Lãnh đạo của BMW không khuyến khích mua ôtô mới
Người đứng đầu bộ phận phát triển của BMW cho rằng việc liên tục mua ôtô mới sẽ không có lợi cho môi trường. Thật đáng ngạc nhiên nhưng hạn chế mua ôtô mới là điều mà bà Monika Dernai – người đứng đầu bộ phận phát triển bền vững của BMW – phát biểu trước cộng đồng người tiêu dùng tại London (Anh).
Đại diện BMW cho rằng người tiêu dùng nên nâng cấp ôtô cũ thay vì bỏ tiền mua xe mới. Ảnh: BMW.
“Chúng ta thực sự cần nghĩ đến việc kéo dài tuổi thọ của ôtô. Thay vì góp phần phát triển thị trường ôtô đã qua sử dụng, chúng ta có thể mua một chiếc ôtô và kéo dài tuổi thọ của nó”, bà Monika Dernai phát biểu.
Ý tưởng của bà Monika Dernai là thay vì mua một chiếc xe mới hoàn toàn, chủ nhân có thể trang bị những bản nâng cấp cho những chiếc xe đang sử dụng nhằm mang lại một diện mạo mới, tươi trẻ và đầy sức sống hơn.
Vị này gợi ý khách hàng làm mới nội thất, qua đó giúp ôtô cũ được khoác lên diện mạo không khác gì xe mới.
Bà Monika Dernai nhận định điều này có thể được triển khai thông qua việc cải thiện quy trình thiết kế cũng như những dịch vụ hậu mãi, sao cho bộ ghế cũ trên ôtô của khách hàng có thể dễ dàng thay thế bởi những bộ ghế mới và hiện đại hơn.
Video đang HOT
Mẫu BMW M3 E36 Compact với phần nội thất được nâng cấp. Ảnh: BMW.
Những lời phát biểu của bà Monika Dernai dường như sẽ vấp phải không ít chỉ trích từ các chuyên gia trong ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên trang tin motor1 lại đánh giá cao quan điểm của vị lãnh đạo BMW trên phương diện môi trường cũng như khía cạnh kỹ thuật.
Trên thực tế, các cộng đồng yêu thích và thường xuyên thực hiện việc nâng cấp cho ôtô cũ đã tồn tại từ khá lâu và không ngừng phát triển. Hoạt động giao dịch các món phụ tùng đã qua sử dụng hay việc trao đổi, mua bán các mẫu xe cũ ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới cũng diễn ra khá sôi động.
“Việc chuyển dịch toàn bộ người dùng sang giao thông công cộng hay các hình thức khác nhau của dịch vụ thuê ôtô vẫn còn là điều bất khả thi. Nói cách khác, thị trường dành cho phương tiện cá nhân vẫn sở hữu rất nhiều tiềm năng phát triển”, bà Monika Dernai kết luận.
Dải sản phẩm hiện tại của BMW trải dài trên nhiều phân khúc, phục vụ cho đa dạng mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau, từ xe thể thao, SUV cho đến những mẫu sedan sang trọng.
Bên cạnh đó thông qua việc liên tục nâng cấp phần cứng và phần mềm trên xe, nhà sản xuất ôtô nước Đức luôn giữ cho dải sản phẩm của mình một vẻ ngoài mới mẻ và đầy tính cạnh tranh.
Về cơ bản, BMW luôn sở hữu một sản phẩm mới đủ tốt để khiến người tiêu dùng móc hầu bao. Điều này vì thế càng khiến phát ngôn của vị lãnh đạo BMW trở nên thật đặc biệt và đáng chú ý.
Cơ hội cho doanh nghiệp ôtô
Việc bãi bỏ phương pháp tính tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô theo cụm linh kiện được cho là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao giá trị xe, đưa mẫu mới ra thị trường
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) vừa ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN về việc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do bộ trưởng ban hành quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-10.
Không còn phù hợp
Ba văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ gồm: Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô; Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN.
Một số hãng xe đã đầu tư hệ thống hàn, sơn với chi phí lớn song có thể mất lợi thế cạnh tranh .Ảnh: NGUYỄN HẢI
Ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương, cho hay các văn bản trên ra đời nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" của Thủ tướng. "Thời điểm ban hành các văn bản, ngành công nghiệp ôtô trong nước cơ bản chỉ có sự góp mặt của doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các văn bản yêu cầu DN FDI đạt tỉ lệ nội địa hóa theo lộ trình tăng dần, song đến nay mục tiêu đó không hoàn thành. Trong khi đó, việc tính tỉ lệ nội địa hóa theo cả cụm linh kiện sản xuất trong nước đang cản trở DN nội tăng tỉ lệ nội địa hóa cũng như sức cạnh tranh. Việc bãi bỏ là hoàn toàn đúng đắn" - ông Phương nêu quan điểm.
Theo TS Trần Hữu Nhân, Trưởng Khoa Giao thông - Trường ĐH Bách khoa TP HCM, việc xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô theo cả cụm linh kiện sản xuất trong nước không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ôtô. Ông Nhân chỉ rõ công nghệ hiện chiếm tỉ trọng cao trong giá thành sản xuất xe hơi nên việc tính tỉ lệ nội địa hóa theo linh kiện đơn thuần sẽ cản trở ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và không giúp ngành ôtô phát triển theo xu hướng thế giới.
Mặt khác, theo các chuyên gia, nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu... là cơ hội để giảm, xóa chênh lệch về thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc và bộ linh kiện. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định về mức độ rời rạc của linh kiện là cần thiết.
Thực tế, sau thời gian dài triển khai chiến lược phát triển công nghiệp ôtô, hình hài của ngành vẫn chưa rõ nét, tỉ lệ nội địa hóa chưa như mong đợi, linh kiện sản xuất trong nước chủ yếu có giá trị thấp. Số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy phần lớn mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước mới đạt tỉ lệ nội địa hóa khoảng 10% - 15%; chỉ riêng hãng Toyota công bố 2 mẫu xe đạt tỉ lệ nội địa hóa 37% - 43%.
Xe mới sẽ nhiều hơn
Các nhà sản xuất ôtô cho rằng việc bãi bỏ cách tính tỉ lệ nội địa hóa theo mức độ rời rạc của linh kiện giúp họ mạnh dạn đưa nhiều mẫu xe mới ra thị trường. "Lâu nay, DN trong nước chỉ chú trọng sản xuất những mẫu xe sẵn có do đã đầu tư dây chuyền sản xuất. Còn muốn sản xuất mẫu mới thì phải đầu tư thêm dây chuyền mới, đồng thời việc này cũng khiến sản lượng của các mẫu xe bị chia sẻ với nhau, không đạt số lượng sản xuất tối thiểu để bảo đảm tỉ lệ nội địa hóa" - đại diện một DN sản xuất, lắp ráp giải thích.
Ông Trương Kim Phong, Phó Tổng Giám đốc Marketing - Bán hàng và Dịch vụ của Ford Việt Nam, nhìn nhận việc bãi bỏ cách tính tỉ lệ nội địa hóa cùng mức độ rời rạc của linh kiện sẽ "cởi trói" cho DN ôtô. DN sẽ được linh động trong việc đưa chi tiết nội địa hóa vào sản phẩm, từ đó đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới hơn. Đồng thời, DN cũng có lợi thế hơn khi xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của các quốc gia trong khu vực.
Theo bà Trương Thị Chí Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, quy định tính tỉ lệ nội địa hóa theo cụm linh kiện sản xuất tại Việt Nam được bãi bỏ và thay bằng cách tính theo giá trị có ý nghĩa khuyến khích DN đầu tư vào những bộ phận có giá trị cao. Đây cũng là hướng phát triển theo xu thế thế giới.
Ông Lê Quốc Phương cho rằng với việc bãi bỏ quy định về mức độ rời rạc của linh kiện trong tính tỉ lệ nội địa hóa, DN có thể đầu tư sản xuất linh kiện lẻ với dung lượng đủ lớn để có giá thành cạnh tranh, vừa sử dụng cho sản xuất trong nước vừa xuất khẩu. Ngoài ra, DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước cũng được tạo điều kiện nhập khẩu linh kiện lẻ trong một cụm linh kiện mà không ảnh hưởng đến giá trị tính tỉ lệ nội địa hóa. Còn các hãng ôtô đa quốc gia đặt nhà máy tại Việt Nam cũng có thể nhập khẩu linh kiện lẻ ở thị trường có giá cạnh tranh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và người tiêu dùng được hưởng lợi.
McLaren bắt tay BMW phát triển siêu xe, SUV chạy điện Hai thương hiệu đình đám là McLaren và BMW đã từng kết hợp để cho ra mẫu siêu xe McLaren F1 mang tính biểu tượng của những năm 1990. McLaren và BMW được cho là sẽ tổ chức các cuộc họp kín để thảo luận về việc hợp tác cùng nhau một lần nữa để cho ra 2 mẫu xe điện, trong đó...