Lãnh đạo Kim Jong-un như thế nào trong mắt người trẻ Triều Tiên?
Giới trẻ Triều Tiên nghĩ gì về nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un? Nhà lãnh đạo vĩ đại hay một chàng trai to lớn? Thực tế, giới trẻ nước này không có khái niệm gì đặc biệt về Kim Jong-un.
Trong mắt người trẻ Triều Tiên, ông Kim Jong-un chỉ là người bình thường – Ảnh minh họa: AFP
Nhiều nguồn tin trong nước cho rằng giới trẻ ngày nay ở Triều Tiên, đặc biệt là sinh viên, không xem ông Kim Jong-un là một nhà lãnh đạo thực thụ đang điều hành đất nước, theo trang mạng Daily NK chuyên về tình hình Triều Tiên của những người Bắc Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc ngày 5.10.
Kim Jong-un là nhà lãnh đạo thứ 3 liên tiếp trong “Đế chế Kim” kế thừa quyền lãnh đạo Triều Tiên từ người cha và ông nội. Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước năm 2011, Kim Jong-un chưa tạo dấu ấn gì đáng kể cho người dân nước này, theo Daily NK.
Nhà lãnh đạo trẻ cũng chưa nhận được sự kính trọng thực sự như người cha và ông nội mình.
Chính vì vậy trong mắt những người trẻ Triều Tiên, Kim Jong-un chỉ là một “người trai bình thường”. Lòng trung thành mà giới trẻ dành cho nhà lãnh đạo trẻ này cũng chính là cho chế độ khá mong manh nếu không muốn nói là sụt giảm so với người cha quá cố, dù bộ máy tuyên truyền đang cố sức bơm thêm sự yêu mến và lòng trung thành cho người dân.
Người trẻ Triều Tiên cá tính hơn thế hệ trước – Ảnh minh họa: AFP
Video đang HOT
“Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, giới sinh viên Triều Tiên giảm đáng kể việc sử dụng 2 từ &’trung thành’ bởi vì phúc lợi mà người dân cảm nhận được từ chế độ là con số không. Chính vì vậy cảm giác trung thành hay sự biết ơn đối với nhà lãnh đạo hầu như không tồn tại ở giới trẻ”, một nguồn tin từ tỉnh Nam Pyongan nói với Daily NK.
Xu hướng giảm bớt lòng trung thành ở người trẻ cũng được kiểm tra và đánh giá tương tự ở vùng Bắc Pyongan.
Thờ ơ, cười cợt
Những năm trước đây, người dân dễ xúc động trước sự “chân thành” của các nhà lãnh đạo ngay cả khi được thần thánh hóa, nhưng giờ đây điều đó không còn tác dụng đối với giới trẻ. “Sinh viên không trách cứ hay phẫn nộ ông Kim Jong-un, họ chỉ đơn giản xem ông ấy như một chàng trai có bức tượng to. Họ không quan tâm lắm đến Kim Jong-un”, nguồn tin trên nhận định.
Sinh viên thậm chí còn thờ ơ, cười cợt với hình ảnh của ông Kim Jong-un được ca ngợi trong những bộ phim tài liệu được chính quyền phát đi phát lại ở Triều Tiên. “Sinh viên cười khúc khích mỗi khi phim tài liệu được phát với lời ba hoa rằng lúc 3 tuổi Kim Jong-un có thể đánh vần được từ khó như Kwangmyeongseong Changa (tạm dịch: Khải hoàn ca hy vọng). Rồi họ nói với nhau rằng: chẳng thà tôi ở nhà xem phim còn hơn nghe những điều đó”, nguồn tin kể tiếp.
Ông Kim Jong un chỉ là chàng trai bình thường đang vui chơi trong công viên giải trí ở Triều Tiên – Ảnh minh họa: KCNA
Hãng tin quốc gia KCNA của Triều Tiên thường xuyên đề cao tư tưởng juche (tạm dịch: đức hạnh thông qua tự tin) của gia đình họ Kim và tuyên truyền rằng thành công của đất nước Triều Tiên phụ thuộc vào ông Kim Jong-un. Tuy nhiên, trên thực tế mọi nỗ lực hun đúc lòng trung thành trong tuyên truyền chỉ có tác dụng ngược.
“Nội dung của các tài liệu tuyên truyền xa rời thực tế, vì vậy chẳng có nhiều người quan tâm và mua chúng. Ngày trước, chuyện chính trị là bí mật nhưng ngày nay ai cũng biết tiền đút lót là động lực duy nhất để giới chức làm nhiệm vụ của mình. Khi mọi người bắt đầu nghĩ đến điều đó thì &’Thống chế’ Kim Jong-un chỉ là một người trai bình thường không hơn không kém”, nguồn tin Triều Tiên giải thích.
Và điều đó giải thích vì sao ngày càng nhiều người Tiều Tiên, đặc biệt là sinh viên vẫn lén lút xem phim Hàn Quốc bất chấp đe dọa, trừng phạt của chính quyền Bình Nhưỡng. Thế hệ trẻ Triều Tiên ngày càng cá tính hơn và dám thể hiện cá tính của mình khác hẳn thế hệ trước đó của họ, Daily NK kết luận.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình từ chối tiếp hay Phó Nguyên soái Triều Tiên không gặp?
Không có nhà lãnh đạo "ngang tầm" nào ra tiếp khách họ mời đến dự duyệt binh nước họ thì đó là thái độ ứng xử của Trung Quốc, không phải vấn đề của Triều Tiên.
Phó Nguyên soái Triều Tiên Choe Ryong-hae ra lễ đài chuẩn bị quan sát duyệt binh tại Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 3/9.
Đa Chiều ngày 6/9 bình luận, sự "độc đoán chuyên quyền" của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã chọc giận Bắc Kinh khiến ông Tập Cận Bình từ chối tiếp Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae, Trưởng đoàn Triều Tiên sang Trung Quốc dự duyệt binh 3/9 theo lời mời của nước này. Quan hệ Trung - Triều một lần nữa lại khiến dư luận chú ý.
Sáng 2/9 ông Choe Ryong-hae cùng Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Quốc phòng và một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao lên đường sang Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Lý Tiến Quân ra tận sân bay tiễn. Tối 5/9, tài khoản mạng xã hội "Triều Tiên ngày nay" của văn phòng Tân Hoa Xã tại Bình Nhưỡng đưa tin, ngày 3/9 sau khi kết thúc duyệt binh phái đoàn Triều Tiên lập tức lên đường về nước.
Tham tán công sứ đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng Trường Thừa Cương ra sân bay đón đoàn. Ngày 6/9 tờ Người Quan Sát (Trung Quốc) bình luận, Choe Ryong-hae sang Trung Quốc chỉ hơn 1 ngày, thời gian ngắn nhất trong số các quan khách tham dự duyệt binh 3/9. Người Quan Sát để ý thấy website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục đưa tin các hoạt động tiếp các trưởng đoàn khách quốc tế sang dự duyệt binh mà ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Nghị chủ trì theo cấp bậc khách đến.
Có những đoàn phía Bắc Kinh ưu ái bố trí cả 3 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đều tiếp như Pakistan, Kazakhstan và Venezuela nhưng tuyệt nhiên không thấy nhắc đến tên tuổi Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ngược lại với thái độ lạnh nhạt của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc sang dự duyệt binh được đón tiếp trọng thị.
Bà Pack Geyun-hye sang thăm Trung Quốc 3 ngày dẫn theo đoàn tùy tùng hơn 200 thành viên là quan chức và doanh nhân, hội đàm riêng với ông Tập Cận Bình và được bố trí ở vị trí VIP hàng đầu tiên trên lễ đài khi quan sát duyệt binh. Còn Phó Nguyên soái Bắc Triều Tiên Choe Ryong-hae được chủ nhà bố trí lọt thỏm mãi phía sau của khu khách VIP vốn khá rộng.
Tuy nhiên khó có thể căn cứ vào những biểu hiện này để cho rằng Trưởng đoàn Bắc Triều Tiên xin gặp bị Tập Cận Bình cự tuyệt, bởi trong quan hệ Trung - Triều lâu nay đã cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt và Bình Nhưỡng không hề giấu giếm thái độ bất mãn với Bắc Kinh. Trong cuộc khủng hoảng trên biên giới 2 miền vừa qua, thậm chí Bình Nhưỡng còn muốn Bắc Kinh ngậm miệng, theo bình luận của Đa Chiều - PV.
Có gặp gỡ song phương hay không, quy mô cấp độ và nội dung gặp gỡ như thế nào thông thường phải được bố trí trước chuyến thăm qua kênh ngoại giao. Còn việc không có nhà lãnh đạo "ngang tầm" nào ra tiếp khách họ mời đến dự duyệt binh nước họ thì đó là thái độ ứng xử của Trung Quốc, không phải vấn đề của Triều Tiên - PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Hàn Quốc đàm phán với Triều Tiên dỡ bỏ trừng phạt Vào ngày 26-8, Hàn Quốc cho biết khả năng mở một cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên để thảo luận về việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt với Binh Nhưỡng trong bối cảnh căng thẳng hai bên đang hạ nhiệt. Sau nhiều tuần căng thẳng quân sự, 2 miền Triều Tiên đã kí thỏa thuận vào ngày 25-8 chấm dứt...