Lãnh đạo Hội Quy hoạch Hà Nội: Long Biên chưa thể thành cầu đi bộ
Hai Phó chủ tịch hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội đều cho rằng, cầu Long Biên đã giải quyết cho thủ đô một lượng nhất định phương tiện giao thông. Vì thế, biến cầu thành bảo tàng, cầu đi bộ, sử dụng giao thông xanh là không thực tế.
Tọa đàm “Cầu Long Biên – Giải pháp nào gắn bảo tồn với phát triển” được Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam tổ chức ngày 10/12, tại Hà Nội.
Chỉ ra sự xuống cấp của cây cầu 100 năm tuổi có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa này, KTS quy hoạch đô thị Nguyễn Nga đã đưa ra phương án bảo tồn và phát triển cầu Long Biên, gắn với du lịch văn hóa. “Vì thực tế phát triển du lịch của thủ đô những năm qua còn thiếu các điểm nhấn về lịch sử văn hóa mà ở đó cầu Long Biên chưa được khai thác, phát triển đúng tiềm năng”, KTS Nga nói.
KTS Nguyễn Nga đã nêu phương án, biến cầu Long Biên thành bảo tàng, cầu đi bộ, sử dụng phương tiện xanh. Ảnh: Quỳnh Trang.
Đề án của KTS Nguyễn Nga biến cầu Long Biên thành bảo tàng và giao thông xanh. Cụ thể, trên 9 nhịp cầu nguyên thủy sẽ được duy trì bảo tồn nguyên trạng và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi nước, những toa xe tàu cũ thành quán cà phê và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong veo, có thể thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.
10 nhịp cầu bị phá trước đây sẽ được đúc mới để hoàn chỉnh cây cầu về thiết kế nguyên bản năm 1902. Trên những đoạn cầu này sẽ tổ chức các phòng tranh, làm bảo tàng ký ức lịch sử thế giới thế kỷ 20 để tái hiện hình ảnh Việt Nam đã thay đổi cục diện thế giới qua 3 cuộc chiến tranh thần thánh. Hai bên thành cầu thiết lập những vọng lâu, có cột thép và gắn trên bãi giữa, tạo không gian điểm dừng chân ngắm cảnh bãi giữa, sông Hồng.
Hệ thống gầm cầu, theo đề án bảo tồn này, sẽ được cải tạo thành vườn nghệ thuật giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống, bảo tàng, phòng tranh trưng bày nghệ thuật. Bãi giữa sông Hồng trở thành quảng trường, triển lãm quốc gia nông – lâm – ngư Việt Nam, công viên nghệ thuật.
Cầu Long Biên “mới” sẽ thành cầu đi bộ và sử dụng phương tiện giao thông xanh, phục vụ nhu cầu du lịch và phát huy được giá trị lịch sử, biểu tượng của cây cầu. Cầu sẽ nằm trên một trục văn hóa lịch sử – trục đi bộ dài 4 km, gắn với các điểm nhấn văn hóa lịch sử của thủ đô, kéo dài từ Nhà hát Lớn, qua vườn hoa Lý Thái Tổ – hồ Hoàn Kiếm – Hàng Ngang – Hàng Đào.
Bảo tàng trên cầu Long Biên, qua đề án bảo tồn, cải tạo của KTS Nguyễn Nga. Ảnh chụp màn hình.
Video đang HOT
Đề án “Quy hoạch bảo tồn, cải tạo, phát triển cầu Long biên và khu vực liên quan trung tâm thủ đô Hà Nội, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020″ của KTS Nguyễn Nga nhận được nhiều lời khen cho sự sáng tạo, tính lãng mạn.
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Đỗ Hoàng Ân đồng tình với KTS Nguyễn Nga về việc biến cầu Long Biên thành cầu đi bộ và sử dụng phương tiện xanh. Theo ông Ân, chức năng giao thông – đường sắt của cây cầu, sau khi Thủ tướng đồng ý xây dựng một cầu đường sắt mới bên cạnh, sẽ không còn. Do đó, có thể xem xét phương án giao thông xanh. KTS Phạm Đình Việt và 5/10 nhà kiến trúc phát biểu trong tọa đàm, cũng tán đồng phương án đó để phục vụ việc bảo tồn về lâu dài.
Tuy nhiên, hai phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, TS.KTS Tô Anh Tuấn và Đào Ngọc Nghiêm lại cho rằng, chưa hợp lý để thay đổi chức năng giao thông của cầu Long Biên.
“Giao thông là chức năng vốn có và quan trọng nhất của cầu Long Biên. Từ lúc ra đời đến nay, cầu đóng vai trò giải quyết một lượng phương tiện giao thông nhất định cho thành phố, cụ thể về xe máy, xe đạp. Việc chuyển Long Biên thành cầu đi bộ, giảm chức năng giao thông để đầu tư cho bảo tàng, triển lãm là chưa hợp lý vào thời điểm này. Đây là thay đổi lớn về chức năng với cây cầu, ảnh hưởng đến quy hoạch, giao thông đô thị”, KTS Tô Anh Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng cho rằng, việc sử dụng phương tiện xanh trên cầu Long Biên là chưa hợp lý. Giao thông xanh phải đặt trong tổng thể quy hoạch của cả đô thị chứ không phải cho một cây cầu. Giữa lòng Hà Nội đang tràn ngập xe máy, ôtô, việc sử dụng phương tiện xanh qua cầu Long Biên, sẽ cắt đứt luồng giao thông phổ biến, gây khó khăn đi lại cho người dân khi họ phải bỏ phương tiện của mình ở chân cầu và đi xe điện sang đầu đối diện.
Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội Tô Anh Tuấn đề nghị xem xét cẩn thận phương án biến cầu Long Biên thành bảo tàng lịch sử văn hóa, khi Hà Nội đã có nhiều “bài học” về bảo tàng bị bỏ trống, không có giá trị sử dụng thực tiễn, như Bảo tàng Hà Nội.
TS Đào Ngọc Nghiêm thì cho rằng, không nên tham lam ôm tất cả nhà bảo tàng, khu phát triển làng nghề, vườn treo… vào 1.800 m chiều dài của cây cầu Long Biên vì đã có những công trình chuyên biệt phục vụ mục đích đó. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô là một bài học về việc gom rất nhiều thứ vào mà giá trị sử dụng thực tế lại chẳng được bao nhiêu.
Kết thúc tọa đàm, các KTS thống nhất phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, thúc đẩy việc công nhận cầu là di tích lịch sử văn hóa, phương án cải tạo -bảo tồn cầu phải gắn với không gian cảnh quan xung quanh như bãi giữa sông Hồng. “Chúng tôi sẽ làm văn bản kiến nghị lên các bộ, ban, ngành đề xuất gấp rút bảo tồn công trình có giá trị lịch sử văn hóa quan trọng này”, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nói.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Sống ở chung cư Hà Nội: Nhặt nhạnh một vài "khổ ải"
Với tốc độ phát triển vũ bão của thị trường chung cư vài năm qua, dự báo về tỷ lệ ngang bằng, thậm chí vượt số lượng người sinh sống trong nhà mặt đất của cư dân công trình nhà ở thương mại cao tầng hoàn toàn có cơ cở.
CT2 Tân Tây Đô - Dự án nhiều tai tiếng
Ở nơi "đất chật người đông" như Hà Nội, nhận định trên là hợp lý bởi những chính sách quy hoạch chưa thể bắt kịp nhu cầu xã hội.
Ngày càng nhiều các dự án chung cư xin gia tăng mật độ xây dựng, mật độ dân số để đáp ứng nhu cầu của người mua lẫn... chủ đầu tư. Trong lúc BĐS chưa thực sự "hồi phục", đã xuất hiện trở lại nhiều "vết thương", gây bức bối cho cư dân.
N05 Trung Hòa: nỗi khổ nơi để xe
Là Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên thí điểm CPH theo chủ trương của Chính phủ (năm 2006), Vinaconex gia tăng đầu tư vào mảng BĐS từ sau khi chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hà Nội vào năm 2008. Tuy nhiên, những tai tiếng của đơn vị này bắt đầu xuất hiện dày hơn.
Đầu tiên, phải kể tới tòa 29T1 chung cư N05, một trong số ít công trình đầu tay của Vinaconex nằm tại quần thể Trung Hòa - Nhân Chính từ trước năm 2010. Tháng 4/2012, hàng trăm cư dân ở N05 lên tiếng về đủ điều vô lý xảy ra tại tòa chung cư 29 tầng này.
Cụ thể, chủ đầu tư và đơn vị quản lý (Vinasinco) bị "tố" áp mức phí trông xe ôtô lên tới 1,8 triệu đồng/xe/tháng, xe máy là 45.000 đồng/xe/tháng. Đó là mức trần phí dịch vụ theo quy định 47 của Tp.Hà Nội áp dụng cho chung cư cao cấp nhất.
Giá cao cấp, phí dịch vụ cũng cao cấp, nhưng chất lượng tiện ích tại đây không hề tương xứng. Gần sát, một tòa chung cư 34 tầng có 9 thang máy, trong khi N05 29 tầng chỉ có 3 thang. Dọc hàng lang tầng 1, luôn có 69 bình ga cỡ "khủng" để phục vụ cư dân vì chưa có hệ thống gas sau 8 tháng đi vào sử dụng.
Đáng nói, nhiều nghịch lý về chuyện chủ đầu tư "bật đèn xanh" cho các đơn vị kinh doanh thương mại tại tầng 1 tùy ý sử dụng phần diện tích sân chơi chung của khu chung cư làm chỗ để xe, phục vụ nhà hàng.
Mới đây, ngày 16/11, Hội nghị Nhà chung cư lần thứ nhất tại cụm nhà N05 mới được diễn ra (sau hơn 3 năm kể từ ngày những cư dân đầu tiên dọn về). Đáng nói, tình trạng kinh doanh thoải mái, xe để tràn lan trên sân chơi chung vẫn như... 2 năm trước. Có khác chăng, là dự án đang cực "hót" thời điểm này.
Tháng 7/2014, một đơn vị "con" của Vinaconex là Vinaconex 21 gặp chuyện chẳng lành ở công trình CT21 (Ba La - Hà Đông). Những thông tin của nhiều cư dân tại đây phản ánh với báo chí cho thấy, cuối tháng 6, nhiều hộ dân đã phải sử dụng nước bẩn từ bể chứa nước dự phòng cứu hỏa và hệ thống thang máy chất lượng kém.
Đại Thanh: triền miên mất nước
Nổi như cồn, Xí nghiệp Xây dựng của Giám đốc Lê Thanh Thản không ngừng gặp điều tiếng trong năm 2014. Điển hình tháng 6, nhiều sự thật về cuộc sống tại chung cư rẻ nhất Hà Nội do ông Thản tạo lập đã đồng loạt phơi bày.
Bên cạnh các bất cập về chỗ gửi xe chật chội, tiện ích sinh hoạt bất tiện, 4.000 cư dân Đại Thanh còn phải chung cảnh mất nước trầm trọng hơn 1 tháng. Giữa mùa nóng cao điểm, dẫu tình trạng "cúp nước" ở một vài địa bàn trọng điểm như Mỹ Đình, Định Công đã được khắc phục, thì cư dân chung cư Đại Thanh vẫn ngày ngày xách xô đi xin nước, mua nước.
Đại diện BQL KĐT Đại Thanh cho rằng lỗi mất nước là do vỡ đường ống dẫn nước của Viwaco, lưu lượng dòng chảy quá thấp so với nhu cầu sử dụng thực tế.
Ngay sau đó, lãnh đạo Viwaco "phản pháo": Lỗi chính do chủ đầu tư thiết kế đường ống nội bộ không hợp lý. Đáng chú ý, theo Viwaco, chủ đầu tư không thỏa thuận ngay từ đầu với Viwaco để tính toán quy mô, mật độ dân sử dụng.
Chỉ tới lúc Nhà máy nước Hà Đông (được Viwaco chọn hợp tác) không thể đáp ứng, DN mới tìm tới đặt vấn đề với Viwaco như một cách "chữa cháy". Đến nay, hơn 12.000 dân đã dọn vào ở, cơn khát nước đã qua đi, nhưng còn tương lai những mùa nóng sắp tới thì cứ... chờ xem.
CT2 Tân Tây Đô: nước nhiễm Asen
Khi nghi án nước sinh hoạt bị nhiễm độc của cư dân tại Nam Đô Complex còn nguyên tính thời sự, tiếng kêu của cộng đồng CT2 Tân Tây Đô (Đan Phượng, Hà Nội) đã nối gót. Cụ thể, khoảng 350 hộ dân tại tòa nhà do chủ đầu tư Hải Phát tạo lập đang phản ánh tình trạng nước ăn bị nhiễm độc, giá cao diễn ra ở quần thể này.
Được biết, Trưởng BQL tòa nhà (thuộc chủ đầu tư) thừa nhận mức giá 7.300 đồng/m3 nước mà cư dân đang phải chi trả là cao. Nhưng để trả lời khúc mắc về giá, chất lượng nước thì phải hỏi Công ty Tuấn Quỳnh - đơn vị cung cấp nước.
Trước đó, tình trạng nước bẩn, hàm lượng Asen cao vượt phép 5 lần đã được người dân khẳng định qua kết luận phân tích mẫu nước của Viện Công nghệ môi trường. Hiện nước đã "trong" hơn, nhưng theo tìm hiểu, hàm lượng Asen trong nước vẫn "còn nguyên".
Theo Thời Báo Kinh Doanh
10 tỷ USD nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình (lần 2) đề nghị Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt hồ sơ Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam. Tổng nhu cầu vốn để cụ thể hóa các mục tiêu nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam dao động từ 8,919 tỷ USD đến 10,232...