Lãnh đạo Chính phủ tặng quà người nghèo Hoà Bình dịp Tết Kỷ Hợi
Ngày 30/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã tới thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo, người khuyết tật và các em học sinh của xã Thung Nai và Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nhân dịp cả nước đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Cùng tham dự hoạt động này còn có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình Bùi Văn Tỉnh, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn cao đẹp mỗi độ Tết đến, xuân về, được Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các địa phương tổ chức nhằm góp phần chăm lo cho người nghèo, người khuyết tật và kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội ủng hộ các hoạt động thiện nguyện.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các cháu thiếu nhi dân tộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong
Dịp Tết Kỷ Hợi năm nay, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp triển khai Chương trình áo ấm mùa đông cho người già và trẻ em ở vùng cao phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Kinh phí thực hiện 5 tỷ đồng, được trích từ nguồn nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 trong Tháng cao điểm ủng hộ người nghèo (17/10-18/11/2018).
Tại các xã Thung Nai, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thung Nai, xã Bình Thanh thuộc huyện Cao Phong, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và tỉnh Hoà Bình đã trao 300 xuất quà gồm bánh kẹo, áo và chăn cùng tiền mặt cho các hộ gia đình nghèo, người khuyết tật, các em học sinh.
Chia sẻ với những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Đảng, Nhà nước luôn kiên trì và ngày càng tăng cường đầu tư cho những vùng khó khăn nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và sự phát triển bền vững của địa phương. Với các hoạt động ủng hộ người nghèo, trẻ em và người già vùng cao của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương trong dịp Tết đến, Phó Thủ tướng đánh giá cao ý nghĩa nhân văn, thể hiện rõ được tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.
Video đang HOT
Một cái Tết ấm áp đã đến với các em thiếu nhi xã Thung Nai và xã Bình Phong
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục tăng cường truyền thông về Chương trình Chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau do Thủ tướng Chính phủ phát động để thu nhận được nhiều hơn nữa sự ủng hộ của đông đảo người dân ở trong nước và nước ngoài cho người nghèo; đề nghị lãnh đạo tỉnh Hoà Bình quan tâm, chăm lo cho người dân nói chung được đón Tết vui tươi, an toàn, no ấm.
Tại xã Thung Nai, nơi có đông đông bào dân tộc Mường với tỷ lệ hộ nghèo cao tới 42,7% và mới chỉ đạt 10/19 tiêu chí xã nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các bộ, ngành và tỉnh Hoà Bình cho biết sẽ bố trí ngân sách nhà nước và kêu gọi sự ủng hộ của các nhà tài trợ để tăng cường đầu tư cơ sở y tế, giáo dục cho xã trong thời gian tới./.
MH/CP
Theo Dansinh
Chênh lệch giàu - nghèo giữa các nơi ngày càng xa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp xã hội) của Việt Nam đã tăng.
Sáng 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70 của Chính phủ về chính sách xã hội chủ trì cuộc họp với các thành viên để đánh giá kết quả thực hiện trong năm 2018.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội, sáng 13/12. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng lưu ý Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường thêm nhiều hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện; sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để hoàn thiện, hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội chung.
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết: Đến hết năm 2018, có 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp thường xuyên. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,2%. Ước năm 2018, Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 160.000 lao động. Số người tham gia bảo hiểm xã hội là hơn 14 triệu người, chiếm 26% lực lượng lao động.
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh kiến nghị, cần rà soát, điều chỉnh, tạo mạng lưới an sinh, bởi có những chính sách từ địa phương phản ánh không còn phù hợp. Nhiều chính sách xã hội nhưng tản mát nên cần tập trung về một đầu mối và có tư tưởng để cải cách chính sách.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đề xuất bổ sung thêm đối tượng là trẻ em bị rối nhiễu tâm thần, như tự kỷ để sửa đổi Luật Người khuyết tật và có các chính sách để quan tâm, hỗ trợ các đối tượng này.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành lưu ý tới những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Trong đó, có vấn đề hiện nay, đó là chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp xã hội) của Việt Nam đã tăng, điều này có nghĩa chênh lệch giàu - nghèo giữa các nơi ngày càng xa.
Ngoài ra, đã xuất hiện đối tượng yếu thế mới trong xã hội, đó là tình trạng nhiều người lớn và trẻ em có biểu hiện rối loạn cảm xúc, trầm cảm, tự kỷ ngày càng gia tăng... nếu không quan tâm, có chính sách hỗ trợ sẽ gây lên hậu quả lớn.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm các Nghị quyết 70 của Chính phủ nhưng do mục tiêu trung hạn đề ra cao, điều kiện thực hiện, nguồn lực còn hạn chế nên phần lớn các chương trình chưa đạt được kế hoạch đề ra. Thời gian tới, các bộ ngành khi xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể rõ ràng, căn cứ vào nguồn lực thực tế để thực hiện.
"Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tổng kết các Nghị quyết 70; lập tổ công tác rà soát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan. Trong đó, phân định rõ các chính sách nào qua hệ thống chính quyền, cái nào đến thẳng người dân. Tinh thần là hỗ trợ trực tiếp đến người dân và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là đầu mối quản lý. Đối với việc thanh toán nên thuê hoặc giao cho các đơn vị chức năng làm, gắn liền với việc hình thành cơ sở dữ liệu các đối tượng này", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Lo ngại về tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng xã hội còn thấp (chỉ chiếm 25%), Phó Thủ tướng lưu ý Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường thêm nhiều hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện; sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để hoàn thiện, hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội chung.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục nắm vai trò chủ đạo trong việc huy động các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng, tăng cường thực hiện giám sát theo quy chế dân chủ cơ sở để các chính sách được triển khai công bằng, minh bạch và hiệu quả trên toàn quốc./.
Lại Hoa/VOV1
Theo VOV
Hòa Bình: Nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ nông dân Từ ngày 29 - 31.7, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023. Về dự đại hội có 209 đại biểu đại diện cho hơn 130.000 cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, Phó Chủ tịch T.Ư Hội...