“Lãnh đạo đi máy bay không chậm, dân đi thì chậm nhiều lắm”
Ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – cho rằng: “Máy bay về chậm là lỗi của hãng, không thể bắt người dân chịu chậm chuyến. Lãnh đạo đi máy bay thì không chậm, nhưng dân đi thì chậm nhiều lắm”.
Sáng nay (16/8), Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với các đơn vị ngành hàng không.
Theo ông Mai Tiến Dũng, một trong 6 vấn đề mà Thủ tướng nhắc nhở là tình hình hàng không chậm, huỷ chuyến bay ( delay).
Ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) – cho biết, 67% chuyến bay delay là do máy bay về muộn. Trong hoạt động hàng không, điều hành bay, phục vụ mặt đất và kết cấu hạ tầng là giống nhau nhưng tỷ lệ delay của mỗi hãng lại rất khác nhau.
Cụ thể, tỷ lệ chậm huỷ chuyến của Vietnam Airlines là 11-13% nhưng của Vietjet và Jetstar lại hơn 30%. Điều này cho thấy nguyên nhân delay là do năng lực vận hành của các hãng mà trực tiếp là sắp xếp, tính toán kế hoạch khai thác máy bay.
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với ngành hàng không sáng 16/8
GS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – nêu quan điểm: Các đơn vị ngành hàng không cho rằng nguyên nhân hành khách bị delay 40% là do máy bay về muộn là không thể chấp nhận được.
“Sự tăng trưởng quá nóng trong thời gian gần đây với sự bùng nổ của hàng không giá rẻ (HKGR) đem lại cơ hội cho mọi người dân đều được bay nhưng lại gây tắc nghẽn hạ tầng giao thông đô thị ở TPHCM, cản trở tăng trưởng. Nếu tiếp tục tăng công suất cho Tân Sơn Nhất sẽ không thể gỡ được bài toán giao thông đô thị, cần tính toán giải pháp chuyển khai thác của các hãng giá rẻ ra sân bay Biên Hoà” – Viện trưởng Viện kinh tế phân tích.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, cần phân tích rõ nguyên nhân do hạn chế về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, do khách quan hay do lỗi chủ quan, không thể cứ chậm huỷ chuyến là đổ lỗi do thời tiết.
“Ngành hàng không phải thực hiện kỷ luật nghiêm đối với hiện tượng delay. Hành khách không thể chấp nhận delay chuyến này rồi lên máy bay khác vẫn tiếp tục delay. Chúng tôi bay không bị delay nên không biết thế nào, còn khách thì họ không chấp nhận được” – ông Dũng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện nay đang tồn tại thực trạng hành khách phải chịu chậm huỷ chuyến do máy bay của hãng về muộn
Ông Dũng đặt vấn đề, trong 7 tháng qua, tỷ lệ đúng giờ của Vietnam Airlines có tăng mạnh so với năm trước, nhưng số chuyến bay delay của các hãng hàng không giá rẻ còn nhiều. Nguyên nhân do hạ tầng hay kỹ thuật, thiết bị?
“Tình trạng hủy, hoãn chuyến bay được dư luận hết sức quan tâm. Các bên cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ khắc phục sớm, trước hết là việc hủy, hoãn chuyến bay do ý thức, trách nhiệm chủ quan” – ông Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thẳng thắn đưa ra yêu cầu ngành hàng không phải tính toán, xử lý làm sao để không có chuyện chậm chuyến bay vì không có máy bay. Nếu máy bay về chậm làm ảnh hướng tới hành khách thì Cục Hàng không phải có trách nhiệm xử phạt các hãng.
“Máy bay về chậm là lỗi của hãng, không thể bắt người dân chịu chậm chuyến. Lãnh đạo đi máy bay thì không chậm, nhưng dân đi thì chậm nhiều lắm”. – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.
Giải trình về nội dung tăng tần suất điều hành bay để hạn chế tình trạng tắc nghẽn trên không, ông Phạm Việt Dũng – Quyền Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) – cho biết: Hiện nay VATM đang điều hành ở Tân Sơn đã 42 chuyến/giờ tức là 1,5 phút/chuyến, giờ cao điểm điều hành 48 chuyến/giờ; tại Nội Bài là 35 chuyến/giờ tương ứng với gần 2 phút/chuyến, mục tiêu sẽ tiến dần đến 1 phút/chuyến bay.
Trục bay Bắc – Nam của Việt Nam thuộc top nhộn nhịp nhất thế giới, tần suất khai thác 2 phút/chuyến bay
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý, nếu cần thiết phải có chính sách giãn giờ bay của các hãng hàng không, tránh tình trạng dồn vào giờ cao điểm. Đồng thời, các hãng phải nghiêm túc thực hiện quy định về bố trí máy bay dự phòng để giảm thiểu tác động dây chuyển khi delay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ngành đường sắt gặp khó vì 'tốc độ chậm, toa tàu cũ kỹ'
Tàu chở khách ở Việt Nam có vận tốc trung bình khoảng 60 km mỗi giờ, còn tàu chở hàng hoá là 30 km.
Sáng 14/8, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
Khẳng định ngành đường sắt với bề dày lịch sử đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên ông Dũng nói, "Thủ tướng đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành hiện nay, đề nghị lãnh đạo ngành suy nghĩ để tăng thị phần vận tải".
Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan kêu gọi đầu tư vào ngành đường sắt; đẩy mạnh khai thác hạ tầng, duy trì an toàn và tập trung khai thác tối đa năng lực vận tải đường sắt trong từng tuyến cụ thể.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại cuộc làm việc với Tổng công ty đường sắt VN. Ảnh: HT
Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam thừa nhận đây là lĩnh vực mà Việt Nam rất lạc hậu, trong khi ở nhiều nước trên thế giới thì phát triển mạnh.
Qua phân tích tình hình, lãnh đạo Tổng công ty nhận thấy đường sắt có ưu điểm là vận tải khối lượng lớn, an toàn, chỉ số đúng giờ cao (gấp 10 lần ôtô và 100 lần xe máy).
Tuy nhiên, nhược điểm của đường sắt Việt Nam là tốc độc chậm; tàu chở khách có vận tốc trung bình khoảng 60 km mỗi giờ, còn tàu chở hàng hoá là 30 km mỗi giờ. "Trong khi đường sắt các nước đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân thì đường sắt Việt Nam còn rất lạc hậu, với cửa sổ bằng lưới, các toa xe cũ kỹ. Hiện ngành có 994 toa tàu, đa số đã sử dụng 30 năm", ông Minh nói và cho rằng với hiện trạng như vậy thì "rất khó thu hút khách, người ta bỏ đường sắt không phải vì giá vé mà do chất lượng dịch vụ".
Ông Minh nhấn mạnh, Hội đồng thành viên Tổng công ty đã quyết định phải phát triển đường sắt với ưu tiên cho nâng cao chất lượng dịch vụ, bắt đầu từ khâu vệ sinh trên toa tàu.
Ngành cũng thực hiện bán vé điện tử với nhiều hình thức linh hoạt như bán vé sớm, vé khuyến mại...; đưa suất ăn của hàng không lên tàu.
"Chúng tôi xác định thế mạnh của mình là khai thác hiệu quả cự ly trung bình chứ không phải chặng dài, vì phân khúc đó mới cạnh tranh được với hàng không", ông Minh cho biết.
Theo ông, Tổng công ty sẽ tập trung đóng toa hành khách mới; mục tiêu đến năm 2021 thay toàn bộ toa cũ và phát triển cơ khí đường sắt để "chủ động trong đổi mới".
Ông Vũ Anh Minh (đứng), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt. Ảnh: H.T
Ngành đường sắt cũng mở cửa xã hội hoá, với mục tiêu trong trước mắt là đầu tư 100 đầu máy mới, gồm 50 đầu máy mua nước ngoài và 50 tự sản xuất trong nước. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể mua tàu chạy trên hệ thống đường ray của ngành, hoặc thuê lại cả bộ máy vận hành.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá cao kế hoạch đổi mới của ngành đường sắt. Ông nêu ví dụ: "Đưa suất ăn hàng không lên tàu nghĩa là đảm bảo chất lượng phục vụ khách, đây là điều rất tốt".
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị ngành đường sắt đề xuất cơ chế thu hút đầu tư, "không độc quyền, bao cấp như những năm trước đây".
"Thủ tướng lưu ý đến vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn của ngành đường sắt, hiện chưa đạt yêu cầu. Container vận chuyển qua đường sắt chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, nếu có kết nối giao thông và điều kiện về kho bãi, bốc dỡ tốt", Bộ trưởng Dũng nói.
Hoàng Thùy
Theo VNE
13 Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh bị phê bình vì giải ngân quá chậm Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 chậm trễ, đến nay mới chỉ đạt hơn 20% kế hoạch. 13 Bộ, ngành, địa phương bị nêu tên vì quá chậm. Truy nguyên nhân, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ngao ngán vì có dự án của Bộ này chỉ riêng việc chờ bộ khác thẩm tra, thẩm định...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang: 98,6% trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi
Sức khỏe
2 phút trước
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
3 phút trước
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
7 phút trước
Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ
Sao châu á
13 phút trước
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?
Làm đẹp
17 phút trước
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
Sao thể thao
26 phút trước
Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine
Thế giới
28 phút trước
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
Góc tâm tình
40 phút trước
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
1 giờ trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
1 giờ trước