Lãnh đạo Hong Kong sẽ đối thoại trực tiếp với người dân vào tuần tới
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho biết bà sẽ bắt đầu các phiên đối thoại với người dân vào đầu tuần tới để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hiện nay.
Bà Lam khẳng định các phiên đối thoại sẽ hết sức cởi mở và tất cả người dân đều có thể tham dự.
“ Xã hội Hong Kong đã gặp phải hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị. Tôi hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau có thể tạo ra nền tảng để chúng ta thảo luận”, bà Lam nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 17/9.
Mỗi phiên đối thoại cho phép 100-200 người tới tham dự. Chính quyền sẽ chọn ngẫu nhiên những người tham dự từ tất cả các lĩnh vực với các độ tuổi và lập trường khác nhau.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: Reuters)
Bà Lam khẳng định, trong 3 tháng qua, chính quyền luôn lắng nghe ý kiến từ người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Video đang HOT
“Chúng tôi mời mọi người đến đối thoại vì chúng tôi tin rằng giao tiếp tốt hơn nhiều so với đối đầu. Sau ba tháng bất ổn xã hội, khi chính thức rút dự luật dẫn độ, mọi người nhận ra rằng các vấn đề đã vượt xa dự luật”, bà nói.
Khi được hỏi về kỳ vọng các cuộc đàm phán sắp tới, bà Lam cho biết: “Điều quan trọng là chính phủ phải lắng nghe và tham gia với cộng đồng để hiểu rõ hơn về những vấn đề đó”.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hong Kong cũng nhấn mạnh việc xây dựng nền tảng đối thoại không có nghĩa là chính phủ dung thứ cho các hành vi bạo lực.
Cuối tuần qua, người Hong Kong tiếp tục đổ xuống đường biểu tình, nối dài chuỗi ngày bất ổn ở Hong Kong suốt hơn 3 tháng qua. Cảnh sát phải huy động tới vòi rồng và hơi cay để trấn áp các đối tượng quá khích.
Nhiều người cho biết, họ sẽ biểu tình cho tới khi cả 5 yêu cầu được đáp ứng thay vì chỉ dự luật dẫn độ được rút lại.
“Tôi nghĩ rằng động lực cho hoạt động phản kháng này vẫn còn. Bạn thấy đấy, chính phủ chỉ đang thỏa hiệp một yêu cầu. Cảnh sát đang bắt người. Chúng tôi đưa ra 5 yêu cầu, ít hơn 1 cũng không được”, Peter, 1 người tham gia biểu tình cho biết.
4 yêu cầu còn lại bao gồm, rút lại từ bạo loạn khi mô tả về các cuộc biểu tình; phóng thích những người bị bắt; mở một cuộc điều tra độc lập về các hành động lạm quyền của cảnh sát trong biểu tình và quyền của người dân Hong Kong trong việc chọn lãnh đạo của họ vẫn chưa được đáp ứng.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Việt Nam đề nghị Hong Kong đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam
Việt Nam đề nghị Hong Kong đảm bảo an toàn cho người Việt du lịch, sinh sống và làm việc tại đây trong bối cảnh biểu tình ở đặc khu này nhiều tháng qua.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 12/9, trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết quan điểm về tình hình gần đây ở Hong Kong, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam tôn trọng chính sách "một quốc gia, hai chế độ", các cơ chế liên quan của Hong Kong và hy vọng tình hình Hong Kong sớm trở lại bình thường, tiếp tục ổn định, phồn vinh, duy trì vị thế trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của khu vực và thế giới.
"Việt Nam mong muốn các hoạt động giao lưu kinh tế thương mại, du lịch giữa Hồng Kông tiếp tục được thúc đẩy và đề nghị chính quyền đặc khu Hong Kong đảm bảo an ninh, an toàn cho người Việt Nam du lịch, sinh sống và làm việc tại Hong Kong", bà Hằng nói.
Hong Kong chìm trong hỗn loạn hơn 3 tháng qua. (Ảnh: Getty)
Liên quan tới các tác động của tình hình Hong Kong đối với hợp tác giữa đặc khu này với các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam, người phát ngôn cho biết:
"Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung có quan hệ tốt đẹp về mặt kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch cũng như giao lưu nhân dân với Hong Kong. Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này".
Hong Kong chìm trong hỗn loạn hơn 3 tháng qua khi người dân đổ xuống đường biểu tình phản đối dự luật dẫn độ cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục và Đài Loan để xét xử.
Trước sức ép từ dư luận, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam chính thức rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Người biểu tình nhìn nhận việc bà Lam rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi là chiến thắng ban đầu của họ, nhưng chưa đủ bởi 4 yêu cầu khác là rút lại từ bạo loạn khi mô tả về các cuộc biểu tình; phóng thích những người bị bắt; mở một cuộc điều tra độc lập về các hành động lạm quyền của cảnh sát trong biểu tình và quyền của người dân Hong Kong trong việc chọn lãnh đạo của họ vẫn chưa được đáp ứng.
SONG HY
Theo VTC
'Mỹ can thiệp Hong Kong là không cần thiết, không phù hợp' Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho hay khoảng 1.400 công ty Mỹ ở Hong Kong được hưởng lợi từ "mối quan hệ song phương tích cực" giữa Hong Kong và Mỹ. Sau một tuần chứng kiến người biểu tình ở Hong Kong kêu gọi Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ của họ và thông qua một dự luật được đề...