Lãnh đạo cuộc biểu tình Hồng Kông mất dần quyền kiểm soát?
Khoảng cách thế hệ và kì vọng khác nhau giữa các phe tham gia cuộc biểu tình khiến những người lãnh đạo khó kiểm soát cuộc biểu tình Hồng Kông.
Khoảng cách thế hệ và kì vọng khác nhau giữa các phe tham gia cuộc biểu tình khiến những người lãnh đạo khó kiểm soát cuộc biểu tình Hồng Kông.
Người đồng tổ chức chiến dịch Chiếm trung tâm, tiến sĩ Chan Kin-man, người đã trở lại làm việc tại ĐH Trung Quốc, cho biết ông cùng các người đồng tổ chức khác đang cân nhắc một cách tiếp cận chậm rãi và thực tế trong cuộc biểu tình vì “quyền bỏ phiếu phổ thông thực sự”, khi mà họ đã nhận thức được những hạn chế về mặt chính trị.
Ông Chan Kin-man nói: “Chúng tôi tin rằng chiến dịch đã đạt được mục đích ban đầu của nó, đó là đánh thức thế hệ trẻ. Nhưng những sinh viên muốn thấy những thay đổi thực sự và thiết yếu trong hệ thống chính trị, thay vì một chiến dịch giáo dục cộng đồng”.
Một cụ ông phản đối phong trào Chiếm Trung Tâm đối diện với một thah niên của phong trào này
Trong cuộc nói chuyện hôm 21/10, Chánh văn phòng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với những người đứng đầu Liên minh Sinh viên rằng chính phủ sẽ nộp báo cáo lên Văn phòng Nội vụ Hồng Kông và Macau thuộc Hội đồng Nhà nước để phản ánh ý kiến của công chúng kể từ lúc cuộc biểu tình bắt dầu hôm 28/9. Chính phủ cũng cân nhắc thành lập cơ sở đối thoại về việc xây dựng Hiến pháp đến sau 2017. Nhưng những đề nghị này không thỏa mãn những người lãnh đạo sinh viên, khi họ kiến quyết Trung Quốc không được can thiệp sâu vào các cuộc bầu cử ở Hồng Kông.
Ông Chan nói: “Chúng tôi đã khuyên những lãnh đạo sinh viên phải cân nhắc đề nghị của chính phủ một cách nghiêm túc hơn khi những điều này là chắc chắn hơn so với những gì chính phủ đè xuất trước đó”.
Chan Kin-man (phải) và Benny Tai (giữa) cùng với Alex Chow và Lester Shum của Liên minh Sinh viên và Joshua Wong (thứ 2 bên phải)
Video đang HOT
Liên minh Sinh viên đã bắt đầu có được những tiến triển trong các cuộc đối thoại xa hơn, và chính phủ cũng vậy. Kể từ đầu tháng 10, những người lãnh đạo chiến dịch Chiếm Trung tâm cho rằng phía sinh viên nên rút lui khi họ nhận thấy phản ứng dữ dội gia tăng của những người bị ảnh hưởng bởi việc chiếm đóng đường phố.
Theo một điều tra của trung tâm chính sách xã hội thuộc trường ĐH Polytechnic (Hồng Kông), 73.2 % trong số 554 phản hồi cho rằng giờ là lúc thích hợp để dừng việc biểu tình.
Ông Chan cho biết: “Những hành động chống chính quyền có thể làm mất đi sự cảm thông trong xã hội nếu nó kéo dài quá lâu. Người dân đang ngày càng phản ứng mạnh mẽ trước những điều làm gián đoạn cuộc sống của họ trong khi chính phủ lại chr biết chờ đợi và bị động”.
Liên minh Sinh viên cho rằng viêc rút lui trước khi chính phủ thể hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào lúc này là sai lầm. Nhưng khi mà cuộc biểu tình đã kéo sang tuần thứ 6, ông Chan khuyên phe sinh viên nên xem xét lại: “Nếu giữa 2 bên sinh viên và chính phủ không thể đi đến thỏa hiệp, chúng tôi nên đưa ra một vài kế hoạch hành động cho người biểu tình để giúp tinh thần dân chủ bám rễ vào từng cộng đồng khác nhau chứ không chỉ ở trong phạm vi cuộc chiếm đóng”.
Phe sinh viên đang tỏ quá tự tin và muốn chính phủ phải nhượng bộ họ
Cuộc biểu tình giờ đây đã đi quá xa khỏi kịch bản của những người đứng đầu. Ông Chan, giờ 55 tuổi, thừa nhận những người lãnh đạo ban đầu giờ chỉ có sự kiểm soát yếu ớt đối với cuộc biểu tình. Đang có khoảng cách về thế hệ giữa những người lãnh đạo và nhóm sinh viên. Ông Chan nói: “Đôi lúc chúng tôi không hiểu là đang giúp đỡ những sinh viên hay là đang chặn đường họ. Nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên khi họ bất cứ khi nào cần thiết”.
Một người đồng lãnh đạo phong trào Chiếm Trung tâm, ông Benny Tai Yiu-ting, là người đã đưa ra ý tưởng về hành đông chống đối chính quyền hồi tháng 1 năm ngoái, 50 tuổi. Một người khác, ông Chu Yiu-ming, đã 70 tuổi.
Ông Choy Chi-keung, nhà khoa học chính trị tại ĐH Trung Quốc, cho rằng những người lãnh đạo phong trào và những nhà lập pháp có phần thực tế hơn vì những kí ức từ vụ “Thiên An Môn” năm 1989. Ông nói rằng những người lãnh đạo phe sinh viên đã quá tự tin, đòi hỏi nhiều sự nhượng bộ từ chính phủ hơn sau cuộc đối thoại với họ. “Lập trường cố chấp của giới sinh viên đã thổi bay nhiều con bồ câu trong chính quyền Hồng Kông. Nếu những con diều hâu trong chính quyền, những người thích sử dụng những biện pháp cứng rắn để loại bỏ những điểm biểu tình, giành được quyền quyết định, xã hội Hồng Kông sẽ phải trải qua sự suy đồi trong một thời gian dài”.
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
Hong Kong sẽ thất bại, Trung Quốc cũng chẳng chiến thắng
Đa số các chuyên gia quốc tế đều nhận định, phong trào biểu tình ở Hong Kong sớm muộn cũng sẽ thất bại nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ chiến thắng. Những bất mãn trong lòng Hong Kong đã quá lớn.
Một người biểu tình giơ cao tấm biểu ngữ: Hong Kong dành cho người Hong Kong
Nhiều người cho rằng phong trào biểu tình của sinh viên Hong Kong xuất phát từ nhu cầu "dân chủ" và nhắm đến cái đích dân chủ. Điều này chỉ đúng một phần rất nhỏ. Nguồn gốc sâu xa của những gì đang diễn ra ở Hong Kong là do người dân của đặc khu này, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy họ ngày càng bị thiệt thòi trong quá trình phát triển của chính mảnh đất nơi họ sinh sống và góp sức xây dựng.
Như một chuyên gia nghiên cứu xã hội từng nhận xét: Trung Quốc ngày càng trở nên quốc tế hóa còn Hong Kong lại ngày càng trở nên Đại lục hóa. Trong con mắt của người Hong Kong, kể từ khi được trao trả về Trung Quốc (tháng 7/1997) đến nay, những gì được gọi là tinh hoa của họ đang dần dần bị người Đại lục "cướp" hết. Ngược lại, với người dân Đại lục, Hong Kong "là một đứa trẻ được nuông chiều quá đâm hư".
Xét một cách sâu xa hơn nữa, những bất ổn của Hong Kong là điều tất yếu bởi Bắc Kinh đã không thành công trong việc điều hành xã hội của đặc khu, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và chênh lệch về thu nhập ngày càng bị nới rộng khoảng cách.
Hãy cùng nhìn vào những con số cơ bản. Năm 1997, GDP của Hong Kong là 17,6 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 27.000 USD. Năm 2013, GDP đã tăng lên 27,4 tỷ USD và thu nhập đạt 38.797 USD/đầu người.
Giới trẻ Hong Kong ngày càng mất niềm tin vào chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Kinh tế phát triển nhưng bất bình đẳng cũng tăng lên. Nếu năm 1997, hệ số Gini (chỉ số về bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế - ND) của Hong Kong chỉ là 0,518 thì đến năm 2011 đã là 0,537, đứng đầu châu Á về bất bình đẳng trong thu nhập. Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của 10% hộ gia đình nghèo nhất Hong Kong giảm tới 16% trong khoảng thời gian 2001-2011, từ mức 2.590 USD còn 2.170 USD.
Thu nhập giảm nhưng giá cả sinh hoạt ở Hong Kong ngày càng trở nên đắt đỏ. So với năm 2001, giá gạo và rau đã tăng gấp đôi và gấp bốn lần và chỉ từ năm 2009 đến nay, giá nhà đã tăng hơn 80%. Điều này cho thấy, xã hội Hong Kong ngày càng trở nên bất bình đẳng và mầm mống của sự bất ổn bắt đầu xuất hiện.
Điều tồi tệ hơn là kể từ khi ông Lương Chấn Anh lên nắm quyền điều hành Hong Kong, xu hướng đối đầu trong xã hội ở Đặc khu này ngày càng tăng lên. Và khi Bắc Kinh quyết định can thiệp vào việc bầu cử tại Hong Kong, các cuộc biểu tình phản đối đã bùng phát dữ dội.
Hong Kong từng là thuộc địa của Anh trong suốt 100 năm. Cho đến năm 1997, vùng đất này được trao trả lại cho Trung Quốc nhưng đi kèm với đó là một bản thỏa thuận Hong Kong vẫn được nắm quyền tự chủ trong 50 năm với cơ quan lập pháp, tư pháp riêng biệt. Chính vì thế, Hong Kong đương nhiên cũng sẽ có cuộc bầu cử dân chủ độc lập để xây dựng hệ thống kinh tế, chính trị của riêng mình. Bắc Kinh đã hứa hẹn sẽ cho phép Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017 bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người dân có thể tự lựa chọn nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc lại ra thông báo chỉ có những người được một ủy ban thân Trung Quốc đề cử mới được tham gia ứng cử trong cuộc bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017.
Phong trào biểu tình ở Hong Kong, theo như lầm tưởng của nhiều người là "đấu tranh đòi dân chủ", nhưng thực tế nó là cái cớ để người Hong Kong lập lại một xã hội mới. Khi đã gần như tuyệt vọng và bị thuyết phục bởi lý lẽ rằng "có kẻ từ Đại lục đang chiếm hết thành quả của mình", người Hong Kong sẵn sàng xuống đường với niềm tin rằng "muốn hết nghèo thì phải thay đổi".
Đa số các chuyên gia quốc tế đều nhận định, phong trào biểu tình ở Hong Kong sớm muộn cũng sẽ thất bại nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ chiến thắng. Phong trào biểu tình "Chiếm Trung tâm" của giới sinh viên Hong Kong sẽ là sự khởi đầu của kỷ nguyên "bất phục" của các khu vực đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Chính vì lẽ này, tương lai của Hong Kong sẽ rất khó đoán định nhưng hòa bình là thứ khá xa vời.
Thêm vào đó, "Chiếm trung tâm" thực sự là cú đánh mạnh vào chủ trương "một nước hai chế độ" của Trung Quốc và nó sẽ khiến cho Đại lục gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan sau này.
Thực tế mà nói, kể từ năm 1997 đến nay, đã nhiều lần chính quyền Bắc Kinh "nuông chiều" và dành những thuận lợi cho Hong Kong. Song người dân Hong Kong, đặc biệt là giới trẻ, chỉ cần biết, mức sống, thu nhập và quyền lợi của họ ngày càng giảm và khẳng định chính quyền trung ương và ông Lương Chấn Anh là những kẻ phải chịu trách nhiệm.
Theo Infonet
Trung Quốc trách Hồng Kông "ăn cháo đá bát" Một bài báo được loan tải gần đây trên các trang mạng Trung Quốc đã khiến người dân đại lục có cái nhìn ác cảm với người Hồng Kông. Bài báo phân tích những ân huệ mà Trung Quốc đã dành cho Hồng Kông, nhưng đáp lại, Hồng Kông thường xuyên chống đối và đi ngược lại đường lối của chính quyền Bắc...