Lãnh đạo Hà Nội bị truy vấn việc quản lý hàng trăm biệt thự
Sáng 4/12, trả lời chất vấn tại HĐND Hà Nội về việc quản lý biệt thự, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh khẳng định xử lý nghiêm việc lợi dụng chức vụ để sử dụng biệt thự công.
Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Lê Hoài Nam nêu lại vấn đề vốn đã làm nóng kỳ họp HĐND Hà Nội lần trước khi UBND TP ra quyết định 7177 để đưa 312 biệt thự ra khỏi danh mục quản lý biệt thự.
Việc quản lý biệt thự tại TP Hà Nội nhận được nhiều chất vấn tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội. Ảnh minh họa: Tuấn Mark.
Cụ thể, đại biểu Lê Hoài Nam cho rằng dù thời gian thanh tra đã quá thời hạn theo Luật Thanh tra nhưng UBND Hà Nội vẫn chưa có kết luận và báo cáo HĐND TP về 312 biệt thự nêu trên. Vì vậy, đại biểu Nam đề nghị UBND TP phải đưa giải pháp để sớm có kết luận thanh tra vụ việc, “nếu khó khăn cần chuyển sang cơ quan điều tra làm rõ những khuất tất quanh việc quản lý các biệt thự này”.
Cùng vấn đề, đại biểu Nguyễn Xuân Diên, đại biểu Đỗ Trung Hai đề nghị UBND TP thành lập đoàn công tác chuyên ngành để làm rõ các vấn đề xung quanh việc quản lý các biệt thự.
Trả lời chất vấn của các đại biểu, Phó chủ tịch UBND Vũ Hồng Khanh cho biết, trước khi ra quyết định 7177 với nội dung đưa 312 biệt thự ra khỏi danh mục quản lý biệt thự, UBND TP đã “giao Sở Tư pháp rà soát lại toàn bộ văn bản và báo cáo ủy ban, sau đó báo cáo lên Bộ Tư pháp để xem xét”. Ông Vũ Hồng Khanh khẳng định, Bộ Tư pháp đã chấp thuận và cho rằng quyết định 7177 của UBND TP Hà Nội là hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của UBND TP.
Về việc chậm trễ công bố kết quả thanh tra 312 biệt thự nêu trên, ông Khanh cho biết do việc tiếp cận hồ sơ của từng biệt thự có khó khăn.
“Nhiều biệt thự có hồ sơ đầy đủ, cũng có những biệt thự hồ sơ còn thiếu sót do yếu tố lịch sử để lại vì thế rất mong đại biểu thông cảm và tới 15/12 các đơn vị hữu quan sẽ có báo cáo chính thức để UBND TP có kết luận”, ông Khanh nói.
Về giải pháp để đẩy manh tiến độ và có kết luận thanh tra, vị Phó chủ tịch nêu khó khăn vì để xác định biệt thự nào cổ để bảo tồn cần nhiều tiêu chí, nên khi tiếp cận từng biệt thự một cần thời gian và có trao đổi về chuyên môn. Có những vấn đề khó phải mời tư vấn và các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng.
Trước yêu cầu trả lời rõ thời điểm kết thúc thanh tra, ông Vũ Hồng Khanh chỉ hứa “sẽ đẩy nhanh tiến độ và sau khi thanh tra sẽ tiếp tục thanh tra trách nhiệm”.
Video đang HOT
Chưa đồng tình với trả lời của ông Phó Chủ tịch TP, đại biểu Lê Hoài Nam nhắc lại quy định của luật thanh tra đã quy định rõ thời hạn thanh tra tối đa là 75 ngày nhưng tới nay đã hơn 4 tháng, TP Hà Nội vẫn chưa kết thúc thanh tra đối với 312 biệt thự.
Nêu thông tin việc nhiều biệt thự đang bị tư nhân chiếm dụng, đại biểu Nam chất vấn: “Vậy có vấn đề lợi dụng trách nhiệm, chức vụ để sử dụng không đúng mục đích tài sản công?”
Ông Vũ Hồng Khanh cho biết quyết định 7177 của UBND TP không loại các biệt thư ra khỏi danh mục quản lý mà phân loại để bảo tồn, tôn tạo giữ gìn biệt thự theo quy định. Kể cả không nằm trong danh sách nhưng vẫn quản lý theo luật.
“Chúng tôi đã biết và chỉ ra trường hợp cụ thể, nhưng để thanh tra 312 biệt thự nên cần thời gian”, ông Khanh nói
Về thời gian thanh tra, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng trong 312 biệt thự có nhiều vụ việc khác nhau, nên không thể lấy thời hạn của Luật Thanh tra để theo dõi.
“Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sở ngành nào, cá nhân nào bao che cho việc lợi dụng chức vụ để sử dụng biệt thự công, chúng tôi sẽ xử lý để cho đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh chứ không hữu khuynh, không bao che”, Phó Chủ tịch UBND TP hứa.
Ngày 16/7, Phó chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh đã chính thức yêu cầu Thanh tra Thành phố thanh tra toàn diện việc Liên ngành đề xuất UBND Thành phố xác định 312 biệt thự, trong đó có 218 biệt thự thuộc danh mục của Đề án quản lý nhà biệt thự trên địa bàn Thành phố được HĐND Thành phố thông qua năm 2008, không thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế và quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954.
Theo NTD
Hà Nội: Có "bôi trơn" sổ đỏ nhưng... chưa tới Sở
Không chỉ thừa nhận có việc phổ biến cho một số hộ dân nộp tiền làm sổ đỏ nhanh, Hà Nội còn nêu có việc chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ
Chưa bôi trơn đến Sở TN MT?
Đây là kết quả thanh tra thông tin "bôi trơn" làm sổ đỏ vừa được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh thông báo.
Theo đó kết quả cho thấy có dấu hiệu phổ biến cho một số hộ dân nộp tiền làm sổ đỏ nhanh. Hà Nội sẽ chuyển hồ sơ sang công an để tiếp tục làm rõ sự việc.
Cụ thể kết quả thanh tra công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại dự án thuộc 2 quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân dựa trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương đưa ra trước đó.
Theo đó, qua điều tra lấy ý kiến của các hộ dân, UBND thành phố Hà Nội cho biết, có 9/85 hộ dân tại dự án được gửi phiếu khẳng định việc nhân viên của chủ đầu tư có phổ biến cho các hộ dân khi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp tiền, cụ thể là 8 triệu đồng tại khu Mễ Trì và 5 triệu đồng dự án HAPULICO để nhận sổ đỏ nhanh.
"Qua đối thoại giữa 9 hộ dân tại dự án Khu nhà ở để bán phường Mễ Trì và 2 hộ dân tại dự án HAPULICO với nhân viên của chủ đầu tư dự án, có sự chứng kiến của Đoàn thanh tra và đại diện chủ đầu tư, các hộ dân khẳng định nhân viên của chủ đầu tư có phổ biến nộp tiền để làm sổ đỏ nhanh và đã thu tiền của các hộ dân (không có chứng từ thu tiền), chỉ có 1 hộ dân trong số 9 hộ không nộp tiền", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khánh cho hay.
Hà Nội khẳng định có dấu hiệu gợi ý dân "nộp tiền làm sổ đỏ nhanh"
Từ kết quả xác minh và đối thoại trên, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định, có dấu hiệu của việc nhân viên của hai công ty phổ biến cho một số hộ dân "nộp tiền làm sổ đỏ nhanh" tại dự án Khu nhà ở để bán tại phường Mễ Trì và dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp HAPULICO.
Về nội dung phản ánh việc chậm trễ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà kết quả thanh tra cũng xác nhận tại hai dự án trên là đúng thực tế.
Hiện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ, ý kiến của người dân đến Công an Thành phố để tiếp tục điều tra các tiêu cực, xử lý các các cá nhân theo quy định.
Về ý kiến nghi ngờ có "đường dây làm sổ đỏ từ cơ sở lên Sở Tài nguyên và Môi trường", trong quá trình thanh tra thu thập tài liệu và đối thoại với các hộ dân, Thanh tra thành phố chưa có tài liệu làm căn cứ để kết luận việc có "đường dây" làm sổ đỏ, vì vậy các ý kiến là chưa có cơ sở.
Xoa dịu
Thông tin này phần nào xoa dịu được dư luận bởi chỉ cách đây hơn một tháng tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21/10, ông Vũ Ngọc Phụng, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông (Hà Nội) khẳng định: không có chuyện mất phí bôi trơn làm sổ đỏ tại một số dự án trên địa bàn.
Tuy nhiên kết luận này bước đầu nhận được phản ứng trái chiều của nhiều đại biểu Quốc hội.
Khi đó trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau cho rằng: Một khi đã có phản ánh thì dứt khoát chỗ này, chỗ khác có nhũng nhiễu. Nếu thực sự không có "bôi trơn" thì cũng có sự nhũng nhiễu, gây khó khăn, cản trở.
"Tôi theo dõi kỹ thấy rằng, khi mình đi làm giám sát, anh em biết có sự xuất hiện của mình thì chắc chắn cán bộ thực thi sẽ không làm khó dễ cho dân", đại biểu Hoàng nói.
Theo đó ông Hoàng không tin tuyệt đối không có chuyện &'bôi trơn' ở đây.
Đại biểu Lê Thị Nga lại cho rằng, không đời nào có chuyện đi hối lộ, lót tay mà lại có hóa đơn hay để lộ thông tin mà chỉ có thể biết như vậy giữa người đưa và người nhận.
"Bây giờ, trước hết chúng ta hỏi người dân xem tình trạng đó có không. Cán bộ biết, người dân cũng biết, tại sao cơ quan đó không biết? Đó là vô lý! Vấn đề là thực sự anh có cầu thị để xử lý thực trạng mà nhiều người đánh giá là như vậy không?", bà Nga diễn giải.
Và cũng ở thời điểm đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương từ chối đưa ra bình luận. Ông khẳng định về niềm tin đối với những chứng cứ cũng như tư liệu mà ông đã cung cấp cho Hà Nội.
"Tôi chờ kết quả cuối cùng của Hà Nội", ông Cương nói.
Theo NTD
Hà Nội cử người bảo vệ cây sưa lớn UBND Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 3.781 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Những cây sưa lớn có giá trị kinh tế đang được thành phố cho di dời về một nơi để tổ chức lực lượng bảo vệ. Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn...