Lãnh đạo Hong Kong nói sẽ từ chức nếu có thể, tiết lộ không dám ra đường
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói sẽ từ chức nếu có thể vì gây ra “sự tàn phá không thể tha thứ” dẫn tới nhiều tháng biểu tình chống chính quyền ở đặc khu này.
Tuyên bố trên được bà Lam đưa ra trong buổi họp kín với một nhóm lãnh đạo doanh nghiệp Hong Kong hôm 2/9. Reuters tiếp cận được bản ghi âm cuộc họp này và công bố cùng ngày.
Theo bản ghi âm dài 24 phút, Trưởng đặc khu Lam nói bà hết sức hối hận vì thúc đẩy dự luật dẫn độ gây tranh cãi làm dấy lên các cuộc biểu tình nhưng nhấn mạnh đây là quyết định của mình.
Lãnh đạo Hong Kong thừa nhận “ với tư cách là trưởng đặc khu, việc gây ra sự tàn phá với Hong Kong như hiện nay là không thể tha thứ“.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: CNN)
“Tôi không thể đi trên đường, tới trung tâm thương mại hay tiệm làm tóc. Tôi không thể làm bất cứ điều gì vì nơi tôi đến sẽ xuất hiện trên mạng xã hội”, bà nói.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu từ tháng 6 và duy trì cho tới hiện nay. Bà Lam quyết định rút lại dự luật nhưng người biểu tình yêu cầu chính quyền phải hủy bỏ hoàn toàn dự luật này.
Trong đoạn ghi âm bị rò rỉ, bà Lam nói rằng Trung Quốc sẵn sàng đối phó với tình trạng bất ổn hiện nay ngay cả khi nó ảnh hưởng tới kinh tế và du lịch Hong Kong và Bắc Kinh hiểu được rằng uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu gửi quân đội tới.
“Họ biết cái giá phải trả là quá lớn. Họ quan tâm đến hồ sơ quốc tế của đất nước. Trung Quốc đã mất một thời gian dài để xây dựng hồ sơ quốc tế đó và có một số người nói, đó không chỉ là một nền kinh tế lớn mà còn là một nền kinh tế lớn có trách nhiệm. Vì vậy, từ bỏ tất cả những phát triển tích cực đó rõ ràng không nằm trong chương trình nghị sự của họ”, bà Lam nói.
Bà giãi bày với lãnh đạo các doanh nghiệp rằng việc không thể giảm bớt căng thẳng hiện nay là nỗi buồn lớn nhất của bà. Bà cũng tự trách bản thân vì không thể làm giảm áp lực mà cảnh sát đang phải đối mặt hay làm dịu lại những người đang tức giận với chính quyền.
Bình luận về đoạn ghi âm, văn phòng của bà Lam xác nhận cuộc họp diễn ra vào tuần trước nhưng khẳng định họ không có quyền bình luận về những điều mà Trưởng đặc khu Hong Kong nói trong sự kiện này.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Bạo lực ở Hong Kong ngày càng trầm trọng hơn
Bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính quyền Hong Kong đang trở nên nghiêm trọng hơn, lãnh đạo hòn đảo này là bà Carrie Lam hôm 27/8 cho biết.
Phát biểu công khai lần đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình leo thang hôm 25/8 với việc cảnh sát dùng vòi rồng và hơi cay để đấu lại những người biểu tình ném gạch đá và bom xăng, bà Carrie Lam tuyên bố, chính quyền Hong Kong tự tin có thể tự mình giải quyết khủng hoảng.
Hong Kong hiện đang chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ khi được chuyển giao cho Bắc Kinh vào năm 1997. Hiện, chính phủ trung ương Trung Quốc đã phát đi cảnh báo rõ ràng rằng có thể can thiệp bằng vũ lực để dập tắt bạo lực tại đây.
Nhà lãnh đạo Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn tuyên bố, bà sẽ không từ bỏ việc xây dựng một nền tảng cho đối thoại, dù hiện giờ không phải lúc thích hợp để thiết lập một cuộc điều tra độc lập về cuộc khủng hoảng hiện thời - vốn là một trong những đòi hỏi then chốt của những người biểu tình.
Trong chuyến thăm tới tỉnh Quảng Đông, gần Hong Kong, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Zhao Kezhi nói, Bắc Kinh sẽ triệt phá các hoạt động khủng bố bạo lực và bảo vệ an ninh chính trị của nước này.
Bất ổn tại Hong Kong - một trung tâm tài chính châu Á, đã leo thang vào giữa tháng 6 vì một dự luật dẫn độ hiện đã bị huỷ bỏ. Dự luật này cho phép đưa người về Trung Quốc đại lục để xét xử.
Các cuộc biểu tình đã kéo dài 12 tuần liên tiếp và trở thành đòi hỏi dân chủ lớn hơn cho Hong Kong theo cơ chế "một nhà nước, hai chế độ" sau khi Hong Kong được Anh chuyển giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo Reuters, cho tới giờ, nhà chức trách Hong Kong vẫn từ chối đáp ứng 5 đòi hỏi then chốt của người biểu tình. Đó là: rút lại dự luật dẫn độ, lập một ban điều tra độc lập về biểu tình và sự tàn bạo của cảnh sát, ngừng coi biểu tình là "bạo loạn", huỷ cáo buộc chống những người bị bắt và tiếp tục cải tổ chính trị.
Kể từ khi biểu tình nổ ra, cảnh sát đã bắt giữ 883 người, gồm cả một số trẻ vị thành niên, người trẻ nhất mới 12 tuổi, những người biểu tình cho hay. Số người bị cáo buộc là 136, có 205 cảnh sát bị thương.
Các cuộc biểu tình mới trong vài ngày và vài tuần tới đã được lên kế hoạch, đặt ra thách thức trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh khi mà chỉ còn hơn một tháng là tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Hong Kong lần đầu sử dụng vòi rồng giải tán biểu tình Cảnh sát Hong Kong hôm 25/8 lần đầu tiên triển khai vòi rồng trong nỗ lực giải tán đám đông biểu tình trên các con phố ở quận Tsuen Wan. Các nhóm biểu tình tràn xuống các con phố ở Tsuen Wan, dựng các chướng ngại vật ở gần Công viên Tsuen Wan, điểm cuối cùng của cuộc tuần hành bắt đầu từ...