Lãnh đạo đảng Dân chủ Italy nhiễm virus corona, tự cách ly ở nhà
Ông Nicola Zingaretti, lãnh đạo đảo Dân chủ của Italy – một trong các đảng cầm quyền quốc gia, đã có kết quả dương tính với virus corona.
Nhiễm Covid-19, quan chức cấp cao Italy nói ‘tôi không sao, vẫn ở nhà’
Ông Nicola Zingaretti, lãnh đạo đảng Dân chủ của Italy đã đưa ra thông báo nhiễm bệnh qua video trên mạng xã hội. Ông và cả gia đình cũng tuân thủ biện pháp cách ly tương tự.
Ông Zingaretti, đồng thời cũng là chủ tịch của vùng Lazio, đã đưa ra thông báo nhiễm bệnh qua video trên Facebook.
“Tôi đã nhiễm virus corona”, ông Zingaretti nói trong video đăng trên Facebook.
“Tôi vẫn ổn, bởi vậy tôi tự cách ly ở nhà. Tại nhà, tôi sẽ tiếp tục làm những việc tôi có thể làm. Gia đình tôi cũng tuân thủ biện pháp cách ly tương tự. Và ASL (cơ quan y tế địa phương) đang liên lạc với những người làm việc gần gũi với tôi trong những ngày gần đây để tiến hành kiểm tra. Tôi luôn nói rằng ‘đừng hoảng loạn’ và chúng ta sẽ đánh bại bệnh dịch này”.
Ông Nicola Zingaretti, lãnh đạo đảo Dân chủ của Italy kiêm chủ tịch của vùng Lazio, vừa thông báo dương tính với virus corona. Ảnh: Reuters.
Ông Zingaretti là chính trị gia cấp cao đầu tiên ở Italy xác nhận nhiễm virus corona. Hai ủy viên hội đồng ở Lombardy, khu vực có có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất ở Italy, đã có kết quả dương tính với virus vào tuần trước. Một sĩ quan cảnh sát là thành viên của đội an ninh cho ông Matteo Salvini, lãnh đạo của Liên đoàn miền Bắc cũng được phát hiện dương tính vào hôm 6/3.
Ông Zingaretti được bầu làm lãnh đạo đảng Dân chủ, đảng cùng liên minh với Phong trào Năm sao, vào tháng 3/2019. Italy đang vật lộn để ngăn chặn virus lây lan. Tính đến ngày 6/3, Italy đã phát hiện 4.636 trường hợp nhiễm virus Covid-19. Trong số đó, 197 người đã chết và 523 người hồi phục.
Venice biến thành ‘thị trấn ma’ giữa bùng phát dịch Covid-19
Thành phố Venice của Italy đã biến thành “thị trấn ma” trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát. Sau báo cáo tăng 50% số ca nhiễm, nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng bị bỏ hoang.
Theo news.zing.vn
Thế giới siết đi lại vì Covid-19
Số ca nhiễm nCoV gia tăng từng ngày trên khắp thế giới và việc đi lại giữa các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi Covid-19 mới bùng phát, nhiều quốc gia đã áp hạn chế với người đến từ Trung Quốc. Giờ đây, khi xuất hiện một số ổ dịch bên ngoài Trung Quốc, các hạn chế càng được gia tăng. Gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận Covid-19, hơn 102.000 người nhiễm, hơn 3.400 người tử vong và hơn 57.000 người bình phục.
Lính Hàn Quốc phun khử trùng sân bay ở Daegu ngày 6/3. Ảnh: AFP.
Tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam phải khai báo y tế bắt buộc từ ngày 7/3. Họ phải trả lời trong 14 ngày qua đã đi qua những quốc gia, vùng lãnh thổ nào và thông tin liên lạc tại Việt Nam. Người đi từ hoặc đi qua vùng dịch nhập cảnh Việt Nam sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày. 4 quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Italy được coi là vùng dịch.
Trung Quốc ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm, hơn 3.000 người tử vong và khoảng 55.000 người bình phục. Theo thống kê hôm 25/2 của trang Think Global Health thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ra lệnh cấm hoặc hạn chế nhập cảnh với người từ Trung Quốc.
Trong đó, những nước ra lệnh cấm nhập cảnh với người đi từ hoặc đi qua Trung Quốc trong vòng 14 ngày gồm hầu hết Khối Schengen (hầu hết các nước EU), Australia, Ấn Độ, Iraq, Indonesia, Kazakhstan, Kuwait, Malaysia, Maldives, Mông Cổ, Philippines, New Zealand, Philippines, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Triều Tiên (Triều Tiên cấm tất cả du khách nước ngoài), Jamaica, Afghanistan.
Việt Nam ngừng cấp visa du lịch cho công dân Trung Quốc và dừng tất cả chuyến bay đến và đi Trung Quốc. Cộng hòa Czech và Italy cũng dừng tất cả chuyến bay giữa Trung Quốc với những nước này.
Hàn Quốc là ổ dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc, với hơn 6.700 người nhiễm, hơn 40 người tử vong và hơn 130 người bình phục. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 6/3 cho biết 102 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm, hạn chế nhập cảnh hoặc áp dụng thủ tục kiểm dịch khắt khe với người từ Hàn Quốc. Trong đó, 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Singapore và Hong Kong, áp lệnh cấm nhập cảnh với người đi từ hoặc đi qua Hàn Quốc trong vòng 14 ngày.
6 quốc gia và vùng lãnh thổ áp lệnh cấm nhập cảnh đối với người từ tâm dịch Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc, trong đó có Nhật. 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đang cách ly người từ Hàn Quốc hoặc các vùng dịch khác, trong đó có New Zealand, Belarus và Việt Nam. Tính đến 5/3, hơn 1.220 người Hàn Quốc, bao gồm 860 người ở Trung Quốc và 318 người ở Việt Nam, bị cách ly trên toàn thế giới. Việt Nam đã ngừng miễn visa cho công dân Hàn Quốc.
45 quốc gia và vùng lãnh thổ áp kiểm soát nhập cảnh chặt chẽ hơn hoặc khuyến cáo quy trình kiểm dịch đối với người gần đây đến Hàn Quốc. Chẳng hạn, quốc gia Burkina Faso ở Tây Phi kiểm tra thân nhiệt tất cả các hành khách đến.
Iran là ổ dịch lớn nhất ở Trung Đông, với gần 5.000 người nhiễm, hơn 120 ca tử vong và hơn 900 người bình phục. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), hơn 40 nước cấm nhập cảnh, áp hạn chế hoặc thắt chặt quy định với người đi từ hoặc đi qua Iran. Mỹ, Australia, Singapore cấm nhập cảnh với người đi từ hoặc đi qua Iran trong vòng 14 ngày.
Một số quốc gia lân cận như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan hay Iraq đã đóng cửa biên giới. Đức và Azerbaijan cấm công dân đến Iran.
Tuy Italy là ổ dịch lớn nhất châu Âu với gần 5.000 người nhiễm, gần 200 người tử vong, các quốc gia EU không đóng cửa biên giới với Italy. "Tôi tin rằng bất kỳ biện pháp hạn chế đi lại qua biên giới nào cũng không phù hợp, dựa trên những gì chúng ta biết về tình hình dịch tại thời điểm này", Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói.
Bên ngoài EU, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm nhập cảnh với người từ Italy, gồm Cook Islands, Fiji, Ấn Độ, Israel, Jordan, Lebanon, Mauritius, Mông Cổ, St Lucia, Seychelles và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam ngừng miễn visa cho người Italy.
Một số quốc gia EU đã áp đặt hạn chế, Romania cách ly hai tuần đối với người từ tâm dịch Lombardy và Veneto. Hungary kiểm tra phương tiện qua lại ở biên giới, cho biết họ sẽ cách ly những người nghi nhiễm nhưng không nhắc cụ thể Italy. Theo IATA, tổng số hơn 40 quốc gia cấm, áp đặt hạn chế hoặc thắt chặt quy định nhập cảnh với người đi từ hoặc đi qua Italy.
Mỹ đã khuyến cáo công dân tránh các chuyến đi không cần thiết đến các ổ dịch nói trên. Việt Nam cũng khuyến cáo công dân tránh đến khu vực ghi nhận dịch ở những nước này.
Tính đến tối 6/3, Việt Nam ghi nhận 17 ca nhiễm, 16 người bình phục. Một số nước đã áp lệnh cấm hoặc hạn chế nhập cảnh với người đi từ hoặc đi qua Việt Nam. Arab Saudi ngừng cấp visa du lịch cho người Việt. Kiribati, quốc gia ở trung tâm Thái Bình Dương, và Cook Islands, quốc gia ở Nam Thái Bình Dương, cấm nhập cảnh với người từng đến Việt Nam trong vòng 14 ngày.
Người đi từ hoặc đi qua Việt Nam trong vòng 14 ngày nhập cảnh vào Bermuda, lãnh thổ hải ngoại của Anh, bị cách ly. Trong khi đó, Hy Lạp và Ấn Độ kiểm tra y tế người đi từ hoặc đi qua Việt Nam.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước nỗ lực chống dịch. "Đây không phải là một cuộc diễn tập, không phải là lúc để bỏ cuộc hay biện minh. Đây là thời điểm để dốc toàn lực. Các quốc gia đã lên kế hoạch cho kịch bản như thế này trong nhiều thập kỷ. Giờ là lúc triển khai những kế hoạch đó", Tedros nói.
Phương Vũ (Theo Yonhap/Guardian)
Theo vnexpress.net
Indonesia cấm du khách đến từ Italy, Iran và Hàn Quốc nhập cảnh Lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh tại Indonesia được áp dụng với các du khách đã đi đến các khu vực trên trong vòng 14 ngày qua. Trước bối cảnh dịch covid-19 lan rộng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, hôm nay, chính quyền Indonesia đã ra lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh đối với các du khách từ...