Lãnh đạo Iraq cam kết thành lập chính phủ
Ngày 13/6, lãnh đạo Iraq cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực thành lập chính phủ mới sau khi 73 nghị sĩ quốc hội từ chức trong bối cảnh bế tắc chính trị kéo dài tại nước này.
Quang cảnh một phiên họp Quốc hội Iraq tại thủ đô Baghdad. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, bất chấp cam kết trên, việc các nghị sĩ thuộc liên minh do giáo sĩ Moqtada Sadr theo dòng Shi’ite dẫn đầu từ chức hàng loạt đang tạo ra những hoài nghi về khả năng thành lập chính phủ mới tại Iraq.
Trước đó một ngày, Chủ tịch Quốc hội Iraq Mohammed al-Halbussi thông báo các nghị sĩ thuộc khối của giáo sĩ Sadr đã từ chức nhằm chấm dứt tình trạng tê liệt của Quốc hội nước này suốt 8 tháng qua. Các nghị sĩ Iraq hiện đã hết thời gian để thành lập chính phủ mới theo Hiến pháp, khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này kéo dài. Mặc dù Chủ tịch Quốc hội đã chấp thuận đơn từ chức, song Quốc hội vẫn cần bỏ phiếu để thông qua vấn đề này. Kỳ nghỉ của Quốc hội đã bắt đầu từ ngày 9/6 và các nghị sĩ dự kiến quay lại làm việc vào tháng 8 tới.
Quốc hội Iraq rơi vào khủng hoảng kể từ cuộc bầu cử tháng 10/2021 và các cuộc đàm phán căng thẳng giữa các đảng phái đến nay vẫn chưa tạo được một liên minh đa số để chọn ra một thủ tướng mới kế nhiệm ông Mustafa al-Kadhemi. Hai nhóm Hồi giáo dòng Shi’ite – một trong đó do ông Sadr dẫn đầu – đều tuyên bố là phe đa số trong Quốc hội và có quyền chỉ định tân thủ tướng.
Trong đó, liên minh do ông Sadr dẫn đầu hiện có 155 ghế trong Quốc hội gồm 329 thành viên, chưa đủ đa số để có thể thành lập chính phủ mới tại Iraq. Nếu Quốc hội không giải quyết được bế tắc hiện nay, Iraq có khả năng phải tiến hành các cuộc bầu cử mới, song điều này đòi hỏi các nghị sĩ phải nhất trí giải tán cơ quan lập pháp.
Bế tắc chính trị tại Iraq kéo dài
Theo Chủ tịch Quốc hội Iraq Mohammed al-Halbussi, các nghị sĩ thuộc khối của giáo sĩ Moqtada Sadr theo dòng Shi'ite đã từ chức vào ngày 12/6 vừa qua.
Trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch al-Halbussi cho biết ông đã nhận được đơn từ chức của 73 nghị sĩ trong khối của giáo sĩ Sadr.
Quang cảnh một phiên họp Quốc hội Iraq tại thủ đô Baghdad. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 9/6, giáo sĩ Sadr khẳng định các nghị sĩ trong nhóm của ông, cũng là khối lớn nhất trong Quốc hội Iraq, sẵn sàng nộp đơn từ chức trong nỗ lực nhằm phá vỡ thế bế tắc và tạo cơ hội cho việc thành lập chính phủ mới. Trong tuyên bố, ông Sadr nhấn mạnh nếu sự tồn tại của khối này là rào cản đối với việc thành lập chính phủ mới, tất cả đại diện của nhóm đều sẵn sàng từ chức.
Các nghị sĩ Iraq hiện đã hết thời gian để thành lập chính phủ mới theo Hiến pháp, khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này kéo dài. Mặc dù Chủ tịch Quốc hội đã chấp thuận đơn từ chức, song Quốc hội vẫn cần bỏ phiếu để thông qua vấn đề này. Kỳ nghỉ của Quốc hội đã bắt đầu từ ngày 9/6 và các nghị sĩ dự kiến quay lại làm việc vào tháng 8 tới.
Quốc hội Iraq đã rơi vào khủng hoảng kể từ sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10/2021, khi các cuộc đàm phán giữa các đảng phái chính trị thất bại trong việc đạt được đa số ủng hộ nhằm chọn ra Thủ tướng mới kế nhiệm ông Mustafa al-Kadhemi. Các nghị sĩ Iraq đã 3 lần thất bại trong việc bầu ra một Tổng thống mới, bước quan trọng đầu tiên trước khi chọn ra một Thủ tướng và sau đó là thành lập chính phủ mới. Hai nhóm theo dòng Shi'ite trong Quốc hội gồm liên minh do giáo sĩ Sadr đứng đầu và nhóm Coordination Framework đều tuyên bố chiếm đa số trong Quốc hội và có quyền bổ nhiệm Thủ tướng. Dù liên minh của giáo sĩ Sadr còn bao gồm các nghị sĩ theo dòng Sunni trong đảng của Chủ tịch Quốc hội al-Halbussi và đảng Dân chủ người Kurd (KDP), song con số 155 nghị sĩ vẫn thấp hơn mức đa số cần thiết trong Quốc hội gồm 329 thành viên. Việc các nghị sĩ trong khối Sadr từ chức khiến trách nhiệm thành lập chính phủ thuộc về 83 nghị sĩ trong nhóm Coordination Framework. Nhóm này hiện đang nhận được sự ủng hộ từ đảng của cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki, Liên minh Fatah, nhánh chính trị của nhóm bán quân sự Hashed al-Shaabi.
Nếu Quốc hội không giải quyết được bế tắc hiện nay, Iraq có khả năng sẽ tiến hành các cuộc bầu cử mới, song điều này đòi hỏi các nghị sĩ phải nhất trí giải tán cơ quan lập pháp.
Quốc hội Iraq hoãn bầu cử tổng thống vô thời hạn Ngày 7/2, Quốc hội Iraq đã quyết định hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống. Một phiên họp Quốc hội Iraq ở thủ đô Baghdad. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định trên đã được đưa ra sau khi kế hoạch bỏ phiếu cùng ngày không thể thực hiện vì chỉ có 58 trong tổng số 329 nghị sĩ tham dự. Các khối chính...