Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn

Theo dõi VGT trên

Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào?

Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập cho biết: “Rất tiếc là Hiệp hội chưa có điều kiện đưa đầy đủ dự thảo phương án đổi mới thi tuyển sinh do Hiệp hội đề xuất tới độc giả (trên báo chỉ nêu tinh thần và nội dung chủ yếu). Xin nói thêm, những người xây dựng phương án này đều là những người rất nhiều thực tế, đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo và thực hiện tổ chức các kỳ thi, chúng tôi hiểu rất rõ lý do ra đời, cái được và cái hạn chế của kỳ thi “ba chung”. Riêng bản thân tôi có mặt trong Ban chỉ đạo thi từ năm đầu 2002 đến năm 2010, nên hiểu càng kỹ càng sâu sắc về 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng/ năm. Trong phương án do Hiệp hội đề xuất có phân tích kỹ thực tế nhiều năm thực hiện thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH theo “ba chung”.

“Hiệp hội còn tổ chức một số cuộc hội thảo, có cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến các trường. Sau đó hoàn thiện nhanh dự thảo để tháng 12/2010 Hiệp hội gửi dự thảo phương án này sang Bộ GD -ĐT với niềm phấn khởi là đã sớm góp được kế sách hay cho Bộ, hy vọng Bộ sẽ xem xét, mở hội thảo để lấy thêm ý kiến, hoàn thiện và kịp sử dụng từ mùa thi năm 2011. Nhưng … rất tiếc” – Ông Ưng cho hay.

Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn - Hình 1

Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập

Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thi tốt nghiệp 8 môn thi để xét tuyển vào đại học lại càng tăng tính tiêu cực trong thi cử và rất vất vả cho thí sinh, phụ huynh và xã hội vì tổ chức thi tới 4 ngày?

Năm 2008, sau 2 năm chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (nay là Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQVN) đã thấy mệt mỏi vì dư luận xã hội than rất nhiều về 2 kỳ thi sát nhau, cùng khối lượng kiến thức phổ thông, ông đã tổ chức cuộc họp bàn đưa ra phương án “một kỳ thi sau THPT” với khoảng 6 đến 8 môn thi, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, trắc nghiệm sẽ tăng, tự luận sẽ giảm dần.

Tuy nhiên do công tác chuẩn bị của các đơn vị chức năng của Bộ chưa kỹ, nhất là khâu xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm các môn…Do đó, Bộ trưởng Nhân đã cho hoãn để chuẩn bị thêm. Nhiều người hoan nghênh tư duy đổi mới của Bộ trưởng Nhân. Và, họ chờ đợi năm sau, năm sau và cho đến bây giờ vẫn chờ mong một kỳ thi sau phổ thông, vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, trường nghề xét tuyển, tất nhiên tùy trường mà có thêm tiêu chí tuyển sinh sao cho có được sinh viên phù hợp. Có người còn tính toán chi li, nếu bớt 1 kỳ thi có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục và cho xã hội…

Còn vấn đề tiêu cực trong thi cử…thì chúng ta đều biết, năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nhân đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT khá trung thực. Còn thông thường, nếu chủ yếu thi tự luận thì học sinh mới mang bài vào để quay cóp, còn với phương án mới chủ yếu hình thức thi trắc nghiệm với công nghệ hiện đại giúp cho kỳ thi sẽ hạn chế tối đa quay cóp, sẽ chấm thi bằng máy rất nhanh và khách quan, đỡ tốn công hàng năm có hàng nghìn thầy cô giáo phải “nhốt” vào nơi kín để ra đề thi, để chấm thi. Có người nói, nhiều thầy cô giáo sợ đi chấm thi lắm rồi, vừa căng thẳng thần kinh vừa không được nghỉ hè, mệt mỏi lắm.

Lý do gì mà Hiệp hội lại đề xuất có tới 8 môn thi tốt nghiệp?

Video đang HOT

Có học sinh khá giỏi toán, lý hóa nhưng lại yếu văn, sử, địa, ngoại ngữ. Nếu thi 3 môn văn, sử, địa thì học sinh đó rớt là chắc rồi. Nhưng nếu thi 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ) thì kết quả thi môn này cao môn kia thấp thì kết quả chung vẫn đạt số điểm đỗ tốt nghiệp THPT.

Trong số 8 môn đó, học sinh dựa vào tổ hợp 3 môn điểm cao nhất – coi đó là thế mạnh của mình để tự tin đăng ký vào ngành học, trường học phù hợp.

Cần nói thêm rằng, thi 8 môn trên không phải là môn thi mới xa lạ với học sinh, xa lạ với Bộ và các trường. Đó là 8 môn quen thuộc, nằm trong tổ hợp 3 môn thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm qua. Thi 8 môn trên là để đán.h giá giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.

Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, đề xuất này nhằm có lợi cho các trường ĐH ngoài công lập chứ không đem lại lợi ích gì cho nền giáo dục?

Những ý kiến này làm cho chúng tôi rất buồn!

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Hiệp hội đã có một số góp ý cho Bộ GD- ĐT để cải tiến làm tốt hơn kỳ thi đã được Bộ lắng nghe, áp dụng.

Chính tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa GD TN TN & NĐ của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phát biểu thừa nhận và hoan nghênh những đóng góp của Hiệp hội giúp cho kỳ thi 2013 tổ chức tốt hơn.

Những kiến nghị, phản biện của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trường hội viên- là thuộc chức năng của Hiệp hội, là việc cần và nên làm, việc đó do Nhà nước giao tại Điều lệ của Hiệp hội được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Suy cho cùng cũng là vì cái chung của nền giáo dục nước nhà.

Sự góp mặt của giáo dục ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới năng động cho nền giáo dục Việt Nam. Giáo dục ngoài công lập là một bộ phận hợp thành hữu cơ của nền giáo dục chung, chịu sự quản lý của Bộ GD ĐT chứ không phải của Hiệp hội. Các trường hoạt động tốt hay không cần khẳng định là trách nhiệm chính của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội chỉ làm theo đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Phương án mà nhiều độc giả đưa ra là tiếp tục tổ chức thi đại học, chỉ nên bỏ thi tốt nghiệp. Là người đã từng làm ở Bộ GD-ĐT và theo sát công tác tuyển sinh ông thấy thế nào?

Theo chúng tôi, cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vai trò tác dụng của kỳ thi này ai cũng biết là rất quan trọng. Sau một quá trình học phổ thông, học sinh cần được đán.h giá chính thức bằng kỳ thi này, trên cơ sở đó nhận văn bằng tốt nghiệp THPT làm căn cứ để học tiếp, hoặc vào đời sống lao động.

Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH thì chỉ cấp cho thí sinh 2-3 giấy chứng nhận kết quả thi để tuyển vào trường theo nguyện vọng 1, 2 hoặc 3. Giấy chứng nhận đó chỉ có giá trị 1 năm, chứ không giá trị lâu dài và càng không có tác dụng như bằng tốt nhiệp THPT mà chúng ta nâng niu cất giữ, khi cần thì chỉ việc xuất trình ra.

Trân trọng cám ơn ông!

Theo Dantri

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lòng với sự nghiệp Khuyến học - khuyến tài

Từ khi thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996), đã trải qua 4 kỳ Đại hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân VN, luôn được suy tôn là Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học VN.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lòng với sự nghiệp Khuyến học - khuyến tài - Hình 1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người đã hết lòng chăm lo sự nghiệp Khuyến học - Khuyến tài

Nguyên là một nhà giáo có danh từ cách đây 80 năm tại Trường Thăng Long, do vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết sức ưu ái các trí thức trong ngành giáo dục và có những sự động viên, khích lệ rất đáng trân trọng.

17 năm qua, hàng năm, biết được sự phát triển rộng khắp của phong trào khuyến học khuyến tài trong cả nước có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập ở nước ta mà Hội Khuyến học đã gây dựng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rất vui.

Vài năm trở lại đây do sức khỏe Đại tướng yếu nên không đến dự được nhiều sự kiện của Hội Khuyến học như Đại hội đại biểu khuyến học, Đại hội Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, Cuộc thi Nhân tài Đất Việt... nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã luôn gửi thư và lẵng hoa tới chúc mừng và căn dặn: "Bác Hồ là người tiêu biểu nhất cho truyền thống hiếu học của dân tộc. Người luôn quan tâm đến giáo dục, đến khuyến học, khuyến tài, đến việc tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người dân đều được học, học thường xuyên, học suốt đời. Người mong muốn "dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái". Tư tưởng của Bác về học tập, học tập suốt đời phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở nước ta".

Tâm huyết với vấn đề Học tập suốt đời, Xây dựng Xã hội học tập ở nước ta, Đại tướng đã nhấn mạnh trong thư gửi tới Đại hội đại biểu khuyến học toàn quốc lần thứ III: "Nhân dân ta đang ra sức đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhiều lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao theo hướng phát triển kinh tế tri thức. Nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu. Tình hình đó đòi hỏi từng người dân, từng cán bộ, từng Đảng viên không những phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời, mà còn phải gắn học với hành, và hành phải đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao. Làm được như vậy là chúng ta nghiêm túc học tập và làm theo tư tưởng của Bác, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lòng với sự nghiệp Khuyến học - khuyến tài - Hình 2

Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm chúc mừng sinh nhật Đại tướng năm 2007

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ vui mừng về việc sau một số năm nhân dân ta hưởng ứng chủ trương khuyến học, khuyến tài, nhà nước ta đã có quyết định lấy ngày 2/10 là Ngày Khuyến học Việt Nam và Hội ta đã từng bước đưa Tháng 9 khuyến học thành một sinh hoạt toàn dân. Đại tướng tin rằng, Hội Khuyến học sẽ động viên được ngày càng đông đảo các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân, nối tiếp xứng đáng sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, hướng tới mục tiêu xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

Với cuộc thi "Nhân tài Đất Việt" do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, mỗi năm diễn ra Lễ trao giải, Đại tướng đều gửi thư chúc mừng các nhà khoa học và các thí sinh được nhận giả.i thưởn.g. Đại tướng mong rằng, các sản phẩm và các công trình nghiên cứu được trao giải sẽ được tiếp tục hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Mỗi dịp "Nhà giáo Việt Nam", Đại tướng luôn chúc Hội Khuyến học Việt Nam, chúc các thầy giáo và cô giáo, với tâm huyết và trí tuệ của mình, sẽ đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, để cho nền giáo dục Việt Nam thực sự là cội nguồn của nguyên khí quốc gia, đảm bảo cho mọi nhân cách và tài năng đất Việt được vun đắp và phát huy vì sự trường tồn, sự phát triển tiến bộ và bền vững của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tấm gương tận tụy hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều mà mỗi trí thức, mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhận. Một trong những câu nói nổi tiếng của bác Giáp được trí thức ghi nhớ là "Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó." (dantri.com.vn, 5/7/2009). Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm thống nhất giang sơn, không ai quên được mệnh lệnh kiên cường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, xốc tới quyết chiến quyết thắng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước".

Từ khi thành lập đến nay, Hội Khuyến học Việt Nam đã qua 4 kỳ Đại hội. Đại hội lần thứ nhất ngày 2/10/1996 là Đại hội thành lập Hội. Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của Hội. Đại hội lần thứ II vào 16/6/1999. Đại hội bầu đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng làm Chủ tịch. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự. Đại hội lần thứ III vào ngày 5/12/2005, Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự. Đại hội lần thứ IV vào 28/9/2010. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm tái cử giữ chức Chủ tịch Hội. Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục là Chủ tịch danh dự của Hội Khuyến học Việt Nam.

Hồng Hạnh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần
09:22:29 01/10/2024
Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
10:13:09 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc
10:00:19 01/10/2024

Tin mới nhất

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ và Canada chuẩn bị phân định biên giới ở Bắc Cực

Thế giới

14:51:23 01/10/2024
Các tranh chấp về biên giới hàng hải ở Biển Beaufort đã diễn ra từ năm 1976, khi Mỹ phản đối việc Canada cấp quyền thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Game bom tấn bất ngờ lùi ngày ra mắt 2 tuần, lý do chỉ vì một chữ "sợ"

Mọt game

14:34:36 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là The Thaumaturge, một game nhập vai theo lượt với cốt truyện siêu hấp dẫn đang chuẩn bị được ra mắt và nhận về vô số sự kỳ vọng từ phía các game thủ.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem

Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn

Hậu trường phim

14:03:20 01/10/2024
Khán giả bất bình vì nhân vật nam chính quá cố chấp, bị Pu xua đuổi, hằn học hết lần này đến lần khác nhưng vẫn cố chịu đấ.m ăn xôi .

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i

Nhạc việt

13:17:53 01/10/2024
Hà Anh Tuấn tiếp tục đưa giấc mơ cùng khán giả Việt bước vào một thánh đường nghệ thuật và âm nhạc khác của thế giới - nhà hát Sydney Opera House, Úc vào ngày 29/9 vừa qua.

WEAN LE: "Hồi nhỏ tôi là thằng mập đến nỗi không có cái cổ, nhưng điều đó không thể ngăn tôi điệu!"

Sao việt

13:04:05 01/10/2024
Lớn lên với nhiều bình luận tiêu cực nhưng WEAN LE cho biết những điều đó là may mắn vì có như vậy mới khiến nam rapper cứng cáp hơn.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên

Netizen

12:22:45 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng phát sốt với bộ ảnh hoa sen của Lọ Lem (Mai Thảo Linh, SN 2006) - ái nữ nhà MC Quyền Linh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên người hâm mộ được thấy Lọ Lem diện phong cách áo yếm lụa

Nghe lục đục dưới bếp, dâu trẻ vác gậy đi đán.h trộm để rồi bật khóc khi ánh đèn bật lên

Góc tâm tình

12:14:31 01/10/2024
Ngay cả mẹ tôi cũng đã từng chịu cảnh cơm không lành, canh không ngọt với bà nội. Vì thế, trước khi đi lấy chồng, tôi tuyên bố dù có thế nào cũng không bao giờ sống chung với mẹ chồng.