Lãnh đạo Cục Thú y nói gì về sự nguy hiểm của cúm gia cầm H5N6?
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam xảy ra dịch cúm gia cầm. Từ năm 2003, chúng ta đã phải ứng phó với dịch cúm gia cầm, đến năm 2009 ứng phó với chủng virus H1N1 lây sang người.
Từ đó đến nay, hàng năm vẫn xảy ra lác đác một số ổ dịch nên người chăn nuôi cũng như các ban ngành chức năng, địa phương đã có kinh nghiệm phòng chống dịch, phát hiện và xử lí ổ dịch triệt để. Nhờ vậy mà tổng đàn gia cầm cả nước đã phát triển rất mạnh”.
Tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ đã lập chốt kiểm dịch tại ổ dịch cúm A/H5N6. Ảnh: Thành An
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với PV báo điện tử Dân Việt.
Ông có thể cho biết tình hình ứng phó với dịch cúm gia cầm hiện nay ra sao?
-Tính đến hết ngày 12/2, cả nước có 10 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy trên 43.000 con gia cầm tại 5 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh và TP.Hà Nội, trong đó 1 ổ dịch ở Quảng Ninh đã qua 21 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới.
Về công tác chỉ đạo, phải khẳng định Bộ NNPTNT đã kịp thời ban hành tất cả các văn bản, mới đây nhất là ngày 5/2/2020, Bộ NNPTNT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn chỉ đạo về công tác phòng chống cúm gia cầm. Trước đó là hàng loạt văn bản quan trọng, trong đó có việc Bộ NNPTNT đã trình Chính phủ kế hoạch quốc gia về phòng chống các bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025 và đã được ban hành tại Quyết định số 172, bao gồm tất cả các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý.
Tuy nhiên, cuối năm 2019 đầu 2020, trước tình hình tổng đàn gia cầm tăng cao để bù đắp sản lượng thịt lợn thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ, vận chuyển gia cầm trước và sau Tết Nguyên đán tăng cao, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ban hành Chỉ thị yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố, cơ quan chuyên môn, người chăn nuôi thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh vụ đông xuân.
Mới đây nhất, ngày 3/2, Bộ tiếp tục có công điện khẩn gửi các địa phương, nhất là các địa phương đang có ổ dịch, nơi có nguy cơ cao đề nghị thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y. Ảnh: T.L
Bệnh dịch này có nguy cơ như thế nào đối với sức khỏe con người?
-Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam xảy ra dịch cúm gia cầm. Trong đó, chủng virus H5N6 đã xuất hiện từ năm 2014. Đến nay, chúng ta chưa ghi nhận bất kì trường hợp nào mắc hoặc nghi ngờ nhiễm chủng virus này trên người. Còn trên gia cầm, tương tự chủng virus H5N1, hàng năm vẫn xảy ra lác đác vài ổ dịch và chúng ta đều đã kiểm soát tốt nhờ thực hiện tiêu hủy toàn đàn, khoanh vùng dịch, thực hiện tốt các biện pháp quản lý, tiêm phòng…
“Thực chất là hiện nay, dịch mới xuất hiện ở quy mô nhỏ lẻ với 1 – 2 hộ, mang tính chất bệnh dịch địa phương và đã được tiêu hủy, tiêm phòng bao vây ngay lập tức. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, có công cụ kiểm soát tốt thì tình hình dịch chưa thực sự đáng lo ngại”.
Ông Nguyễn Văn Long
Đối với các bệnh dịch này chúng ta đều đã có vaccine phòng dịch, với khoảng 200 triệu liều, đảm bảo cung cấp đủ cho đàn gia cầm mỗi năm để đáp ứng phòng bệnh tốt đối với cả 2 chủng virus H5N1 và H5N6, cùng với một loạt giải pháp bao vây khác.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh một cách có chủ động, thời gian qua, Bộ NNPTNT, Cục Thú y đã triển khai các chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh cả trên gia súc, gia cầm, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa phục vụ xuất khẩu.
Đến nay, đã có nhiều chuỗi hoạt động hiệu quả, như chuỗi của Công ty CP chăn nuôi C.P mỗi tuần cung ứng 1 triệu con gia cầm ra thị trường, hay chuỗi xuất khẩu gà chế biến đi Nhật Bản của Tập đoàn Hùng Nhơn, Công ty Koyu Unitex, Công ty Bel Gà, Tập đoàn De Heus với sản lượng vài trăm ngàn tấn/năm.
Các phương tiện đi từ trong thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) khi ra vào đều phải dừng lại ở “chốt kiểm dịch” để cán bộ Trạm Thú y của địa phương phun thuốc khử trùng. Ảnh: Thành An
Trước tình hình dịch cúm có nguy cơ lây lan, việc tiêu thụ gia cầm có bị ảnh hưởng, thiệt hại tới sản xuất hay không?
-Chắc chắn không ảnh hưởng gì bởi chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó dịch từ năm 2003 đến nay, các ổ dịch đã được bao vây, tiêu hủy triệt để. Chính nhờ kiểm soát tốt nên tổng đàn gia cầm đến thời điểm này đã tăng lên khoảng 470 triệu con so với 380 triệu con trước đây.
Tuy nhiên, thời gian qua Bộ NNPTNT cũng đã có chỉ đạo rõ đối với việc phát triển gia cầm cũng như gia súc khác, đó là phải đảm bảo 3 nguyên tắc: Cung – cầu; đảm bảo an toàn sinh học; đảm bảo an sinh xã hội. Nếu cứ chăn nuôi ồ ạt, mất kiểm soát thì cung sẽ vượt cầu, giá giảm là đương nhiên.
Thực chất là hiện nay, dịch mới xuất hiện ở quy mô nhỏ lẻ với 1 – 2 hộ, mang tính chất bệnh dịch địa phương và đã được tiêu hủy, tiêm phòng bao vây ngay lập tức. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, có công cụ kiểm soát tốt thì tình hình dịch chưa thực sự đáng lo ngại.
Điều quan trọng là chúng ta luôn luôn phải đề cao công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng quy định.
Xin cảm ơn ông!
Theo danviet.vn
Thanh Hóa: Nghiêm cấm bán tháo gà, vịt ở vùng dịch cúm gia cầm
Ngày 12/2, đoàn công tác của Cục Thú y (Bộ NN PTNT) do ông Đàm Xuân Thành - Cục Phó Cục Thú y làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra và nắm bắt tình hình về công tác phòng, chống bệnh dịch cúm giam cầm H5N6 tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa.
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở 3 xã thuộc 2 huyện
Theo thông tin cập nhật tình hình bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, từ ngày 3/2/2020, ổ bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 xuất hiện tại 2 xã Tân Khang, Tân Thọ của huyện Nông Cống.
Tính đến 16h ngày 11/2/2020, bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại 14 hộ chăn nuôi của 5 thôn, 3 xã, thuộc 2 huyện Nông Cống, Quảng Xương, làm 1.175 con gia cầm mắc bệnh (85 gà, 1.090 vịt) và buộc phải tiêu hủy 24.320 con gia cầm; trong đó có 23.113 vịt, ngan, 1.207 con gà.
Đoàn kiểm tra thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ngọ - xã Tân Thọ, huyện Nông Cống, Thanh Hóa có gia cầm bị dương tính với cúm H5N6.
Ngay khi xuất hiện các ổ dịch trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã cùng với chính quyền các địa phương có dịch chủ động, tập trung thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây, khoanh vùng dập dịch, ngăn chặn bệnh dịch phát tán, lây lan ra diện rộng.
Các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N6 lây lan mà ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành như: Tiêu hủy ngay đàn gia cầm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm H5N6. Tập trung lực lượng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các thôn có dịch. Chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường công tác kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Lập các chốt kiểm soát trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn các xã có dịch.
Nguyên nhân xảy ra dịch cúm H5N6 tại huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) được xác định là do nguồn giống các hộ chăn nuôi nhập về không rõ nguồn gốc xuất xứ, đàn gia cầm chưa được chưa tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm theo quy định.
Tại buổi làm việc, trên cở sở khảo sát và kiểm tra, điều tra thực tế, các thành viên trong đoàn công tác đã phân tích, làm rõ nguyên nhân khiến bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 phát sinh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, nguyên nhân chính được xác định là do nguồn giống các hộ chăn nuôi nhập về không rõ nguồn gốc xuất xứ, đàn gia cầm chưa được chưa tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm theo quy định. Con đường lây lan bệnh dịch phức tạp, khó kiểm soát. Do đó, các thành viên trong đoàn công tác dự báo tình hình bệnh dịch cúm gia cầm sẽ còn diễn biến phức tạp. Do đó, đề nghị các địa phương và người chăn nuôi cầm chủ động, tập trung, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Cục Phó Cục Thú y Đàm Xuân Thành đánh giá cao sự chủ động trong công tác phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm của tỉnh Thanh Hóa. Ông Thành nhấn mạnh bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người, vì vậy việc ngăn chặn và khống chế dịch bệnh phải thực sự quyết liệt. Để ngăn chặn, khống chế đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và chính quyền các địa phương cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 theo quy định.
Ông Thành lưu ý, những đàn gia cầm chưa bị nhiễm cúm mà đã được tiêm vaccine cúm gia cầm đề nghị theo dõi trong vòng 21 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng cần lấy mẫu đua đi xét nghiệm ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Nghiêm cấm các hộ chăn nuôi thuộc vùng dịch cúm gia cầm không được bán đổ, bán tháo đàn gia cầm khi chưa hết thời gian cách ly, theo dõi. Không thực hiện tái đàn khi chưa công bố hết dịch.
Theo Danviet
Nghệ An xuất hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 Đến thời điểm hiện tại, Nghệ An xuất hiện 3 ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm ở huyện Quỳnh Lưu. Theo tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An), sáng 11/2, xã Quỳnh Bá và Quỳnh Hậu thuộc huyện Quỳnh Lưu xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6....