Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL: Vụ đông xuân 2020 được mùa, dư lúa gạo
Về chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019 – 2020 triển khai kế hoạch vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2020 tại các tỉnh, thành Nam Bộ, đại diện nhiều địa phương kiến nghị, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ xem xét lại chủ trương này.
Ông Mai Anh Nhịn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: Giá thấp, dân ngại xuống giống
Mặc dù vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân đã có một vụ đông xuân được mùa được giá.
Để làm được điều đó chúng tôi đã xây dựng 195 đập ngăn mặn để bảo vệ diện tích lúa đông xuân.
Theo thống kê, diện tích lúa đông xuân của tỉnh Kiên Giang đạt 289.837ha, vượt 743 ha so với kế hoạch đặt ra. Đến nay, chúng tôi đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn; tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ đông xuân 2018 – 2019.
Trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, các loại giống chất lượng cao chiếm 93,65%, diện tích sử dụng giống xác nhận các cấp tương đương khoảng 76,46%.
Chúng tôi cũng đã liên kết xây dựng 34 cánh đồng lớn, có 19.000ha có sự tham gia của doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo.
Kế hoạch vụ hè thu, chúng tôi dự kiến xuống giống 284.000ha, hiện đã gieo được 58.000ha; vụ thu đông dự kiến xuống giống 72.000ha.
Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân tiếp tục xuống giống lúa trong các vụ tiếp theo, chúng tôi kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất Thủ tướng xem xét lại vấn đề tạm dừng xuất khẩu gạo.
Video đang HOT
Sau khi Thủ tướng có quyết dịnh tạm ngừng xuất khẩu gạo, chúng tôi cũng đã trao đổi với doanh nghiệp, hiện giá lúa trong dân đã giảm hơn trước 300 – 500 đồng/kg, nếu tạm dừng xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, giá thấp người dân sẽ không xuống giống vụ thu đông nữa.
Vụ đông xuân ở Long An được mùa, được giá.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An: Long An chủ yếu xuất khẩu nếp sang Trung Quốc
Dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ đông xuân 2015 – 2016 nhưng vụ đông xuân của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi, chỉ thiệt hại khoảng 4.800ha, trong đó có 890ha mất trắng, tỷ lệ thiệt hại khoảng 2,1% diện tích.
Năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018- 2019, chính vì vậy, vụ đông xuân 2019 – 2020 dù diện tích giảm hơn 4.000ha những sản lượng chung chỉ giảm 10.000 tấn. Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nong dân có lãi trên 30%.
Vụ hè thu, tỉnh Long An dự kiến xuống giống 217.640ha, hiện đã xuống giống 34.000ha vùng Đồng Tháp Mười.
Một vấn đề đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo của Chính phủ. Qua làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi được biết, tồn kho của các doanh nghiệp trên địa bàn khoảng 300.000 tấn, có 24 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Hiện, một số doanh nghiệp kiến nghị với những hợp đồng ký trước 24/3 vẫn tiếp tục cho xuất khẩu, bởi các doanh nghiệp của Long An chủ yếu xuất khẩu nếp sang Trung Quốc, nếu dừng lại sẽ thiệt hại lớn.
Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông.
Có thể tăng thêm 50.000ha lúa Thu đông
Đó là một trong những giải pháp Bộ NNPTNT đang tính đến để đáp ứng nhu cầu gạo đang cao của thế giới. Theo kế hoạch, vụ Thu đông năm 2020, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ duy trì diện tích 750.000ha.
Tuy nhiên, theo dự báo, sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu tăng 3,7 triệu tấn. Trong khi đó, dịch cúm Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khâu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ; nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có thể sẽ tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.
Thu hoạch lúa ở huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây.
"Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa Thu đông lên khoảng 800.000 ha nếu có thể. Trước mắt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ Thu đông" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.
Đối với vụ Hè thu, từ bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân, trong vụ Hè thu 2020, Bộ NNPTNT đang tập trung rà soát và điều chỉnh thời vụ gieo sạ để đảm bảo nguồn nước, an toàn cho sản xuất.
Đối với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ đạo tranh thủ gieo sạ sớm nhất có thể để tranh thủ nguồn nước và hạn chế tác động của hạn vào cuối vụ. Đối với những vùng không thể tiếp cận được nguồn nước cần chủ động cắt vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động gieo sạ sớm đối với các vùng chủ động nước, không bị tác động của hạn, mặn. Đối với diện tích bị tác động của hạn, mặn của các tỉnh ven biển (khoảng gần 300.000ha), do dự báo thời gian có mưa năm nay sẽ muộn (cuối tháng 5) nên sẽ chỉ đạo đây lùi thời vụ gieo sạ sang Hè thu muộn (hoặc Thu đông sớm) khi có đủ nguồn nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc chuyển dịch thời vụ này không chỉ đảm bảo an toàn cho sản xuất mà còn có nhiều ưu điểm tích cực như điều tiết năng lực sản xuất như máy móc, kho chứa... và giảm sức ép thị trường trong thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu rộ.
Vụ Thu đông sớm sẽ được gieo trồng trong thời điểm đủ nước, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; thời điểm thu hoạch đã hết mưa, ít bị đổ ngã và thất thoát trong thu hoạch.
Kỳ tích vụ Đông xuân
Theo mục tiêu đề ra của Bộ NNPTNT, sản lượng thóc năm 2020 là 43,5 triệu tấn, tăng khoảng 80.000 tấn so với năm 2019, đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước và xuất khâu khoảng 6,5 - 7,0 triệu tấn gạo.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, vụ lúa Đông xuân 2019 - 2020 ở các tỉnh ĐBSCL đạt thắng lợi kép, cả về giá và năng suất dù tác động của hạn mặn không hề nhỏ. Ảnh: I.T
Các tỉnh phía Nam (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào) gieo cấy 5,021 triệu ha, sản lượng 30,4 triệu tấn thóc. Các tỉnh phía Bắc (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra) gieo cấy 2,343 triệu ha, sản lượng 13,1 triệu tấn thóc.
Trong đó, riêng vụ Đông xuân - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, đến thời điểm này, diện tích đã thu hoạch là 1,12 triệu ha (đạt 72,7%), năng suất đạt 70 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ ha so với vụ Đông xuân 2018 - 2019. Toàn vùng chỉ có trên 20.000ha bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do tác động của hạn mặn.
Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc chỉ đạo chuyển dịch sớm thời vụ gieo sạ đã góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khâu trong 2 tháng đầu năm (tăng 27% về sản lượng và 32,6% về giá trị) do có sản lượng thóc để xuất khâu sớm hơn so với cùng kỳ và tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc dự báo sớm hạn mặn, từ đó điều chỉnh thời vụ gieo cấy là nguyên nhân quan trọng giúp vụ Đông xuân giành thắng lợi toàn diện.
Theo đó, đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn (tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL), Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ gieo sạ sớm hơn 10 - 30 ngày so với trung bình nhiều năm tùy theo cụ thể từng vùng để tránh hạn, mặn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, những giải pháp chỉ đạo sản xuất kịp thời, linh hoạt theo biến động của thời tiết sẽ là bài học để các địa phương triển khai hiệu quả vụ lúa Hè thu, Thu đông.
Theo Danviet
Kiên Giang tạm dừng đón khách đến từ vùng dịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo tạm dừng đón khách du lịch và các hoạt động tập trung đông người trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19. Sáng 17/3, du khách vẫn tấp nập ra vào các đảo Nam Du, đảo Phú Quốc tại bến Cảng Rạch Giá. Ảnh: Hoàng Nghiệp. Sáng 17/3, ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Andrey Shevchenko không còn tiếng nói ở UEFA
Sao thể thao
11:15:18 07/04/2025
6 cung hoàng đạo có khả năng kiếm tiền vô hạn và đây là bí quyết của họ!
Trắc nghiệm
11:15:00 07/04/2025
Thứ cất giấu sau cánh cửa tủ "bí mật" của nhà đồng nghiệp, tôi kinh ngạc thốt lên 3 chữ...
Sáng tạo
11:03:51 07/04/2025
'Megan 2.0' tung trailer với phản diện mới, mỹ nhân AI Megan chính thức gặp đối thủ xứng tầm
Phim âu mỹ
11:01:13 07/04/2025
Hàu không cần nướng mỡ hành vẫn ngon xuất sắc, thử ngay công thức này
Ẩm thực
11:00:00 07/04/2025
Cô gái kiếm bộn tiền từ việc đóng giả làm cô dâu
Lạ vui
10:36:40 07/04/2025
Trung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàng
Thế giới
10:04:03 07/04/2025
Người trẻ trải nghiệm tour miễn phí đến loạt di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Bắc Ninh
Du lịch
09:49:27 07/04/2025
Trần Phong của 'Mắt biếc' tái ngộ khán giả trong phim kinh dị mới
Hậu trường phim
09:35:40 07/04/2025
5 thức uống buổi sáng tăng cường thải độc gan
Sức khỏe
09:03:49 07/04/2025