trước đây. "Khi mẹ hóa trị, cũng là lúc mỗi tháng tôi chỉ nhận được 2,5 triệu đồng. Cứ thế 2 vợ chồng xoay bên này, đắp bên nọ, để mẹ có tiền chữa trị và lo tiền học của 3 con, tiền ăn uống cả gia đình".
Hiện, cuộc sống gia đình chị V. dù ổn hơn, nhưng lương vẫn không "về", chị sợ không thể tiếp tục cho các con đi học.
Tết sắp cận kề, nhưng người mẹ, người vợ, người con chẳng dám nghĩ đến. "Nghĩ đến Tết là sợ, lấy tiền đâu ra sắm sửa. Dịch bệnh ai cũng khó khăn, nên chẳng thể vay nợ".
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, chị V. đi ship hàng cho khách
Chiều 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương. Đồng thời đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.
Bộ Y tế chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc nợ lương tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động Liên quan đến việc Bệnh viện Tuệ...