Lãnh đạo Hạ viện Mỹ lo ngại khả năng Washington rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Ngày 7/10, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Elliot Engel đã bày tỏ quan ngại về khả năng Mỹ có thể rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, nhấn mạnh động thái này có thể đặt ra mối đe dọa đối với “những lợi ích an ninh quốc gia”.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Elliot Engel. Ảnh: washingtontimes.com
Trong thư gửi tới Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien, ông Engel nêu rõ ông “quan ngại sâu sắc trước những thông tin nói rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở”, đồng thời kêu gọi ông O’Brien phản đối “hành động liều lĩnh này”. Theo ông Engel, hiệp ước này đảm bảo tính minh bạch quân sự quan trọng đối với 34 quốc gia tham gia ký kết. Do đó, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này sẽ gây tổn hại tới các lợi ích an ninh quốc gia của các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Hiệp ước Bầu trời mở có hiệu lực từ năm 2002 và hiện có 34 nước tham gia, trong đó có Nga, Mỹ và một số nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Thỏa thuận nhằm xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ trang này thiết lập một hệ thống các chuyến bay quan sát trên lãnh thổ các nước thành viên để thu thập thông tin về lực lượng vũ trang của các nước này.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019, theo đó Mỹ sẽ không chi bất cứ khoản tiền nào để thực thi Hiệp ước Bầu trời mở.
Video đang HOT
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Tổng thống Trump tiết lộ danh tính người 'xúi' ông gọi điện cho lãnh đạo Ukraine
Nhà lãnh đạo Mỹ nói với đảng Cộng hòa rằng chính Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry là người "xúi giục" ông gọi điện cho Tổng thống Ukraine.
Trong cuộc gọi hội nghị với các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ ngày 5/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông thậm chí còn không muốn có cuộc điện đàm ngày 25/7, mà trong đó ông kêu gọi người đồng cấp Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, điều tra đối thủ chính trị của mình. Sau cuộc gọi đó, đơn tố giác của một quan chức tình báo Mỹ đã mở đường cho đảng Dân chủ tại Hạ viện tiến hành một cuộc điều tra luận tội.
" Không nhiều người biết điều này, nhưng tôi thậm chí còn không muốn thực hiện cuộc gọi. Lý do duy nhất tôi làm vậy là vì Rick yêu cầu tôi. Có vấn đề gì đó liên đó liên quan đến nhà máy LNG (khí tự nhiên hóa lỏng)" - một nguồn tin giấu tên thuật lại lời ông Trump.
Ông Shaylyn Hynes, phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Mỹ, cũng xác nhận rằng chính ông Perry là người đã thúc giục Tổng thống Trump nói chuyện với nhà lãnh đạo Ukraine.
Ông Trump khẳng định chính Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry là người thúc giục ông gọi điện cho Ukraine. (Ảnh: AP)
" Bộ trưởng Perry hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích Tổng thống nói chuyện với tân Tổng thống Ukraine để thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng và phát triển kinh tế" - ông Hynes nói.
" Ông ấy (Perry) tin rằng cần có sự cải thiện đáng kể về an ninh năng lượng khu vực - đó chính xác là lý do tại sao ông ấy sẽ tới Litva tối nay để gặp gỡ gần 2 chục nhà lãnh đạo năng lượng châu Âu (bao gồm cả Ukraine) về những vấn đề này" - ông Hynes cho biết thêm.
Cuộc họp qua điện thoại của ông Trump với những nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện diễn ra trong bối cảnh một số người trong đó có dấu hiệu rời bỏ hàng ngũ ủng hộ Tổng thống. " Sẽ có nhiều thông tin hơn về vấn đề trong một vài ngày tới" - ông Trump đảm bảo với các nghị sĩ.
Trong khi đó, tờ Politico cho biết rằng ông Perry đã thúc ép Tổng thống Zelensky trong vấn đề chống tham nhũng ở Ukraine và thực hiện các thay đổi đối với công ty dầu khí quốc gia Naftogaz. Điều này cũng phần nào giống với lời bào chữa của ông Trump trước cáo buộc can thiệp cuộc bầu cử năm 2020: Ông Trump cho rằng việc thúc ép điều tra về công ty khí đốt tự nhiên Burisma Holdings là bởi vì ông có " nghĩa vụ đánh giá về tình trạng tham nhũng".
Hôm 5/10, Tổng công tố viên Ukraine tuyên bố sẽ xem lại tất cả các vụ án mà những người tiền nhiệm của ông đã khép lại, bao gồm cả các vụ án có liên quán đến doanh nhân người Ukraine Mykola Zlochevsky - người sáng lập Burisma.
Theo nội dung ghi chép do Nhà Trắng công bố, ông Zelensky nói chuyện với ông Trump về việc mua dầu của Mỹ và "hợp tác về vấn đề độc lập năng lượng" nhưng không hề đề cập đến ông Perry hay LNG.
Theo truyền thông Mỹ, Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry - cựu thống đốc bang Texas và là người đã bỏ phiếu phản đối đề cử ông Trump làm ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2016 - cũng đang lên kế hoạch từ chức trong những tháng tới, trước khi chiến dịch tranh cử 2020 tới giai đoạn căng thẳng.
(Nguồn: Washington Examiner)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ông Biden chỉ trích gay gắt ông Trump, so sánh lãnh đạo đương nhiệm với nhà lập quốc George Washington Ông Biden nói rằng Tổng thống Trump đang sử dụng vị trí của mình để thúc đẩy lợi ích chính trị cá nhân, chứ không hề làm việc vì lợi ích của quốc gia. Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra những ý kiến chỉ trích người đứng đầu nhà nước đương nhiệm - ông Donald Trump - trên trang báo...